Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Ươm mầm hy vọng

Ươm mầm hy vọng

Gió lạnh từ đại ngàn hanh hao thổi, làm khô cứng mảnh đất cằn. Trên mảnh đất Tả Gia Khâu (Mường Khương) chênh vênh núi đá đang oằn mình trong biến đổi khí hậu và sa mạc hóa, người dân đang viết một câu chuyện khác, một câu chuyện về hy vọng, về những mầm xanh đang “bén duyên” nhờ sự kiên trì và quyết tâm không chịu khuất phục của con người nơi đây.

6.png

- chị Giàng Thị Mỷ, thôn Pạc Tà vừa cẩn thận bóc vỏ bầu chè đặt xuống rạch rồi lấp đất, lèn chặt theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông xã, vừa chia sẻ về hy vọng của mình.

Lời nói của chị Mỷ không chỉ là suy nghĩ của riêng chị, mà là của rất nhiều người dân xã nghèo Tả Gia Khâu trong ba năm qua, khi họ đối diện với sự thay đổi lớn lao trong cách nghĩ và cách làm. Truyền thống canh tác lâu đời ở đây là trồng ngô - một cây trồng quen thuộc, dễ trồng nhưng lại không thể mang lại sự ổn định khi phải đối mặt với khí hậu khô hạn.

Thế nhưng, với sự hỗ trợ từ các chương trình khuyến nông, những người dân như chị Mỷ đã dám thử sức với một giống cây mới: cây chè, một loài cây có khả năng chịu hạn, sinh trưởng tốt ngay cả trong điều kiện khắc nghiệt.

Ắt hẳn, trong tâm trí của những nông dân ấy đã có một “cuộc chiến” về sự chọn lựa, giữa việc kiên nhẫn với từng vụ ngô để có thêm lương thực hay đặt niềm tin vào một cây trồng mới. Những người trẻ như chị Mỷ can đảm hơn nên mạnh dạn đăng ký chuyển đổi. Được hỗ trợ cây giống, vợ chồng chị Mỷ cùng nhau lên nương đào rạch, cẩn thận trồng từng gốc chè như ươm mầm cho chính hy vọng đổi thay của cuộc đời mình.

Tuy nhiên, tập quán canh tác cũ đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân bao đời nay nên không phải ai cũng dễ dàng từ bỏ cây ngô để thử nghiệm với cây chè, do vậy vẫn còn sự phân vân, hoài nghi về hiệu quả lâu dài của cây trồng mới này.

Ông Hoàng Chín Sáng, thôn Pạc Tà chia sẻ: Ban đầu, khi nghe cán bộ vận động trồng chè, nhiều hộ dân còn băn khoăn vì sợ mất mùa, sợ đầu tư rồi không thu hoạch được gì. Qua những ví dụ về các mô hình trồng chè cho thu nhập cao và ổn định được cán bộ xã giới thiệu tại các buổi tuyên truyền đã giúp chúng tôi có thêm quyết tâm chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Người dân ở các xã vùng thấp trồng được, họ thoát nghèo lâu rồi, kinh tế tốt lắm. Họ làm được, chúng tôi cũng phải làm được.

Tả Gia Khâu là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao lên đến hơn 40%. Nơi đây, khí hậu khắc nghiệt đã đeo bám bao đời, khiến cho người dân cứ mãi luẩn quẩn với cái nghèo. Những năm qua, cây ngô - cây trồng chính của bà con - đã không còn là lựa chọn hiệu quả. Thất bát do hạn hán triền miên khiến nhiều hộ gia đình rơi vào cảnh kiệt quệ. Nhưng thay vì ngồi yên chờ đợi, người dân Tả Gia Khâu đã quyết định thay đổi. Và cây chè, loài cây chưa bao giờ được trồng ở vùng cao này, đang dần thay thế cây ngô, mở ra hy vọng về một cuộc sống tươi sáng hơn.

Đồng chí Hoàng Sảo Chấn, Phó Bí thư Đảng ủy xã Tả Gia Khâu đã thấm thía nỗi vất vả của người dân nơi đây, đặc biệt là trong những năm tháng thiếu nước. Chia sẻ về cuộc sống của người dân Tả Gia Khâu, đồng chí nói:

7-9905.jpg

Thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, xã Tả Gia Khâu định hướng cho bà con phát triển cây chè và kinh tế rừng. Thay vì chấp nhận sự thất bại từ những cây nông nghiệp ngắn ngày và nhiều rủi ro, người dân Tả Gia Khâu đang có những quyết định lớn để mong đợi một cuộc chuyển mình.

Đồng chí Hoàng Sảo Chấn sinh ra và lớn lên đã gắn bó với mảnh đất cằn, với những vách núi dựng đứng, mỗi năm đều đặn một mùa hạn nặng nên hiểu về Tả Gia Khâu như hiểu “đôi tay mình”. Trong trí nhớ của đồng chí Phó Bí thư Đảng ủy xã, cách đây chục năm, thời điểm cuối đông, đầu xuân, khi ra đường bà con phải đi ủng để tránh ngã do đường mưa trơn trượt nhưng những năm gần đây, tháng 12 rồi mà trời vẫn khô.

8-960.jpg

Những năm qua, chính quyền xã Tả Gia Khâu đã tích cực tuyên truyền và hướng dẫn người dân về cách trồng chè, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất và trồng rừng để sinh thủy. Mặc dù chè là cây trồng mới lạ với bà con, nhưng khả năng chịu hạn và sinh trưởng nhanh đã giúp nhiều người dân dần cảm nhận được sự khả thi của mô hình này. Bây giờ, trên những nương đồi cằn cỗi, những mảnh đất mà trước đây chỉ trồng ngô, người dân đã trồng chè, trồng rừng và nuôi hy vọng một cuộc sống đổi thay.

Những vạt chè non, những đồi cây còn nhỏ chưa thể cho thu hoạch nhưng lại chứa đựng hy vọng lớn lao. Bà con không còn nhìn chè như một cây trồng xa lạ, mà coi đó là cơ hội để thoát khỏi đói nghèo, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường và xây dựng tương lai cho con em mình.

Gia đình anh Lý Chín Diu ở thôn Pạc Tà là một trong những hộ dân đầu tiên của xã Tả Gia Khâu mạnh dạn chuyển diện tích đất trồng ngô kém hiệu quả sang trồng chè, trồng rừng (từ cuối năm 2021). Đến năm nay, cây chè bắt đầu cho thu búp, gia đình anh Diu bán được... 1 triệu đồng.

Rừng lát anh Diu trồng cũng đang phát triển tốt. Anh Diu hiện là Phó Chủ tịch UBND xã nhưng ngoài giờ làm việc, bà con lại thấy anh tất bật trên nương để chăm sóc cho những cây chè của gia đình.

Dù mới chỉ là những bước đi đầu tiên, nhưng những vạt chè non, những đồi cây còn nhỏ đang nở mầm trên đất Tả Gia Khâu đã mang lại niềm hy vọng mới. Đến nay, toàn xã đã có 108 ha chè đang trong giai đoạn kiến thiết cơ bản và 30 ha rừng trồng.

Mặc dù chưa thể thu hoạch đại trà, nhưng những cây chè, rừng lát và quế đang chậm rãi vươn lên, kiên trì vượt qua nắng hạn, cho thấy sự sống mạnh mẽ của những cây trồng mới, đúng như những gì người dân đã đặt niềm tin.

Tả Gia Khâu là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng của hiện tượng “sa mạc hóa”. Do đặc thù của vị trí địa lí, khí hậu, địa hình mà mực nước ngầm hạ thấp, lượng mưa trung bình năm rất thấp so với những nơi khác nên việc lựa chọn được cây trồng có thể thích ứng không phải dễ dàng. Những cây chè, lát, sa mộc, quế... đã trải qua được 3 mùa hạn đang gieo mầm hy vọng cho người dân nơi này về mảnh đất cằn khô đang thay đổi.

Câu chuyện của Tả Gia Khâu là minh chứng cho thấy, khi con người không chịu khuất phục trước khó khăn, khi họ dám mơ ước và hành động để thay đổi, thì ngay cả mảnh đất cằn cỗi cũng có thể trở thành vùng đất đầy hy vọng, xanh tươi và tràn đầy sức sống.

10.png

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Văn Bàn phát động thi đua xây dựng nông thôn mới và thực hiện Nghị quyết 10 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Văn Bàn phát động thi đua xây dựng nông thôn mới và thực hiện Nghị quyết 10 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Sáng 19/2, tại xã Dần Thàng, huyện Văn Bàn tổ chức lễ phát động phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới” năm 2025 và phong trào thi đua “Thực hiện Nghị quyết số của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

Hiệu quả sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Hiệu quả sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Triển khai Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa, nhận thức, tư duy của Người dân về sản xuất nông nghiệp thay đổi tích cực. Người dân đã mạnh dạn chuyển đổi mô hình sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất tập trung, quy mô lớn với tiêu chuẩn chất lượng cao. Phát triển nông nghiệp hàng hóa của tỉnh đến năm 2025 đã hoàn thành và vượt một số mục tiêu đề ra, như diện tích chè, quế, dược liệu, chuyển đổi đất trồng kém hiệu quả sang sản xuất cây, con chủ lực; xây dựng sản phẩm OCOP 3 - 5 sao.

Sở Giao thông vận tải tiếp tục tiếp nhận hồ sơ cấp đổi, giấy phép lái xe

Sở Giao thông vận tải tiếp tục tiếp nhận hồ sơ cấp đổi, giấy phép lái xe

Sở Giao thông vận tải Lào Cai cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Cục Đường bộ Việt Nam, từ 13 giờ 30 phút ngày 19/2/2025, Sở tiếp tục tiếp nhận hồ sơ cấp đổi, cấp lại Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ các loại, bao gồm cả hình thức tiếp nhận trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh, các điểm tiếp nhận của Bưu điện tỉnh và trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Những ngôi làng bước ra từ tranh vẽ

Những ngôi làng bước ra từ tranh vẽ

Bản làng tươi đẹp với những căn nhà mới mang đậm truyền thống văn hóa bản địa ở Làng Nủ, Nậm Tông - nơi an cư cho đồng bào vùng lũ không chỉ minh chứng cho sự yêu thương đùm bọc của đồng bào cả nước với người dân nơi đây mà còn ghi dấu ấn của đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư, những người thổi hồn cho những ngôi làng bước ra từ tranh vẽ.

Sửa chữa hư hỏng mặt đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai từ cuối tháng 2

Sửa chữa hư hỏng mặt đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai từ cuối tháng 2

Ngày 18/2, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết, đơn vị đã hoàn tất việc ký kết lựa chọn nhà thầu, khẩn trương huy động triển khai thực hiện các gói thầu sửa chữa hư hỏng mặt đường và hệ thống an toàn giao thông tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

fb yt zl tw