Vì sao bệnh bạch hầu có nguy cơ lan ra cộng đồng, phòng bệnh như thế nào?

Ngành y tế ghi nhận, thời gian gần đây bệnh bạch hầu xuất hiện tại các tỉnh phía Bắc và có trường hợp tử vong. Đây là bệnh nhiễm khuẩn nhiễm độc cấp tính dễ lây lan, nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh dễ lây lan, nhiều biến chứng nguy hiểm

Theo ông Nguyễn Hồng Tâm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh, bệnh bạch hầu là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc; các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra.

Vaccine phòng bệnh bạch hầu có trong chương trình tiêm chủng quốc gia, phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế tiêm đúng lịch và đủ mũi.

Bệnh bạch hầu rất dễ lây lan. Bệnh lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp, do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc người lành mang trùng và hít phải các chất tiết đường hô hấp của người bệnh bắn ra khi ho, hắt hơi; bệnh cũng có thể lây qua tiếp xúc với đồ vật bị ô nhiễm với các chất tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu.

Ông Nguyễn Hồng Tâm cho biết, ca bệnh bạch hầu gần nhất ghi nhận tại TP Hồ Chí Minh vào năm 2020, là một người từ nơi khác đến học tập và sinh sống tại thành phố. Hiện nay, TP Hồ Chí Minh chưa ghi nhận ca bệnh bạch hầu nào.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Hồng Tâm nhận định, nguy cơ lan truyền bệnh bạch hầu đến thành phố là có thể xảy ra, do thành phố có mật độ dân cư đông đúc, giao thông thuận lợi và thường xuyên đón du khách, lao động từ các tỉnh khác đến. Thế nhưng, khả năng mắc và lây lan bệnh còn phụ thuộc vào mức độ miễn dịch cộng đồng đối với bệnh bạch hầu.

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh, mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc bệnh nếu không có miễn dịch đặc hiệu hoặc nồng độ kháng thể ở dưới mức bảo vệ. Kháng thể của mẹ truyền sang con có tác dụng bảo vệ và thường sẽ hết tác dụng trước 6 tháng tuổi.

Người lớn cần tiêm nhắc vaccine có thành phần bạch hầu 10 năm/lần.

Bác sĩ chuyên khoa 1 Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, bệnh bạch hầu thuộc danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B theo Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm, có khả năng lây truyền nhanh và gây tử vong cao, buộc phải cách ly, nghiêm cấm hành vi che giấu, không khai báo.

Chia sẻ về mức độ nguy hiểm của dịch bệnh này, ông Nguyễn Hồng Tâm nói: “Bệnh bạch hầu lây lan nhanh và có khả năng tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Biến chứng nguy hiểm bệnh bạch hầu có thể dẫn đến tử vong, là do những giả mạc làm tắt đường thở hoặc biến chứng suy tim, suy đa cơ quan và biến chứng thần kinh”.

Theo bác sĩ Chính, bệnh có tỷ lệ tử vong khoảng 5 - 10% và lên đến 20% ở trẻ dưới 5 tuổi, người lớn trên 40 tuổi. Nhóm người có biến chứng thận và tim mạch, người có sức khỏe yếu, bị suy giảm miễn dịch hoặc bệnh nhân đang đặt phương tiện hỗ trợ trong cơ thể, ví dụ thay van tim nhân tạo hoặc đặt shunt ở não thất, đặt catheter ở tĩnh mạch… có nguy cơ tử vong cao hơn.

Bệnh có thể phòng ngừa, người dân không quá hoang mang

Ông Nguyễn Hồng Tâm cho biết, khác với một số bệnh truyền nhiễm khác, bệnh này đã có vaccine phòng ngừa và đã có thuốc điều trị đặc hiệu. Tỷ lệ miễn dịch cộng đồng càng cao, khả năng mắc và lây lan bệnh càng thấp. Do đó, người dân không nên quá hoang mang.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, từ khi vaccine ngừa bạch hầu - ho gà - uốn ván được đưa vào chương trình Tiêm chủng mở rộng, số ca bạch hầu tại nước ta đã giảm mạnh. Trong nhiều năm trở lại đây, bệnh quay trở lại với các ca bệnh rải rác ở các tỉnh miền Trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi, các tỉnh Tây Nguyên, gần đây là các tỉnh miền núi phía Bắc. Thế nhưng, qua điều tra dịch tễ, đây đều là các vùng có tỷ lệ tiêm chủng thấp.

Để phòng bệnh bạch hầu lây lan trong cộng đồng, bác sĩ Chính khuyến cáo tiêm chủng đầy đủ vaccine và tiêm nhắc lại theo thời gian khuyến cáo là cách phòng bệnh bạch hầu hiệu quả nhất, tỷ lệ bảo vệ đến 97%. Cơ thể chỉ cần 2 - 3 tuần sau khi tiêm đủ liều để sản sinh miễn dịch với bệnh. Hiện tại đang mùa hè, trẻ em được nghỉ hè và di chuyển nhiều nơi, phụ huynh nên dẫn trẻ đi tiêm nhắc phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván

Đặc biệt, các đối tượng phụ nữ mang thai, người từ 50 tuổi trở lên, người lớn có bệnh mạn tính ở phổi, tim mạch, thận… là các đối tượng có nguy cơ tử vong cao hơn khi mắc bạch hầu, cần rà soát lịch tiêm để bổ sung kịp thời. Với thai phụ, vaccine được tiêm trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ, ngoài bảo vệ mẹ còn giúp truyền kháng thể bảo vệ bé trong những tháng đầu đời trước khi đến tuổi tiêm chủng.

Tuy nhiên, Bộ Y tế cũng đã ra khuyến cáo, người dân không tự ý tiêm chủng vaccine chứa thành bạch hầu khi chưa có hướng dẫn, khuyến cáo cụ thể của cơ quan y tế trong vùng có dịch và theo hướng dẫn của từng loại vaccine có chứa thành phần bạch hầu. Trong trường hợp cần thiết, liên hệ với các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn về các biện pháp phòng bệnh, đảm bảo thực hiện tiêm chủng đúng đối tượng, đúng liều và đúng thời điểm cũng như an toàn, hiệu quả phòng bệnh.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh khuyến cáo, trước nguy cơ dịch bệnh bạch hầu bùng phát, việc chủ động phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng. Bên cạnh tiêm vaccine đầy đủ theo lịch, người dân cần thực hiện các biện pháp như: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Thực hiện tốt vệ sinh nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng; đảm bảo vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống sôi, bát đũa sạch sẽ; khi có dấu hiệu mắc bệnh, nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo ngay cho cơ quan y tế để được cách ly, khám, xét nghiệm và điều trị kịp thời.

Những dấu hiệu điển hình bệnh bạch hầu:

Bệnh bạch hầu có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Người bệnh bạch hầu có các dấu hiệu ban đầu như: Sốt, đau họng, khó chịu, mệt, ăn kém, da hơi xanh, sổ mũi 1 bên hoặc 2 bên có thể lẫn máu. Sau khoảng 2 đến 3 ngày, xuất hiện giả mạc ở amidan hoặc thành sau họng, hoặc mũi với đặc điểm màu trắng ngà hoặc xám, bóng, dai, dính chặt, nếu bóc ra sẽ bị chảy máu.

baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đảm bảo an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế

Đảm bảo an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành đề nghị tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế

Theo Bộ Y tế, thời gian gần đây, tại một số cơ sở khám chữa bệnh đã liên tiếp xảy ra các vụ việc hành hung nhân viên y tế. Những vụ việc này gây mất trật tự và an toàn trong bệnh viện, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình khám chữa bệnh, đe dọa tính mạng, sức khỏe, tinh thần của đội ngũ thầy thuốc và làm giảm sút động lực làm việc, tinh thần tận tụy cống hiến của nhân viên y tế.

Phát huy vai trò của điều dưỡng trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe Nhân dân

Nhân ngày Quốc tế Điều dưỡng (12/5): Phát huy vai trò của điều dưỡng trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe Nhân dân

Ngày Quốc tế Điều dưỡng (12/5) năm nay, Hội đồng Điều dưỡng quốc tế (ICN) đưa ra thông điệp: “Điều dưỡng của chúng ta, tương lai của chúng ta. Chăm sóc sức khỏe cho người điều dưỡng cũng là tăng cường hiệu quả về kinh tế”. Thông điệp nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường sức khỏe và hạnh phúc của các điều dưỡng, đồng thời kêu gọi coi trọng, bảo vệ, đầu tư cho điều dưỡng vì một tương lai bền vững cho ngành điều dưỡng và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Vẫn còn nhiều trẻ mắc sởi do cha mẹ chủ quan không tiêm vaccine

Vẫn còn nhiều trẻ mắc sởi do cha mẹ chủ quan không tiêm vaccine

Mặc dù các phương tiện truyền thông đại chúng đã dành nhiều thời lượng tuyên truyền về phòng tránh bệnh sởi, về chiến dịch tiêm vaccine sởi, nhưng vẫn có nhiều phụ huynh “quên” tiêm phòng cho con. Điều đó khó tránh khỏi nhiều bệnh nhi nhập viện với biến chứng nguy hiểm.

Lào Cai có 1 bác sỹ được tuyên dương Thầy thuốc trẻ Việt Nam triển vọng

Lào Cai có 1 bác sỹ được tuyên dương Thầy thuốc trẻ Việt Nam triển vọng

Bác sỹ Vàng Seo Sào làm việc tại Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa huyện Bắc Hà đã vinh dự được Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tuyên dương là 1 trong 10 "Thầy thuốc trẻ Việt Nam triển vọng". Đây là phần thưởng cao quý dành cho cá nhân có thành tích xuất sắc, đặc biệt trong chuyển đổi số y tế và tiên phong trong khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2023 - 2024.

Gia tăng ca bệnh sởi nặng

Gia tăng ca bệnh sởi nặng

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh, từ tháng 7/2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 4.500 ca mắc sởi tại 9/9 huyện, thị xã, thành phố. Đặc biệt, trong những tháng gần đây, số ca mắc sởi gia tăng và nhiều ca diễn biến nặng.

Rút ngắn khoảng cách giữa nhu cầu điều trị và chi trả BHYT

Rút ngắn khoảng cách giữa nhu cầu điều trị và chi trả BHYT

Hiện nay, sự hỗ trợ chi trả từ BHYT còn eo hẹp khiến bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo vẫn chưa được khám bệnh với chất lượng dịch vụ cao hơn; chưa được ứng dụng nhiều máy móc thiết bị hiện đại cho chẩn đoán bệnh sớm và chuyên sâu, phát hiện bệnh sớm ở giai đoạn đầu…

 Địa chỉ tin cậy của người bệnh

Địa chỉ tin cậy của người bệnh

Những năm gần đây, số ca mắc các bệnh lý về vận động, thần kinh, cơ xương khớp trên địa bàn tỉnh Lào Cai có xu hướng gia tăng, không chỉ người cao tuổi mà còn xuất hiện ngày càng nhiều ở nhóm tuổi trẻ hơn. Đáng chú ý, các rối loạn phát triển như phổ tự kỷ, chậm nói, chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em cũng trở nên phổ biến hơn.

fb yt zl tw