"Tự hào là người lính Cụ Hồ"

“Tuấn ơi cố lên”, “Tuấn ơi bám chặt dây vào”, “Đừng bỏ cuộc Tuấn ơi”, “Cố lên chú bộ đội ơi, sắp được rồi”… Hàng trăm câu nói động viên của người dân, đồng đội vẫn in hằn trong tâm trí người quân nhân trẻ tuổi, là “liều thuốc” tinh thần to lớn để Thiếu úy Đỗ Lâm Tuấn, sinh năm 1994, Ban Chỉ huy quân sự thành phố Lào Cai vượt qua lằn ranh sinh tử, bình an trở về trong vòng tay yêu thương, niềm vui của đồng đội, gia đình và người dân địa phương.

Ảnh hưởng nặng nề từ hoàn lưu cơn bão số 3 khiến nhiều địa phương trên địa bàn thành phố Lào Cai ngập lụt, sạt lở nghiêm trọng. Từ ngày 8/9 đến nay, Ban Chỉ huy quân sự thành phố Lào Cai đã cử các cán bộ, chiến sĩ và lực lượng dân quân địa phương tham gia hỗ trợ di chuyển người, tài sản đến nơi an toàn và giúp dọn nhà, đường giao thông để người dân sớm ổn định cuộc sống.

Cùng với các đồng đội, nhiều ngày nay, từ sáng sớm đến tối muộn, anh Tuấn vượt lũ, dầm mưa để tham gia khắc phục hậu quả thiên tai cho người dân trên địa bàn.

z5819981396006_82244e789005e61c36e3ed1dae15f45c.jpg
Thiếu úy Đỗ Lâm Tuấn đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Lào Cai.

Khoảng 9h ngày 10/9, khi đang dọn bùn, đất tại các tuyến phố thuộc khu vực phường Cốc Lếu, anh Tuấn và một số đồng đội nhận được lệnh của chỉ huy cơ động đến khu vực đường An Dương Vương, phường Cốc Lếu để hỗ trợ các lực lượng chằng néo 1 chiếc thuyền lớn, tránh trôi dạt trên sông gây nguy hại cho các cây cầu phía hạ lưu. Nhận lệnh, anh Tuấn và đồng đội lập tức di chuyển đến hiện trường. Trong lúc làm nhiệm vụ, anh đã bị dây kéo hất văng xuống dòng lũ dữ.

Nằm trên giường bệnh, nhớ lại khoảnh khắc đó, anh Tuấn kể: Lúc bị rơi xuống sông, tôi không suy nghĩ được gì nhiều, chỉ cố gắng ngoi lên, bám vào các dây neo thuyền, các vật nổi trên sông. Trong khoảng 10 phút vật lộn với dòng nước dữ, có lúc mệt quá, tôi đã định buông xuôi nhưng thấy đồng đội trên bờ hết mình cứu giúp, tiếng người dân động viên tôi như choàng tỉnh, lấy hết sức mình để “chiến đấu” với tử thần.

Thấy anh Tuấn gặp nguy hiểm, các lực lượng và người dân địa phương có mặt tại hiện trường đã khẩn trương ném dây cứu hộ xuống các vị trí để anh Tuấn có thể bám nắm. Nhưng sức nước quá lớn, anh Tuấn nhiều lần bám được vào dây nhưng đều bị dòng nước cuốn xô đi, đẩy đến vị trí xa hơn. Sau khoảng 150 mét trôi trên sông, anh Tuấn dạt vào phía gần bờ, sát khu vực chân cầu Cốc Lếu, bám vào gậy cứu hộ và được đồng đội nhanh chóng kéo lên, thoát chết trong gang tấc.

Được cứu nạn an toàn, giữa những tiếng vỗ tay, cổ vũ của người dân: “May quá cứu được rồi”, “Mừng quá chú bộ đội ơi”… anh Tuấn lả đi, bộ quân phục trên người rách tả tơi do nước sông giằng xé. Ngay lập tức, anh được sơ cứu và đưa đi điều trị tại bệnh viện.

z5819981419898_6c8a644dc909ddfdc5915f22226f7b00.jpg
Chỉ huy đơn vị thăm hỏi, động viên Thiếu úy Đỗ Lâm Tuấn.

Hơn 1 ngày sau khi xảy ra sự việc, Thiếu úy Đỗ Lâm Tuấn đang được các bác sĩ tích cực theo dõi, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Lào Cai. Trên người anh, hàng chục vết thương, bầm tím chưa lành. Anh Tuấn vẫn nhờ đồng đội và gia đình cập nhật thông tin mưa lũ và mong sớm bình phục để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ. Trong suốt cuộc trò chuyện với phóng viên, anh Tuấn không nhắc nhiều về tình huống nguy hiểm bản thân gặp phải, mà khẳng định chắc nịch: Tôi tự hào là người lính Cụ Hồ, đã là người lính thì “nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.

Theo thông tin từ Ban Chỉ huy quân sự Thành phố Lào Cai: Thiếu úy Đỗ Lâm Tuấn là cán bộ trẻ, có năng lực công tác, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trước hành động dũng cảm của đồng chí, đơn vị đã tổ chức biểu dương, động viên và cử chiến sĩ phối hợp với gia đình chăm sóc đồng chí Tuấn sớm bình phục sức khỏe.

Hành động dũng cảm quên mình của Thiếu úy Đỗ Lâm Tuấn khi thực hiện nhiệm vụ khắc phục hậu quả thiên tai thêm một lần nữa khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người lính Cụ Hồ trong thời bình, như lời bài hát “…Có phải lính thời nay chẳng sương gió/Không có đớn đau, không phải hy sinh/Tổ quốc ơi chúng tôi luôn thầm lặng/Hiến thanh xuân cho đất nước yên bình”…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người “thủ lĩnh” quyết đoán

Người “thủ lĩnh” quyết đoán

Với kinh nghiệm, kiến thức bản địa quý báu trong ứng phó với thảm họa lũ quét, sạt lở đất ở vùng cao, anh Ma A Chính, Bí thư Chi bộ thôn Cô Tông Bản Vàng, xã Bản Cái, huyện Bắc Hà đã quyết đoán đưa toàn bộ 54 hộ dân trong thôn ra đến khu vực an toàn, dựng lán tránh trú.

Tự soi để sửa mình theo từng nội dung Quy định 144-QĐ/TW

Tự soi để sửa mình theo từng nội dung Quy định 144-QĐ/TW

Quy định 144-QĐ/TW được Bộ Chính trị ban hành ngày 9/5/2024 quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới đã hội tụ đầy đủ những cốt cách về đạo đức mà người cán bộ, đảng viên cần phải có, với những điều khoản được viết khái quát, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực hiện.

Càng gian khó, càng đoàn kết như anh em ruột thịt

Càng gian khó, càng đoàn kết như anh em ruột thịt

Cách đây 66 năm, ngày 23/9/1958, tại sân Tỉnh ủy, khi trò chuyện với cán bộ, công nhân, chiến sĩ, Nhân dân, kiều bào ta đang sinh sống tại Hà Khẩu (Trung Quốc), Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Ngày nay, dưới chế độ dân chủ cộng hòa của chúng ta, các dân tộc bất kỳ to hay nhỏ đều là bình đẳng, đều là người chủ nước nhà. Tất cả các dân tộc đều phải đoàn kết chặt chẽ thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau như anh em ruột thịt”.

Những bữa cơm, cốc nước nghĩa tình

Những bữa cơm, cốc nước nghĩa tình

Dọc Quốc lộ 4E, từ thị trấn Phố Lu đến ngã ba Bắc Ngầm, xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng, chúng tôi gặp hình ảnh những người dân địa phương cầm cờ Tổ quốc vẫy chào từng đoàn xe thiện nguyện đi qua để đến vùng bị thiên tai hỗ trợ, giúp đỡ người dân bị nạn. Nhiều tổ chức và người dân còn tổ chức quán nước, quán cơm miễn phí, mời các đoàn thiện nguyện nán lại uống cốc nước mát, cùng ăn bữa cơm gia đình.

Dũng cảm vượt lên - hết mình vì dòng điện sáng

Dũng cảm vượt lên - hết mình vì dòng điện sáng

Mưa lũ ngập lụt đã đi qua, để lại những tuyến phố, con đường, bản làng tan hoang ngập chìm trong bùn đất; nhà cửa, cây cối, gãy đổ ngổn ngang. Sự tàn phá của thiên nhiên đã gây ra thiệt hại nặng nề về con người và tài sản của hầu hết các địa phương, trong đó có hệ thống điện quốc gia trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Ban Vận động cứu trợ tỉnh tiếp nhận 2,47 tỷ đồng hỗ trợ trong sáng 17/9/2024

Ban Vận động cứu trợ tỉnh tiếp nhận 2,47 tỷ đồng hỗ trợ trong sáng 17/9/2024

Sáng 17/9, Ban Vận động cứu trợ tỉnh đã trực tiếp tiếp nhận hỗ trợ của 8 đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp với số tiền 2,47 tỷ đồng, qua đó nâng mức hỗ trợ và cam kết hỗ trợ của các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân qua cơ quan MTTQ Việt Nam tỉnh lên con số gần 85 tỷ đồng.

Cán bộ, nhân viên Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 345: Sống cùng nhịp thở người dân Phìn Chải 2

Cán bộ, nhân viên Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 345: Sống cùng nhịp thở người dân Phìn Chải 2

Chặng đường từ A Mú Sung đến thôn Phìn Chải 2, xã A Lù không quá xa, ngày thường nếu đi ô tô chỉ hết chừng hơn 1 giờ, nhưng sau cơn mưa lớn vào rạng sáng 9/9 con đường đã hư hỏng nặng. Để đến được thôn thực hiện công tác cứu hộ nạn nhân bị sạt lở đất, 27 cán bộ, nhân viên của Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 345 phải hành quân bộ gần 20 cây số. Một bên vực sâu, một bên vách núi, nhiều điểm sạt lở, tất cả khó khăn đó không làm chùn bước những người chiến sĩ.

"Vì nước quên thân, vì dân phục vụ"

"Vì nước quên thân, vì dân phục vụ"

Quên đói, quên mệt, quên cả hiểm nguy rình rập xung quanh, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an trên địa bàn tỉnh đã vượt núi, băng rừng, vượt dòng lũ dữ để kịp thời đưa tin, tham gia công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, tiếp tế lương thực, thực phẩm cho người dân ở vùng cô lập. Những câu chuyện, hành động dũng cảm “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ” của các anh trong khắc phục hậu quả thiên tai đã để lại hình ảnh đẹp, khiến người dân cảm động.

Lời kể của “người hùng” lái 2 tàu vô chủ vượt 2 cầu Phố Lu an toàn

Lời kể của “người hùng” lái 2 tàu vô chủ vượt 2 cầu Phố Lu an toàn

Theo Thượng tá Nguyễn Thanh Bình, Phó trưởng Công an huyện Bảo Thắng, từ khoảng 23 giờ ngày 9/9 đến 3 giờ 30 phút ngày 10/9, việc neo giữ 2 tàu trôi dạt từ thượng nguồn sông Hồng mới được hoàn thành tại khu vực thôn An Thắng, xã Sơn Hà. Việc khống chế, điều khiển và neo giữ tàu trôi dạt đảm bảo an toàn tuyệt đối về người, hạ tầng giao thông.

"Đi dân nhớ, ở dân thương"

"Đi dân nhớ, ở dân thương"

Trong những ngày hoạt động thực tế tại các xã Xuân Quang, thị trấn Nông trường Phong Hải và xã Bản Phiệt (huyện Bảo Thắng), hàng trăm học viên trường Cao đẳng An ninh nhân dân I đã “3 cùng” với bà con dân bản, có nhiều việc làm, hoạt động ý nghĩa cho cộng đồng, góp phần xây dựng hình ảnh và tạo ấn tượng, tình cảm tốt đẹp về người chiến sĩ học viên an ninh nói riêng, lực lượng Công an nhân dân nói chung.

300 cán bộ, đoàn viên dự sinh hoạt chính trị “Nhớ về Bác lòng ta trong sáng hơn”

300 cán bộ, đoàn viên dự sinh hoạt chính trị “Nhớ về Bác lòng ta trong sáng hơn”

Chiều 4/9, Đoàn khối Cơ quan - Doanh nghiệp tỉnh tổ chức sinh hoạt chính trị “Nhớ về Bác lòng ta trong sáng hơn” và tuyên dương thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Bác Hồ (1969 - 2024). Chương trình được Ban Thường vụ Tỉnh đoàn lựa chọn tổ chức điểm cấp Tỉnh đoàn năm 2024.

Đọc Di chúc, cảm nhận cách ứng xử của một nhà văn hóa lớn

Đọc Di chúc, cảm nhận cách ứng xử của một nhà văn hóa lớn

Thời điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu viết Di chúc (tháng 5/1965), cách mạng Việt Nam đang đứng trước những thử thách vô cùng to lớn: Ngày 7/2/1965, đế quốc Mỹ dùng không quân mở chiến dịch “Mũi lao lửa” và từ ngày 2/3/1965, Mỹ ném bom liên tục, ác liệt hơn gọi là “sấm rền” đánh phá liên tục miền Bắc Việt Nam, mở đầu cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc.

fbytzltw