UAE nổi lên là điểm đến hấp dẫn nhất cho giới triệu phú trong năm 2024

Với mức thuế thu nhập bằng 0, cùng với lối sống xa hoa và chương trình thị thực vàng, Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) dự kiến sẽ thu hút 6.700 triệu phú mới chỉ trong năm nay.

Theo báo cáo của công ty quản lý tài sản Henley Private Wealth Management về xu hướng di cư của giới triệu phú năm 2024, Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đã nổi lên là điểm đến hàng đầu thu hút nhiều triệu phú nhất trong năm 2024.

Với mức thuế thu nhập bằng 0, cùng với lối sống xa hoa và chương trình thị thực vàng, UAE dự kiến sẽ thu hút 6.700 triệu phú mới chỉ trong năm nay.

Trong khi số người Nga chuyển đến UAE giảm gần đây, nhưng điều này đã được bù đắp một phần bởi dòng người nhập cư ngày càng tăng từ châu Âu và Vương quốc Anh. Báo cáo của Henley tiết lộ, số lượng triệu phú sống ở Dubai, thành phố lớn nhất của UAE, đã tăng 78% trong thập niên qua.

Báo cáo của Henley xếp Mỹ và Singapore lần lượt đứng thứ hai và thứ ba, mặc dù thấp hơn nhiều so với UAE, song dự kiến sẽ thu hút ròng lần lượt 3.800 triệu phú và 3.500 triệu phú trong năm nay.

Một số quốc gia châu Âu cũng xuất hiện trong bảng xếp hạng top 10. Thứ hạng lần lượt thuộc về Italy vị trí thứ sáu, tiếp theo là: Thụy Sĩ, Hy Lạp và Bồ Đào Nha.

Ông Dominic Volek, Giám đốc Khách hàng cá nhân của Henley & Partners, cho biết ước tính có 128.000 triệu phú sẽ di cư trên toàn thế giới trong năm nay, vượt qua kỷ lục trước đó là 120.000 triệu phú được ghi nhận trong năm 2023.

UAE dự kiến sẽ thu hút 6.700 triệu phú mới chỉ trong năm nay.

UAE dự kiến sẽ thu hút 6.700 triệu phú mới chỉ trong năm nay.

Báo cáo của Henley cho thấy, Trung Quốc sẽ là nước mất nhiều triệu phú nhất trong năm 2024, với lượng di cư ròng là 15.200 người.

Các điểm đến phổ biến cho những triệu phú rời khỏi Trung Quốc gồm có: Singapore, Mỹ và Canada, trong đó Nhật Bản là một điểm đến mới đáng chú ý. Tiếp theo trong bảng xếp hạng “rời đi” có Vương quốc Anh.

Nước này dự kiến sẽ chứng kiến làn sóng di cư của 9.500 triệu phú, cao hơn gấp hơn hai lần tổng số người rời đi vào năm 2023.

Anh, và đặc biệt là London, trước đây từng là nam châm thu hút các gia đình giàu có đến từ lục địa châu Âu, châu Phi, châu Á và Trung Đông.

Tuy nhiên, xu hướng này bắt đầu thay đổi trong giai đoạn đầy biến động về chính trị kéo dài sáu năm sau Brexit, thời điểm Anh mất tổng cộng 16.500 triệu phú.

Theo sau Anh trong bảng xếp hạng của Henley là Ấn Độ, với dự báo dòng triệu phú di dời trong năm nay là 4.300 người, thấp hơn so với tổng số 5.100 người của năm 2023. Các quốc gia khác trong danh sách bao gồm Brazil, Nam Phi và Nigeria.

Theo Henley, những triệu phú rời khỏi các quốc gia này thường để tìm kiếm cơ sở hạ tầng tốt hơn, chẳng hạn như dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục.

Các yếu tố hấp dẫn khác bao gồm cơ hội làm việc và kinh doanh, cũng như các yếu tố như khí hậu và quy định về hưu trí.

Việc di cư của giới triệu phú có thể ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô của một quốc gia vì nó có thể dẫn đến việc giảm thuế thu nhập, do đó hạn chế ngân sách của chính phủ.

Thêm vào đó, một tỷ lệ đáng kể những người có giá trị tài sản ròng cao là các doanh nhân, điều này có nghĩa rằng sự hiện diện của họ có thể thúc đẩy các quốc gia về mặt đổi mới, dịch vụ và tạo việc làm.

Ông Dominic Volek cho biết bằng cách thu hút cư dân giàu có và vốn của họ, các ngành then chốt như bất động sản, năng lượng tái tạo, công nghệ và du lịch có xu hướng phát triển mạnh. Việc đầu tư dồi dào và sự tham gia của những cá nhân có kỹ năng có thể đóng góp đáng kể vào quá trình chuyển đổi kinh tế của khu vực.

Mặc dù vậy, mật độ triệu phú cao có thể đẩy chi phí sinh hoạt nói chung lên cao, điều này có nghĩa là những người có thu nhập thấp buộc phải rời khỏi một số khu vực nhất định.

nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khó khăn lớn của Mỹ trong chấm dứt cuộc chiến Gaza sau cái chết của thủ lĩnh Hamas

Khó khăn lớn của Mỹ trong chấm dứt cuộc chiến Gaza sau cái chết của thủ lĩnh Hamas

Tổng thống Joe Biden có thể sẽ sử dụng vụ Israel tiêu diệt thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar để gây áp lực lên Thủ tướng Benjamin Netanyahu nhằm kết thúc cuộc chiến tại Gaza. Tuy nhiên, trong những tháng cuối nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Mỹ có thể thiếu sức mạnh để buộc nhà lãnh đạo Israel phải tuân theo ý muốn của mình.

Indonesia kỳ vọng đạt mức tăng trưởng kinh tế 8% dưới thời Tổng thống Subianto

Indonesia kỳ vọng đạt mức tăng trưởng kinh tế 8% dưới thời Tổng thống Subianto

Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto sẽ nhậm chức vào ngày 20/10 tới, thổi làn gió mới cho nền chính trị quốc gia Vạn đảo sau 10 năm cầm quyền của nhà lãnh đạo Joko Widodo. Với chiến thắng lớn trong cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 2 vừa qua và thế đa số trong quốc hội, người dân Indonesia đang kỳ vọng Tân Tổng thống sẽ giúp nền kinh tế xứ Vạn đảo “cất cánh”.

Gánh nặng nợ công toàn cầu

Gánh nặng nợ công toàn cầu

Nợ công toàn cầu dự kiến chạm mức kỷ lục 100.000 tỷ USD trong năm 2024. Khối nợ khổng lồ này có thể gây ra nhiều sóng gió trên thị trường tài chính thế giới, đồng thời là hòn đá tảng cản bước các nước, nhất là nước nghèo, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ cho thanh thiếu niên

WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ cho thanh thiếu niên

Ngày 14/10, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phê duyệt sử dụng Jynneos - vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ (mpox) của Bavarian Nordic cho thanh thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi. Đây là nhóm đối tượng được coi là đặc biệt dễ bị tổn thương trước sự bùng phát của căn bệnh đang gây ra mối lo ngại toàn cầu.

Mô hình chống lũ hiệu quả ở châu Âu

Mô hình chống lũ hiệu quả ở châu Âu

Thung lũng Marcq, một khu vực từng phải chịu nhiều trận lũ lụt nghiêm trọng, giờ đây đang trở thành hình mẫu về cách thức tái thiết và quản lý bền vững nhằm đối phó với biến đổi khí hậu.

Thế giới tuần qua: Lời kêu gọi hòa bình

Thế giới tuần qua: Lời kêu gọi hòa bình

Tuần qua (7 - 13/10), dư luận thế giới hướng sự chú ý về những diễn biến ở Gaza sau tròn 1 năm nổ ra xung đột. Những mất mát và đau thương mà người dân nơi đây phải gánh chịu từng ngày đang cho thấy sự cấp bách của những nỗ lực hướng tới một nền hòa bình bền vững.

fbytzltw