Túi thuốc của bà

LCĐT - Bà tôi không biết chữ nhưng lại thuộc 3.254 câu lục bát Truyện Kiều, 4.610 câu truyện thơ nôm Phạm Công - Cúc Hoa và cả kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Ngày bé, mỗi buổi sáng, tôi thường theo bà đi thả bò ngoài đồng Ba, nghe bà đọc Phạm Công - Cúc Hoa nhiều đến nỗi giờ tôi vẫn nhớ “Trời cao thăm thẳm mấy tầng/Tuy cao muôn trượng mà gần tấc gang/Xét xoi thiện ác đôi đàng/Trắng đen chẳng lẫn rõ ràng gương soi”. Đến giờ tôi vẫn cảm thấy khó hiểu, tại sao bà không biết chữ mà có thể thuộc nhiều thơ nôm dài đến thế.

Bà tôi còn biết rất nhiều bài thuốc dân gian, bởi thời của bà làm gì có điều kiện thăm khám bệnh viện thường xuyên như bây giờ. Tôi còn nhớ, năm học lớp 3, bố mẹ đưa tôi về ở với bà trong ngôi nhà trên đồi um tùm cây xanh. Xung quanh là hàng trăm, hàng vạn loại cây rừng quanh năm mơn mởn. Bà tôi rất thích ăn rau đắng cảy xào trứng. Mỗi lần gà mái trong chuồng đẻ được vài quả trứng, bà sẽ luộc lòng đào phần tôi 2 quả. Còn lại bà men theo đường mòn lên đồi loáng cái đã cầm một chiếc nón bên trong đựng đầy rau đắng cảy về xào với trứng. Thứ rau có vị đắng ngắt nhưng bà bảo nuốt vào sẽ thấy ngọt thanh nơi cuống họng. Cũng bởi sống giữa thiên nhiên, nên bà sưu tầm được rất nhiều bài thuốc chữa bệnh từ thảo dược hiệu quả.

Mỗi lần bà cảm thấy trong người không được khỏe, đau đầu, mỏi người, sổ mũi, bà lại đưa cái chậu cho tôi và bảo “cho bà xin tí nước tiểu út ơi!”… Bà đem thứ nước màu vàng nhạt ấy cho vào cối giã cùng lá nhọ nồi, diếp cá và một vài loại lá khác. Cẩn thận cho vào một mảnh vải sạch vắt kiệt lấy nước, bà nhắm mắt uống một hơi, ngày làm việc của bà lại bắt đầu như chưa hề có mệt mỏi. Những năm tháng sống bên bà, tôi chưa từng thấy bà vì cảm ốm mà phải nằm một chỗ. Mỗi lần lên đồi chăm cây về, bà thường hái đầy chiếc túi vải những loại lá cây rừng rồi phơi khô ở mảnh sân trước nhà.

Năm tôi học lớp 4, một lần sốt cao, người nóng như hòn than. Nửa đêm, bà cầm chiếc đèn sắp hết pin, chỉ còn chút ánh sáng đỏ oạch ra sau vườn, bà hái mấy cây sẵn có cho vào cối giã vắt lấy nước. Biết tôi thích ngọt, bà cho nhiều đường để dễ uống. Cốc nước có mùi nồng nồng của rau diếp cá, mùi hăng hăng của nhọ nồi và cả mùi hắc của lá cúc tần. Bã của những cây đó bà gói vào chiếc khăn xô đắp lên đầu tôi. Khoảng hai ngày sau, tôi đã khỏi ốm. Bà lại lấy cái cuốc ra sau vườn đào khóm sả, vặt mấy ngọn hương nhu, lá bưởi, tía tô, cúc tần… cho tất cả những thứ ấy vào nồi nước đun sôi. Bà bảo tôi ngồi trên một chiếc ghế cao, dưới nền nhà cạnh chiếc ghế bà đặt nồi nước đang nghi ngút khói, bà chùm chăn kín đầu bảo tôi ngồi trong đó cho mồ hôi toát ra, cơn ốm vì thế mà cũng qua đi nhẹ nhàng.

Rồi một lần tôi sơ ý làm đứt tay chảy rất nhiều máu, bà ngắt vội búp cây chó đẻ ngoài cổng, nhai nhuyễn, sau đó đắp vào ngón tay tôi. Bà bảo cây chó đẻ có tác dụng cầm máu nhanh. Hay mỗi lần tôi ngạt mũi, đêm ngủ húng hắng ho, bà thường bôi chút dầu gió vào cổ, vào mũi cho tôi ngon giấc.

Tuổi thơ lớn lên cùng bà tôi cũng học được tác dụng của nhiều loại cây. Hương nhu, cúc tần, tía tô, lá bưởi giải cảm; diếp cá có tác dụng hạ sốt; cây nhọ nồi làm giảm đau, thậm chí thuốc lào còn có thể cầm máu rất tốt…

Dịch Covid-19 bùng phát và ngày càng phức tạp. Kỳ lạ thay, nhiều người bắt đầu chia sẻ một số bài thuốc dân gian như của bà. Ngoài kia dường như củ sả, lá bưởi, các loại lá xông cũng tăng giá. Theo kinh nghiệm của những người từng mắc Covid-19, ngoài những loại thuốc theo đơn của bác sỹ hướng dẫn điều trị, người bệnh có thể tự xông bằng thảo dược thiên nhiên cũng là một cách đẩy lùi dịch bệnh. Bà cũng gửi cho tôi một túi thuốc và dặn dò cẩn thận. Tôi nhớ bà, dịch bệnh khiến bao lâu rồi tôi không được về thăm bà. Nhà bà vẫn ở trên quả đồi mướt xanh cây cối với những loại thảo dược sẵn có trong tự nhiên. Mong dịch bệnh nhanh chóng qua đi, để cuộc sống trở về trạng thái bình thường vốn có, hy vọng với kho tàng những bài thuốc dân gian của các thế hệ người Việt Nam đi trước, góp phần phòng, chống, đẩy lùi dịch bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Đinh Phương Anh, nữ nhạc sĩ hiếm hoi của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, mới đây đã cho ra mắt ca khúc “Bắc cầu yêu thương” đặc biệt dành cho các em nhỏ vùng cao. Ca khúc là những lời yêu thương dành cho chặng đường đi tìm con chữ của các em, dù còn rất nhiều khó khăn gian khổ, nhưng vẫn có sự lạc quan và hướng tới ngày mai tươi sáng.

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Cầm tinh tuổi Ngọ, như lời ông nói đó cũng là nhân duyên khi ông được coi là người đầu tiên đưa nghề làm mã về đất Bảo Hà. Năm nay đã gần 60 tuổi, ông Trần Văn Nghị ở bản Bảo Vinh, xã Bảo Hà (Bảo Yên) hào hứng nhớ lại câu chuyện của 24 năm về trước, ông khăn gói về Yên Bái học nghề đan và làm mã.

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Văn hóa thưởng trà của người Việt vốn ấm cúng, gần gũi và mộc mạc. Trải qua thời gian, văn hóa ấy không ngừng được bổ sung những giá trị mới. Trong đó, có thể tới nhiều mô hình: thưởng trà nghe nhạc, thưởng trà mạn đàm, thưởng trà vịnh thơ... và thời gian gần đây còn là "trà - tranh"một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt.

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Thành phố Lào Cai là vùng đất cổ, có bề dày truyền thống văn hóa. Sự đa sắc màu của tộc người, với những lễ hội độc đáo, nét văn hóa riêng biệt đã làm nên bức tranh văn hóa đầy màu sắc của thành phố biên cương. Để tiếp nối mạch nguồn lặng lẽ chảy suốt ngàn năm, thành phố Lào Cai đã và đang bảo tồn, phát huy các giá trị để văn hóa thực sự là nền tảng, là trụ cột quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển.

fbytzltw