Việt Nam có thể trở thành trung tâm trọng tài quốc tế ở khu vực

Theo đại diện Hội Luật gia Việt Nam, có nhiều cơ sở để có thể lạc quan rằng Việt Nam có thể trở thành trung tâm trọng tài quốc tế tiếp theo trong khu vực.

Ngày 15/11, Hội nghị Tòa Trọng tài thường trực Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, do Bộ Ngoại giao Việt Nam, Tòa Trọng tài thường trực (PCA) và Hội Luật quốc tế Việt Nam đồng tổ chức.

Phát biểu tại phiên thảo luận, ông Nguyễn Văn Huệ - Trưởng Ban nghiên cứu, xây dựng và phổ biến pháp luật, Hội Luật gia Việt Nam, thành viên thường trực Ban Biên tập Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Trọng tài thương mại sửa đổi, đã nêu một số đánh giá về triển vọng phát triển của phương thức trọng tài thương mại ở Việt Nam.

Theo đó, chuyên gia này cho biết, Việt Nam là điểm đến của các doanh nghiệp từ nhiều quốc gia đến đầu tư, hợp tác kinh doanh. Cụ thể, theo thống kế của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 10 tháng đầu năm 2023, đã có 108 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, hiện nay Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu với việc gia nhập WTO từ năm 2006 và hàng chục hiệp định thương mại tự do và đặc biệt là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, RCEP.

Đối với phương thức giải quyết tranh chấp trọng tài, hiện nay đây đang là xu thế phổ biến. Nhu cầu sử dụng phương thức trọng tài thương mại cũng đang được mở rộng ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Ông Nguyễn Văn Huệ, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Hội, Trưởng Ban nghiên cứu, xây dựng và phổ biến pháp luật, Hội Luật gia Việt Nam.

Đặc biệt, theo ông Huệ, nhận thức và thói quen của cộng đồng doanh nghiệp, của xã hội về trọng tài thương mại ở Việt Nam đã có nhiều thay đổi tích cực. Điều này được thúc đẩy và phản ánh rõ thông qua việc nhiều hãng luật, luật sư, trọng tài viên nước ngoài đã đến Việt Nam, trong đó nổi bật là việc Tòa trọng tài thường trực (PCA) đã chính thức mở Văn phòng đại diện tại Hà Nội (tháng 11/2022).

Sự xuất hiện của những nhân tố tích cực này chính là nguồn động lực, cú hích để Việt Nam nỗ lực phát triển thiết chế trọng tài.

Đánh giá về độ mở của hệ thống pháp luật, ông Nguyễn Văn Huệ nhìn nhận Việt Nam có chính sách cởi mở, với khả năng thích nghi cao và hiện đang chủ trương khuyến khích phát triển hoạt động trọng tài.

Hiện nay, Luật Trọng tài thương mại năm 2010 đang trong quá trình xây dựng hồ sơ đề nghị sửa đổi với mục tiêu xây dựng được thiết chế trọng tài thương mại đáp ứng được các nhu cầu phát mới mới của đất nước; từ đó giúp phương thức trọng tài thương mại hoạt động hiệu quả hơn; tiếp cận tối đa các chuẩn mực quốc tế.

“Chúng ta có cơ sở để có thể lạc quan rằng Việt Nam có thể trở thành trung tâm trọng tài quốc tế tiếp theo trong khu vực. Chúng tôi cũng rất mong muốn và sẽ nỗ lực điều này xảy ra trong tương lai gần”, ông Nguyễn Văn Huệ bày tỏ kỳ vọng .

Báo Người đưa tin

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (23/11)

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (23/11)

Đêm nay và ngày mai, do chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh lục địa có cường độ ổn định nên thời tiết các địa phương trong tỉnh mây thay đổi, không mưa, ngày trời nắng, gió Đông Nam cấp 2; đêm về sáng trời lạnh, vùng cao và núi cao trời rét đậm, có nơi có sương mù.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Vương quốc Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Vương quốc Campuchia

Chuyến thăm nhằm tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam - Campuchia đi vào giai đoạn phát triển mới trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, hợp tác hiệu quả, tôn trọng lợi ích của nhau; góp phần củng cố tin cậy chiến lược và làm sâu sắc hơn quan hệ giữa hai nước, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam với Quốc hội và Thượng viện Vương quốc Campuchia.

''Cuộc cách mạng'' tinh gọn bộ máy

''Cuộc cách mạng'' tinh gọn bộ máy

Sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt của cả hệ thống chính trị, trong đó có các cơ quan của Quốc hội.

Bài cuối: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân

Dấu ấn những đại biểu dân cử nơi “tâm lũ” Bài cuối: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân

Trong các bài viết trước, chúng tôi đã kể câu chuyện về những đại biểu hội đồng nhân dân như bà Trần Hoài Thu, ông Sùng A Siềng, bà Đặng Thị Sinh, họ đều là tấm gương hết lòng vì Nhân dân nơi “tâm lũ”. Trên hành trình thực hiện loạt phóng sự này, chúng tôi còn được gặp gỡ nhiều đại biểu dân cử trong vùng thiên tai. Câu chuyện từ thực tế đời sống, việc làm ý nghĩa của các đại biểu và tình cảm bà con dành cho họ đều khẳng định một điều: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân.

Bài 3: Cán bộ "3 cùng" nơi "rốn lũ" Nậm Tông

Dấu ấn những đại biểu dân cử nơi “ tâm lũ” Bài 3: Cán bộ "3 cùng" nơi "rốn lũ" Nậm Tông

“Nơi chốn mình từng đi về trong suốt hàng chục năm qua bỗng một ngày tan hoang. Những người dân bản thân quen giờ chỉ có thể nhìn lại trong bức ảnh chụp vào Ngày hội Đại đoàn kết một năm về trước… Xót xa, đau lòng lắm! Mình phải biến đau thương thành hành động để giúp đồng bào” là những lời tâm sự nghẹn ngào của bà Đặng Thị Sinh, Phó Chủ tịch HĐND xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà về trận lũ kinh hoàng vừa quét qua mảnh đất này.

fbytzltw