Từ 1/7/2024, hàng triệu người có công với cách mạng được tăng mức trợ cấp ưu đãi lên trên 35%

Bộ LĐ-TB&XH đề xuất Chính phủ ban hành nghị định điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng lên 35,72% từ ngày 1/7/2024.

Tăng mức hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng lên 35,72%

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, căn cứ vào kết luận của Bộ Chính trị, Chính phủ đề xuất giải pháp thực hiện điều chỉnh tăng tiền lương, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội.

Căn cứ của việc điều chỉnh này là Nghị quyết 104/2023 của Quốc hội về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024 quy định từ ngày 1/7 tới đây, điều chỉnh trợ cấp ưu đãi người có công gắn với lương cơ sở.

Bộ LĐ-TB&XH đề xuất điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng từ 2,055 triệu đồng lên thành 2,789 triệu đồng, tương ứng tăng 35,72%. Thời gian thực hiện từ ngày 1/7.

Từ 1/7/2024, người có công với cách mạng được tăng mức trợ cấp ưu đãi lên đến hơn 35%.
Từ 1/7/2024, người có công với cách mạng được tăng mức trợ cấp ưu đãi lên đến hơn 35%.

Hai nhóm đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng

Theo Điều 3 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14, có 2 nhóm đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng. Bao gồm:

- Người có công với cách mạng:

+ Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945;

+ Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8/1945;

+ Liệt sĩ;

+ Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

+ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

+ Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

+ Thương binh, thương binh loại B được công nhận trước ngày 31/12/1993; người hưởng chính sách như thương binh;

+ Bệnh binh;

+ Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;

+ Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;

+ Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;

+ Người có công giúp đỡ cách mạng.

- Thân nhân của người có công bao gồm mẹ đẻ, cha đẻ, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi và người có công nuôi liệt sĩ.

giadinh.suckhoedoisong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu tiên Việt Nam có vaccine não mô cầu thế hệ mới không giới hạn độ tuổi tiêm

Lần đầu tiên Việt Nam có vaccine não mô cầu thế hệ mới không giới hạn độ tuổi tiêm

Ngày 4/7, bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Tiêm chủng VNVC cho biết, 230 trung tâm VNVC trên toàn quốc đã triển khai tiêm vaccine não mô cầu thế hệ mới MenACYW. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, vaccine phòng não mô cầu được chỉ định tiêm cho người lớn từ 56 tuổi trở lên.

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Hai Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi và miễn, hỗ trợ học phí cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đã đánh dấu một bước tiến có ý nghĩa chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục nước ta.

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về công tác chấm thi trong bối cảnh vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, việc bảo đảm quyền lợi cho thí sinh trong khâu chấm thi, độ khó của đề thi Toán, Tiếng Anh,...

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Với 11 tỉnh/thành phố không có sự biến động, mã vùng điện thoại cố định vẫn giữ nguyên. Với 23 tỉnh/thành phố mới được sắp xếp từ 2 tỉnh/thành phố trở lên sẽ áp dụng song song các mã vùng điện thoại cố định, sau đó dự kiến sẽ áp dụng theo mã vùng của tỉnh mới.

fb yt zl tw