Làm giả hiện trường
Cuối tháng 7-2013, Nguyễn Thanh Thúy cùng Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam tổ chức quy tập và cất bốc 9 hài cốt liệt sĩ tại thôn Lâm Xuân, xã Gio Mai, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Đoàn người mặc áo thun xanh lá cây, mang logo NHCSXH răm rắp thực hiện theo “lệnh truyền” của Nguyễn Thanh Thúy tự xưng là nhà tâm linh để cất bốc 9 hài cốt được cho là liệt sĩ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tuy nhiên, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị đã phản đối quyết liệt vì họ khẳng định hiện trường đã bị làm giả.
Trảng cát rộng dưới tán tràm nhô giữa cánh đồng trồng lúa thôn Lâm Xuân, xã Gio Mai vẫn còn hàng chục cờ hoa tiêu và chân nhang nằm ngả nghiêng. Ông Trương Hữu Bình, Bí thư Đảng ủy xã Gio Mai, là người trực tiếp chỉ đạo lực lượng dân quân địa phương bảo vệ và tham gia cất bốc 9 hài cốt liệt sĩ theo chỉ đạo UBND huyện Gio Linh cho biết, đó là dấu vết các hố khai quật mà ngày 25-7, NHCSXH phối hợp với Nguyễn Thanh Thúy xác định và tổ chức cất bốc tìm kiếm hài cốt 9 liệt sĩ. Tại đây, sau khi Thúy trực tiếp hướng dẫn tìm kiếm thì 9 hài cốt liệt sĩ được phát hiện chôn cất tập thể tại 3 vị trí trong khuôn viên rộng chưa đầy 30m². Một điểm có 5 hài cốt, điểm thứ hai có 3 hài cốt và điểm thứ ba có 1 hài cốt.
Lập tức nhân công đào bới do NHCSXH huy động hừng hực khí thế sẵn sàng cho việc tìm kiếm. Tuy nhiên, cơ quan quân sự đã phong tỏa hiện trường. Ngoài lực lượng cất bốc là dân quân tự vệ, công an viên, những ai không phận sự không được phép vào khu vực này. Đại tá Trần Minh Thanh, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh Quảng Trị, trực tiếp giám sát và chỉ đạo tại hiện trường. Ngoài ra, toàn bộ diễn biến việc đều được cơ quan quân sự ghi hình, chụp ảnh chi tiết. Vị trí nhà ngoại cảm đánh dấu có 9 hài cốt liệt sĩ vốn là ruộng lúa giáp ranh giữa xã Gio Mai và xã Gio Thành bị cát bồi lấp dày hàng mét sau ngày giải phóng, đã được người dân trồng cây tràm 5 năm đến 10 năm nên rễ cây đã bám chặt vào lòng đất. Nhưng tại hiện trường lực lượng cất bốc chỉ cần tay bới vẫn khoét được sâu vào lòng đất. Trong đó, tại hố đào thứ nhất, ở độ sâu 1m, có nhiều rễ cây to bằng nửa ngón tay đã bị đứt từ trước, đã phát hiện rất nhiều xương lẫn với đất nâu vàng... Nhiều lá tràm còn tươi. Tại hố thứ hai cũng có rễ cây to đã bị đứt. Vết đứt khô, có 4 lá tràm bị héo nằm ở độ sâu 0,7m và cũng có nhiều xương nhỏ, bi đông còn mới… Với những điều bất thường, Đại tá Trần Minh Thanh, đã khẩn cấp chủ trì hai phiên họp đặc biệt ngay tại hiện trường trước khi cùng đại diện các sở, ban ngành địa phương lập biên bản xác định 9 hài cốt liệt sĩ đã được chuẩn bị từ trước.
Người dân xã Gio Mai phản ánh, đã gặp Nguyễn Thanh Thúy lảng vảng cả đêm lẫn ngày quanh khu vực diễn ra hoạt động cất bốc 9 hài cốt liệt sĩ trước đó vài ba tháng. 9 hài cốt liệt sĩ được Nguyễn Thanh Thúy cho rằng đã hy sinh tại vị trí này cách đây hơn 40 năm nhưng toàn bộ xương cốt khi cất bốc không hề thấy rễ cây bám vào. Hơn nữa, vị trí cất bốc liệt sĩ thường xuyên có người dùng máy dò tìm phế liệu chiến tranh nhưng không tìm thấy, trong khi 3 bình bi đông phát hiện tại 3 hố khai quật được làm bằng nhôm - kim loại mà máy dò dễ phát hiện.
Ngân hàng
Chính sách xã hội có vô can?
Ở một diễn biến khác, việc tổ chức cất bốc tìm kiếm hài cốt 9 liệt sĩ tại thôn Lâm Xuân do Nguyễn Thanh Thúy chỉ đạo có một tình tiết diễn biến theo kiểu “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Cụ thể, chưa đến thôn Lâm Xuân để khai quật, cất bốc hài cốt liệt sĩ nhưng ngày 15-7-2013, ông Hồ Ghi, Giám đốc NHCSXH Chi nhánh Quảng Trị, đã có công văn gửi UBND tỉnh Quảng Trị đề nghị về việc xem xét chỉ đạo việc “Tìm kiếm và quy tập hài cốt liệt sĩ” theo đúng nghi thức nhà nước. Không hiểu do đâu mà ông Hồ Ghi lại biết tại địa điểm NHCSXH phối hợp với nhà ngoại cảm tìm kiếm vào ngày 25-7-2013 tại thôn Lâm Xuân, có 9 hài cốt liệt sĩ, trong đó 3 hài cốt liệt sĩ có tên gồm: Liệt sĩ Tạ Văn Tín, sinh năm 1946, hy sinh ngày 27-6-1969; Liệt sĩ Nguyễn Như Hồ thuộc đơn vị Trung đoàn 48, Sư đoàn 320, hy sinh ngày 25-5-1968, quê quán Chu Dương, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây; Liệt sĩ Hoàng Văn Thành, sinh năm 1942 tại xã Sơn Lâm, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Từ danh sách liệt sĩ mà đoàn tìm kiếm xác định được ngày hy sinh của các liệt sĩ, một số cựu chiến binh từng chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị phản đối, trong chiến tranh ác liệt không thể xảy ra trường hợp liệt sĩ hy sinh năm 1969 đơn lẻ an táng cùng 8 liệt sĩ hy sinh năm 1968.
Ngoài ra, một nguyên tắc khi phát hiện ngôi mộ có nhiều hài cốt liệt sĩ khi quy tập và cất bốc phải được án táng tại một ngôi mộ tập thể trong nghĩa trang. Nhưng ở đây, NHCSXH phối hợp với nhà tâm linh ngoại cảm Nguyễn Thanh Thúy vẫn xác định và chia những mẩu xương sau khi cất bốc thành 9 bộ hài cốt liệt sĩ khác nhau. Điều bất thường nữa là, 3 bi đông nước được tìm thấy tại các hố khai quật này đều có góc nằm dưới đất giống nhau, đều không có nắp đậy. Mặt khác, tại các hố khai quật lần này không hề tìm thấy các di vật như dép, hoặc búp nịt, hay là súng đạn gì của bộ đội mà chỉ có vài ba chiếc cúc áo...
Được biết, NHCSXH Việt
Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội: Tìm hài cốt liệt sĩ bằng ngoại cảm, nếu kiểm chứng ADN được thì tốt, còn nếu không kiểm chứng được thì làm sao chấp nhận được, như vụ cụ Phùng Chí Kiên là một bài học đau xót. Nhiều người dân tin vào ngoại cảm nhưng không có chứng cứ khoa học. Tôi rất hoan nghênh báo chí lần này đã làm rõ vụ việc này. Ủy ban chúng tôi cũng đã từng có đợt giám sát về việc này, cho thấy tỷ lệ chính xác trong tìm kiếm hài cốt liệt sĩ là rất thấp. Sau giám sát, quan điểm của chúng tôi là tìm kiếm hài cốt liệt sĩ xong phải thử ADN thì mới công nhận đưa vào nghĩa trang liệt sĩ. Tìm kiếm hài cốt liệt sĩ là công việc mà Đảng, Nhà nước đang rất nỗ lực. Các gia đình cũng có thể chủ động đi tìm hài cốt liệt sĩ nhưng trước khi đi nên thông báo cho cơ quan chức năng để họ cùng tham gia. Nếu gia đình cho rằng tìm được một liệt sĩ thì nên lấy một mẩu hài cốt về thử ADN, nếu chính xác thì mới nên khai quật. Toàn bộ chi phí tìm kiếm hài cốt liệt sĩ được Nhà nước chi. Tìm kiếm hài cốt liệt sĩ có thể bằng ngoại cảm nhưng phải có căn cứ khoa học, đó là giám định ADN. Bộ LĐTB-XH cần tuyên truyền mạnh về chính sách Nhà nước hoàn toàn miễn phí ADN để gia đình các liệt sĩ yên tâm. |