Văn Bàn căn cứ tình hình để công bố dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn theo quy định

Đó là một trong những chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản số 3780/UBND-NLN ngày 16/7/2024 về việc triển khai, thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 14/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ.

Trong thời gian vừa qua, trên địa bàn tỉnh, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại một số địa phương. Đặc biệt, ngày 11/7/2024, trên địa bàn huyện Văn Bàn xảy ra 1 ổ dịch, buộc phải tiêu hủy 65 con lợn mắc bệnh, chết và cùng ô chuồng, khối lượng tiêu hủy 2.110 kg.

sau-khi-tiem-vac-xin-phong-benh-dich-ta-lon-chau-phi-lon-cua-gia-dinh-chi-phuong-phat-trien-khoe-manh-5635.jpg
Cán bộ thú y hướng dẫn người dân biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.

Trước nguy cơ dịch bệnh có thể phát sinh và lây lan ra các địa phương khác trên địa bàn tỉnh, đồng thời thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 14/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố:

Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn cấp huyện, chính quyền cấp xã thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi; chủ động giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, bảo đảm phát hiện sớm, cảnh báo và chỉ đạo xử lý kịp thời, triệt để các ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan diện rộng.

Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường phối hợp lực lượng công an, thú y và UBND cấp xã tăng cường kiểm soát, phát hiện, kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn bệnh, không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa qua kiểm dịch trên thị trường nhằm ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi và các dịch bệnh động vật khác.

Rà soát, thống kê cụ thể, chính xác tổng đàn lợn và số lượng đàn lợn đã được tiêm vắc-xin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người chăn nuôi lợn đầu tư kinh phí mua vắc-xin dịch tả lợn châu Phi tiêm phòng cho đàn lợn; chủ động sử dụng nguồn kinh phí dự phòng cấp huyện, cấp xã hoặc các nguồn kinh phí hợp pháp khác mua vắc-xin để tiêm phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn.

Tăng cường thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức về tính chất nguy hiểm của bệnh dịch tả lợn châu Phi; tác động ảnh hưởng đến sản xuất chăn nuôi lợn; nguy cơ dịch bệnh tái phát, lây lan, các biện pháp phòng dịch bệnh và sử dụng vắc-xin dịch tả lợn châu Phi cho đàn lợn thịt theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp vệ sinh, sát trùng khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh có nguy cơ cao; đẩy mạnh chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh.

UBND huyện Văn Bàn căn cứ tình hình dịch bệnh thực hiện công bố dịch trên địa bàn theo quy định; huy động các nguồn lực của địa phương để tổ chức xử lý dứt điểm ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới. Trong đó tập trung thực hiện xử lý tiêu hủy lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh, lợn chết theo đúng quy định, khử trùng tiêu độc triệt để, nhanh chóng dập tắt ổ, không để dịch lây lan, kéo dài; thành lập các chốt kiểm soát tạm thời, tổ kiểm soát cơ động để kiểm soát chặt chẽ việc giết mổ, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn ra, vào địa bàn huyện; thực hiện báo cáo tình hình dịch bệnh theo quy định; xem xét xử lý trách nhiệm người đứng đầu nếu chủ quan, lơ là trong lãnh đạo, chỉ đạo để dịch bệnh bùng phát, lây lan trên địa bàn quản lý; xử lý hộ tự ý mua lợn giống (không qua kiểm dịch) nhiễm bệnh làm phát sinh bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn xã Thẳm Dương.

Các sở, ban, ngành tăng cường chỉ đạo, thực hiện các văn bản của UBND tỉnh về việc thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi (Văn bản số 2956/UBND-NLN ngày 5/6/2024; Văn bản số 3208/UBND-NLN ngày 18/6/2024), đồng thời có những chỉ đạo, biện pháp quyết liệt để tập trung thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch tả lợn châu Phi.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Ngày hè, nắng như rót mật xuống những thửa ruộng ở thung lũng Nghĩa Đô, cũng là lúc những sợi rơm vàng óng phơi mình trên bãi đất sau mùa gặt. Ở Nghĩa Đô, rơm không còn là phế phẩm nông nghiệp chỉ dùng để đun nấu hay lót chuồng trại chăn nuôi gia súc. Rơm đang “sống lại” trong những đôi tay tài hoa của phụ nữ bản người Tày, bản người Dao bên bếp lửa, dưới mái nhà sàn; hay góc sân nhỏ của những ngày nông nhàn sau mùa gặt, trong những câu chuyện đời thường đẹp như thơ…

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không phân bón hóa học, mô hình trồng rau hữu cơ do Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bát Xát triển khai bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực. Từ mô hình điểm với cây rau bí, huyện đang từng bước mở rộng sang nhiều loại rau màu khác, hình thành vùng sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn.

Triển vọng phát triển kinh tế từ cây chè dây

Triển vọng phát triển kinh tế từ cây chè dây

Từng là cây mọc tự nhiên trong rừng, nay chè dây đã được người dân xã Nậm Pung (Bát Xát) đưa về trồng tại vườn nhà, bước đầu mang lại thu nhập ổn định. Nhờ sự hỗ trợ giống, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm từ doanh nghiệp, cây chè dây đang mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho xã vùng cao này.

Chung tay thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn

Chung tay thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn

Thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới, nhiều địa phương đã huy động sự tham gia tích cực của người dân, qua đó từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống và giúp các địa phương giữ vững tiêu chí môi trường.

Cuộc cách mạng nông nghiệp ở Trạm Tấu

Cuộc cách mạng nông nghiệp ở Trạm Tấu

Nằm trong số 74 huyện nghèo của cả nước, Trạm Tấu từ lâu đã quen với những định danh như "vùng cao đặc biệt khó khăn". Thế nhưng, một cuộc cách mạng thầm lặng đang diễn ra trên những sườn núi, không phải bằng những dự án hoành tráng, mà bắt nguồn từ chính mảnh đất, từ việc đánh thức giá trị của những cây trồng bản địa.

Biến đất cằn thành vườn cây bạc tỷ

Biến đất cằn thành vườn cây bạc tỷ

Trên những mảnh nương, đồi trồng ngô, lúa bạc màu một thời, anh Lý Phụ Chìu ở thôn Tả Chải, xã Tả Phìn (thị xã Sa Pa) đã tìm ra hướng đi mới, phủ xanh đất cằn bằng mô hình trồng cây cảnh đem lại hiệu quả cao. Không chỉ là người tiên phong, anh còn truyền cảm hứng thay đổi tư duy phát triển kinh tế ở thôn.

fb yt zl tw