Vaccine AstraZeneca gây đông máu: Người dân không nên hoang mang đi làm xét nghiệm đông máu

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Quang Thái nhấn mạnh, người dân không phải lo ngại gì về tình trạng giảm tiểu cầu huyết khối (cục máu đông) nếu đã trải qua 21 ngày sau tiêm vaccine AstraZeneca. Nếu người dân quá hoang mang đi xét nghiệm, có thể gặp tình trạng cục máu đông do bệnh lý khác dẫn đến sự lo ngại không cần thiết.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Hãng dược phẩm AstraZeneca ngày 7/5 thông báo hãng bắt đầu thu hồi vaccine ngừa Covid-19 trên toàn thế giới vì hiện nay "dư thừa các loại vaccine hiệu chỉnh sẵn có" đối với dịch bệnh này. Vaccine AstraZeneca phòng Covid-19 đang bị cáo buộc gây ra tác dụng hiếm gặp có khả năng dẫn đến tình trạng huyết khối kèm theo hội chứng giảm tiểu cầu, gây ra sự lo lắng cho người dân.

Vaccine ngừa Covid-19 của AstraZeneca.

Vaccine ngừa Covid-19 của AstraZeneca.

Chia sẻ về vấn đề này, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng miền bắc, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Bộ Y tế cho biết, trước khi triển khai vaccine Covid-19, tình trạng giảm tiểu cầu huyết khối (cục máu đông) không phải là điều mới vì đây là chứng bệnh gặp ở nhiều bệnh lý khác nhau như: nhiễm trùng, di truyền, người nằm lâu...

Theo ghi nhận của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khi triển khai tiêm vaccine Covid-19, thế giới ghi nhận tình trạng giảm tiểu cầu huyết khối tăng lên. Đến tháng 4/2021, WHO đưa ra khuyến cáo hiện tượng cục máu đông sau khi tiêm vaccine AstraZeneca là hiện tượng đã được khẳng định và có thể liên quan đến vaccine.

Tuy nhiên, tại thời điểm đó, tỷ lệ người có hiện tượng cục máu đông sau tiêm hiếm và lợi ích tiêm vaccine cao hơn so với nguy cơ. Nếu phát hiện sớm và kịp thời thì người gặp tình trạng này cứu được. Cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ, WHO vẫn khuyến cáo người dân nên tiêm chủng vaccine AstraZeneca.

Về phản ứng phụ tại châu Âu, ông Thái cho biết, từ năm 2019 về trước, ở cộng đồng người châu Âu, tỷ lệ người bệnh tự nhiên có cục máu đông dao động từ 10-30/1 triệu dân, tùy vào quốc gia. Với tỷ lệ như vậy, việc người dân gặp cục máu đông không phải là trường hợp quá hiếm (có thể do tuổi cao, nằm quá lâu ở vị trí, hoặc nhiễm trùng, có đặc điểm về gene nhất định...).

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Quang Thái.

Trong khi đó, tại châu Á hoặc Nam Mỹ, tỷ lệ giảm tiểu cầu huyết khối vô cùng thấp so với châu Âu, ghi nhận khoảng 0,2/1 triệu liều, cứ 10 triệu trường hợp tiêm chủng mới gặp 2 trường hợp mắc cục máu đông. Quan trọng hơn nữa, sau 21 ngày không còn phát hiện tình trạng cục máu đông. Người nào đã tiêm qua 21 ngày không có hiện tượng này hoàn toàn yên tâm. Đó là cơ sở cho thấy, việc triển khai tiêm vaccine tại Việt Nam rất an toàn.

WHO đã đưa ra phác đồ điều trị hội chứng giảm tiểu cầu huyết khối và Bộ Y tế cũng ngay lập tức cập nhật phác đồ, xử trí được ngay các trường hợp không may bị giảm tiểu cầu huyết khối liên quan vaccine.

Tại Việt Nam, qua hệ thống giám sát phản ứng sau tiêm, chúng ta có ghi nhận trường hợp bị giảm tiểu cầu huyết khối, trong đó có trường hợp được chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai xử lý.

Theo chuyên gia này, dù Việt Nam đi sau, tiếp cận vaccine muộn, nhưng chúng ta lại có ưu thế tận dụng kinh nghiệm từ quốc gia khác đã gặp sự cố. Chúng ta cũng có phác đồ phòng, chống huyết khối giảm tiểu cầu và phác đồ này đơn giản, tuyến xã có thể cấp cứu được.

"Trong quá trình triển khai tại Việt Nam, tỷ lệ xuất hiện hội chứng huyết khối giảm tiểu cầu còn thấp hơn so với tỷ lệ ghi nhận của của thế giới là dưới 0,2/1 triệu liều, tức là tiêm cho khoảng 10 triệu trường hợp, có chưa đến 2 người tại Việt Nam gặp tình trạng này. Và tất cả các trường hợp bị huyết khối giảm tiểu cầu đều được xử lý rất tốt", ông Thái cho hay.

Một nghiên cứu 2 năm sau khi triển khai tiêm vaccine ở thế giới cho thấy, với người có tiền sử bị cục máu đông và người không có tiền sử cục máu đông, sau 21 ngày, không thấy có trường hợp nào xuất hiện tình trạng bệnh lý này.

"Đó là cơ sở khoa học để chúng ta tự tin nói rằng, những người nào đã hoàn thành chiến dịch tiêm vaccine an toàn, hiệu quả đều an toàn. Suốt từ tháng 7/2023 đến nay, Việt Nam không tiêm vaccine AstraZeneca, thời gian quá dài so với thời gian chúng ta lo ngại, nên người dân hoàn toàn yên tâm không phải băn khoăn về cục máu đông", ông Thái nói.

Về vấn đề người dân lo lắng muốn đi xét nghiệm, ông Thái cho rằng, người dân không cần phải băn khoăn gây ra những lo lắng không cần thiết.

AstraZeneca là vaccine phòng Covid-19 đầu tiên được phê duyệt nhập khẩu có điều kiện vào Việt Nam từ tháng 2/2021. Đây là vaccine do Công ty dược AstraZeneca phối hợp với Đại học Oxford (Anh) nghiên cứu, phát triển.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, kể từ tháng 7/2023, Việt Nam đã sử dụng hết loại vaccine này, nên hiện tại không còn rủi ro phát triển huyết khối kèm theo hội chứng giảm tiểu cầu sau khi tiêm vaccine AstraZeneca. Do vậy đối với những người đã tiêm vaccine này, không cần thực hiện xét nghiệm D-dimer hay bất kỳ xét nghiệm đông máu do không còn nguy cơ gây huyết khối và giảm tiểu cầu ở những người đã tiêm vaccine AstraZeneca từ gần 1 năm trước.

"Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần liên tục cập nhật thông tin từ các nguồn đáng tin cậy và chính thức để có cái nhìn đầy đủ hơn về các biện pháp phòng, chống dịch và hiểu rõ lợi ích của việc tiêm chủng", ông Phu cho hay.

Nhắc lại thời điểm 3 năm về trước, Phó Giáo sư Phạm Quang Thái bày tỏ, ở giai đoạn đầu chống dịch Covid-19, động lực của virus rất cao, quá tải hệ thống y tế dẫn tới người dân không phải tử vong do Covid-19 mà do bệnh lý nền của họ hoặc bệnh khác mà y tế không thể kịp thời cứu chữa.

Do đó, giá trị vaccine mang lại không thể đo đếm được, không chỉ đơn giản là cứu người cụ thể được tiêm vaccine Covid-19 mà còn cứu hệ thống y tế trong việc giảm vấn đề quá tải liên quan đến bệnh lý của Covid-19.

Tại Việt Nam, vaccine AstraZeneca đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng có điều kiện từ ngày 1/2/2021 để đáp ứng nhu cầu cấp bách trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Đây là loại vaccine Covid-19 đầu tiên được Việt Nam nhập khẩu và triển khai tiêm chủng. Tính đến nay, Việt Nam đã triển khai tiêm hơn 266 triệu liều vaccine phòng Covid-19 cho người dân từ 5 tuổi trở lên, trong đó có 70 triệu liều vaccine AstraZeneca đã được sử dụng cho các mũi tiêm đầu tiên và các mũi nhắc lại cho người từ 18 tuổi trở lên.

nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hệ thống chụp cắt lớp vi tính hiện đại nhất giảm liều xạ, an toàn với trẻ em

Hệ thống chụp cắt lớp vi tính hiện đại nhất giảm liều xạ, an toàn với trẻ em

Hệ thống chụp cắt lớp vi tính (CT) 1975 lát cắt thế hệ mới có số lượng lát cắt lớn nhất trên thế giới (1975 lát cắt), ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cao nhất thế giới vừa được bàn giao về Việt Nam, giúp phát hiện các tổn thương nhỏ chỉ 0,23mm. Đặc biệt, hệ thống này giảm liều xạ và rất an toàn với trẻ em. 

Lào Cai: Ghi nhận 2 ca dương tính với ho gà

Lào Cai: Ghi nhận 2 ca dương tính với ho gà

Theo báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Lào Cai, trong tháng 5, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 2 bệnh nhi mắc ho gà. Cả 2 ca bệnh nhập viện trong tình trạng nguy kịch, phải thở máy, điều trị kháng sinh liều cao.

Nét đẹp người điều dưỡng

Ngày Quốc tế điều dưỡng 12/5: Nét đẹp người điều dưỡng

Tại các đơn vị y tế, đội ngũ điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên có vai trò rất quan trọng. Họ không chỉ thực hiện y lệnh của bác sĩ mà còn trực tiếp chăm sóc toàn diện cho người bệnh. Tận mắt chứng kiến một ngày làm việc của các điều dưỡng viên, tôi mới thấy hết những tâm huyết của đội ngũ này. 

Nối nghiệp lương y

Nối nghiệp lương y

Bác sỹ Đỗ Xuân Hoàng, Phó Trưởng Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh, quê ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Xuất thân trong gia đình có truyền thống là lương y, mùi hương của thuốc nam, thuốc bắc đã trở nên quen thuộc từ những năm tháng tuổi thơ, thấm vào lòng, hun đúc trong anh tình yêu với từng vị thuốc, bài thuốc y học cổ truyền.

Đầu tư vào công tác điều dưỡng để mang lại lợi ích kinh tế-xã hội

Đầu tư vào công tác điều dưỡng để mang lại lợi ích kinh tế-xã hội

Những người làm công tác điều dưỡng ngày càng đóng vai trò quan trọng nhưng vẫn chưa được xã hội nhìn nhận đầy đủ về sứ mệnh nghề nghiệp cũng như vai trò trong cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Hưởng ứng Ngày Quốc tế Ðiều dưỡng (12/5) năm 2024, Hội đồng Ðiều dưỡng Thế giới đưa ra thông điệp hành động: "Ðiều dưỡng của chúng ta. Tương lai của chúng ta. Hiệu quả kinh tế của chăm sóc điều dưỡng".

Triển khai nhiều hoạt động nhằm ngăn ngừa và xử lý các vụ ngộ độc thực phẩm

Triển khai nhiều hoạt động nhằm ngăn ngừa và xử lý các vụ ngộ độc thực phẩm

Vừa qua, trên cả nước xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm đông người mắc, đặc biệt là vụ ngộ độc xảy ra tại quán cơm gà, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa vào ngày 11/3/2024 làm 369 người mắc; vụ ngộ độc bánh mỳ tại thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai ngày 30/4/2024 với trên 500 người mắc phải nhập viện điều trị, trong đó, nhiều trường hợp nặng, gây tâm lý hoang mang, lo ngại trong Nhân dân.

Đẩy mạnh tuyên truyền phòng nguy cơ mắc thiếu máu huyết tán

Đẩy mạnh tuyên truyền phòng nguy cơ mắc thiếu máu huyết tán

Thiếu máu huyết tán (còn gọi là Thalassemia, tan máu bẩm sinh) là căn bệnh di truyền lặn nguy hiểm gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và chất lượng giống nòi. Tại Việt Nam hiện có khoảng 13 triệu người mang gen bệnh tan máu bẩm sinh, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm từ 20% - 40%.

fb yt zl tw