Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
U70 khởi nghiệp từ nghề nông

U70 khởi nghiệp từ nghề nông

Đó là câu chuyện đầy thú vị của vợ chồng ông bà Trần Văn Huê - Nguyễn Thị Năm, tổ 4, phường Bắc Cường, thành phố Lào Cai. Họ mới chuyển từ Bảo Thắng lên sinh sống ở thành phố vài năm nay, dù các con đều trưởng thành, kinh tế khá giả, muốn bố mẹ nghỉ ngơi an vui tuổi già nhưng thấy mảnh đất trống trước nhà đầy tiềm năng để trồng rau sạch, ông bà quyết định “khởi nghiệp” từ trồng rau.

Tiêu đề_20240730_231012_0000.jpg

Bất cứ ai đi dọc đường Trần Phú đoạn qua tổ 4, phường Bắc Cường nhìn bên cạnh có mảnh vườn quanh năm xanh tốt với đủ các loại rau đó chính là khu vườn “khởi nghiệp” của vợ chồng ông Trần Văn Huê (66 tuổi). Mảnh đất này đã có chủ sở hữu nhưng họ chưa xây dựng nên ông bà xin phép được canh tác tại đây đến khi công trình khởi công.

3 năm trước, khi chuyển lên thành phố được một thời gian, thấy bản thân còn khỏe mà ở nhà buồn chân, buồn tay, ông Huê bàn với vợ tìm gặp chủ mảnh đất trống gần nhà xin được trồng rau. Ban đầu, các con ngăn cản vì sợ bố mẹ tuổi cao vất vả, chỉ mong ông bà được an hưởng tuổi già bên con cháu nhưng ông Huê đã thuyết phục các con “bố mẹ muốn lao động cho khỏe người qua đó cũng giáo dục các cháu noi gương ông bà cần cù, chăm chỉ”.

Tiêu đề_20240730_231012_0002.jpg

Sẵn có kinh nghiệm làm nông nghiệp từ khi ở Bảo Thắng, từ mảnh đất hoang đầy cỏ, gạch đá, phế liệu chẳng bao lâu đã trở thành khu vườn bốn mùa xanh tốt với cả chục loại rau. Nào là mùng tơi, rau lang, mướp đắng, cà tím, đậu bắp, rau thơm... Lúc đầu ông bà chỉ nghĩ trồng lấy rau sạch cho cả gia đình sử dụng nhưng vì mát tay quá nên cả nhà ăn không hết. Vườn rau cạnh đường Trần Phú, ông bà đặt một chiếc bàn nhỏ bày rau lên đó. Không ngờ nhiều người đi đường và các hộ dân lân cận đều có nhu cầu mua rau sạch. Rau hái đến đâu bán hết đến đấy, lúc này ông bà nghĩ sẵn có đất rộng thì trồng phong phú các loại rau quả, mùa nào thức ấy, con đường “khởi nghiệp” từ trồng rau sạch đến với ông bà như vậy.

Một ngày của ông bà Huê - Năm bắt đầu từ 7 giờ sáng ở vườn rau. Bà làm cỏ, trồng thêm rau ở những khoảnh đất đã thu hoạch hết, ông thì bắt sâu, bọc các loại quả để tránh bị ong châm, vừa làm vừa kể cho nhau nghe những câu chuyện cuộc sống hằng ngày, con cháu trong gia đình. Khi mặt trời lên cao, ông bà trở về nhà ăn trưa. Đến 3 giờ chiều là khoảng thời gian ông bà mong chờ nhất, họ lại được ra vườn, cùng nhau thu hoạch bán cho khách hàng và chăm sóc vườn rau. Cuộc sống yên bình trôi qua đầy ý nghĩa.

Tiêu đề_20240730_231012_0001.jpg

Bà Nguyễn Thị Năm chia sẻ kinh nghiệm để có vườn rau sạch xanh tốt đó là phải làm kỹ đất, trồng giống rau phù hợp từng mùa để tránh sâu bệnh. Đối với các loại quả cần bọc lưới để tránh côn trùng. Trước đây khi ở Bảo Thắng ông bà Huê - Năm đã từng có thời gian dài trồng rau. Cũng từ mảnh ruộng trồng rau ở vùng nông thôn Bến Đền, Gia Phú mà ông bà nuôi 5 người con ăn học nên người.

Hiện tại, mỗi ngày vườn rau cho ông bà thu nhập hơn 200.000 đồng. Dù không có lương hưu nhưng ông bà cũng không phải phụ thuộc vào các con, thậm chí ông bà còn tiết kiệm để hỗ trợ tài chính khi các con cần.

Làm nông nghiệp nhưng vợ chồng tôi không hề thấy vất vả, thậm chí còn rất hạnh phúc vì tuy tuổi cao nhưng chúng tôi còn sức khỏe, không trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội.

Ông Trần Văn Huê

Vợ chồng ông bà Trần Văn Huê - Nguyễn Thị Năm là điển hình tuổi cao gương sáng, tuổi già không nghỉ. Cũng từ tấm gương chăm chỉ lao động, ông bà đã thành công trong giáo dục con, cháu chịu khó làm ăn, không ngừng vươn lên trong cuộc sống. Chính vì thế 5 người con của ông bà đều có công việc với nguồn thu nhập ổn định, các cháu ngoan ngoãn chăm chỉ học tập, thuận hiếu. Mục tiêu giáo dục con cháu từ tấm gương lao động, sản xuất của ông bà Huê - Năm đã thành công.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kiến tạo chuỗi giá trị bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số

Kiến tạo chuỗi giá trị bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số

Những HTX do chính đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sáng lập và điều hành đã và đang chứng minh được sức mạnh nội tại, không chỉ tạo ra việc làm, nâng cao thu nhập mà còn góp phần bảo tồn những giá trị bản địa, xây dựng chuỗi giá trị nông sản bền vững tại huyện vùng cao Bảo Yên (Lào Cai).

Đội Quản lý thị trường số 3 kiểm tra tại Bắc Hà

Bắc Hà siết chặt kiểm tra thị trường

Trước thềm Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà và vòng chung kết Giải đua ngựa truyền thống lần thứ 18, Đội Quản lý thị trường số 3 (Cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai) đang tích cực triển khai các hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm đảm bảo an toàn cho du khách, góp phần xây dựng hình ảnh Bắc Hà văn minh, thân thiện.

Hội thảo giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống gắn với các yếu tố đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Hội thảo giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống gắn với các yếu tố đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Sáng 16/5, tại thị xã Sa Pa, Trung tâm Bảo tồn và Phát triển tài nguyên nước phối hợp với Vườn Quốc gia Hoàng Liên tổ chức Hội thảo chia sẻ và giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống gắn với các yếu tố đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Hoàng Liên.

Vẻ đẹp của những "vựa lúa" nhìn từ trên cao

Vẻ đẹp của những "vựa lúa" nhìn từ trên cao

Năm 2025, toàn tỉnh gieo trồng hơn 33.000 ha lúa, trong đó có hơn 9.600 ha lúa vụ xuân. Diện tích này chủ yếu tập trung tại các huyện: Văn Bàn, Bảo Yên, Bảo Thắng, Bát Xát, thành phố Lào Cai... Thời điểm này, những cánh đồng lúa rộng lớn đã bắt đầu ngả vàng chờ nông dân thu hoạch. Nhìn từ trên cao, những "vựa lúa" mang vẻ đẹp kỳ vĩ như kiệt tác do bàn tay chăm chỉ, khéo léo của con người chạm khắc vào thiên nhiên.

Triển khai đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Triển khai đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Sáng 15/5, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tình hình, kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh những tháng đầu năm 2025; đề xuất nhiệm vụ trong thời gian tới. Đồng chí Nguyễn Thành Sinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Ảnh: Tảo tần trên nương chè Lùng Vai

Ảnh: Tảo tần trên nương chè Lùng Vai

Lùng Vai được gọi là “thủ phủ chè” của huyện Mường Khương, khi có gần 800 hộ dân trồng chè với gần 1 nghìn ha trải dài khắp 14 thôn bản. Nơi đây như được khoác tấm áo xanh mát mắt, uốn lượn theo những triền đồi. Những ngày này, trên các nương, đồi chè rộn rã tiếng nói, cười của những nông dân đang vào vụ thu hái chè.

fb yt zl tw