Từ 1/7/2024, áp dụng tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất, bãi bỏ cơ chế đặc thù

Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, bãi bỏ tất cả các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước; áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất...

Đây là một trong những nội dung tại Nghị quyết số 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 vừa được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa ký ban hành.

Nghị quyết thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 với số thu ngân sách nhà nước là 1.700.988 tỷ đồng.

Thu chuyển nguồn cải cách tiền lương của ngân sách địa phương đến hết năm 2023 còn dư chuyển sang bố trí dự toán năm 2024 của một số địa phương là 19.040 tỷ đồng để thực hiện mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng.

Nghị quyết cũng xác định, tổng số chi ngân sách nhà nước là 2.119.428 tỷ đồng; bội chi ngân sách nhà nước là 399.400 tỷ đồng…

Về điều hành ngân sách nhà nước năm 2023, cho phép sử dụng 145,9 tỷ đồng nguồn thu hồi kinh phí đã tạm cấp trong năm 2022 cho một số địa phương thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động còn dư, chuyển nguồn để bổ sung cho các địa phương còn thiếu nguồn thực hiện chính sách và quyết toán niên độ ngân sách năm 2023.

Quốc hội cho phép chuyển nguồn toàn bộ 13.796 tỷ đồng nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi ngân sách Trung ương năm 2021 để bố trí dự toán, kế hoạch đầu tư công hằng năm trong các năm 2023, 2024, 2025 cho Bộ Giao thông Vận tải và tám địa phương để triển khai thực hiện ba dự án quan trọng quốc gia theo Nghị quyết số 58/2022/QH15, Nghị quyết số 59/2022/QH15 và Nghị quyết Số 60/2022/QH15; cho phép chuyển nguồn dự toán ngân sách Nhà nước thực hiện ba Chương trình Mục tiêu Quốc gia năm 2023 (bao gồm vốn đầu tư phát triển, kinh phí thường xuyên của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) sang năm 2024 tiếp tục thực hiện.

Theo Nghị quyết, về thực hiện chính sách tiền lương, từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII (Nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương bảo đảm từ nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và một phần bố trí trong dự toán chi cân đối ngân sách nhà nước); điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.

Đối với các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước ở Trung ương đang thực hiện cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù, Nghị quyết nêu rõ: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2024, mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng theo cơ chế đặc thù bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm được hưởng tháng 12/2023 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương ngạch, bậc khi nâng ngạch, nâng bậc năm 2024). Trường hợp tính theo nguyên tắc trên, nếu mức tiền lương và thu nhập tăng thêm năm 2024 theo cơ chế đặc thù thấp hơn mức tiền lương theo quy định chung thì chỉ thực hiện chế độ tiền lương theo quy định chung để bảo đảm quyền lợi cho người lao động.

Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, bãi bỏ tất cả các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước; áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất. Không tiếp tục áp dụng cơ chế đặc thù hiện hành đối với phần kinh phí thường xuyên theo cơ chế quản lý tài chính đặc thù (chi hoạt động, tăng cường năng lực, hiện đại hóa, đảm bảo hoạt động chuyên môn,...) của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước. Giao Chính phủ tổ chức thực hiện và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 8.

Các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương theo quy định. Cho phép tiếp tục loại trừ một số khoản thu khi tính số tăng thu ngân sách địa phương dành để cải cách tiền lương như quy định tại khoản 2 Điều 3 của Nghị quyết số 34/2021/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội.

Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ảnh hưởng của bão số 3 khiến 118 người chết, ước thiệt hại hơn 3.200 tỷ đồng

Ảnh hưởng của bão số 3 khiến 118 người chết, ước thiệt hại hơn 3.200 tỷ đồng

Do chịu ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi), từ đêm mùng 7 đến ngày 11/9, trên địa bàn tỉnh xảy ra mưa vừa, mưa to đến rất to trên diện rộng. Mưa, lũ gây ngập sâu trên diện rộng làm thiệt hại rất nghiêm trọng về người, sản xuất nông nghiệp và hạ tầng cơ sở; làm gián đoạn hoạt động xã hội ở vùng thiên tai. Theo thống kê sơ bộ, thiệt hại do mưa bão gây ra trên địa bàn tỉnh Lào Cai là hơn 3.200 tỷ đồng.

Bắc Hà: Thông tuyến tạm thời đến xã Bản Liền và 10 thôn trên địa bàn huyện

Bắc Hà: Thông tuyến tạm thời đến xã Bản Liền và 10 thôn trên địa bàn huyện

Ngày 14/9, cùng với chỉ đạo các lực lượng tiếp tục triển khai công tác tìm kiếm người mất tích do mưa lũ, sạt lở đất, huyện phối hợp với đơn vị chức năng của tỉnh huy động thêm máy xúc, máy ủi và các phương tiện cần thiết hiện có của các doanh nghiệp thực hiện khắc phục sạt lở đất trên các tuyến giao thông.

Từ thiện - không chỉ cần tấm lòng

Từ thiện - không chỉ cần tấm lòng

Với truyền thống "tương thân, tương ái", "lá lành đùm lá rách", thời gian qua, một số cá nhân đã đứng ra kêu gọi hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng do mưa bão. Tuy nhiên, nhiều cá nhân đang kêu gọi không đúng cách, thậm chí có thể vi phạm pháp luật...

Bản Liền nỗ lực tìm kiếm người mất tích do mưa lũ

Bản Liền nỗ lực tìm kiếm người mất tích do mưa lũ

Ông Đặng Hùng Cường, Chủ tịch UBND xã Bản Liền (Bắc Hà) cho biết, đến thời điểm 17h ngày 14/9, sau 5 ngày huy động, lực lượng tham gia tìm kiếm vẫn chưa tìm thấy thi thể nạn nhân Lâm A H., sinh năm 1989, dân tộc Tày ở thôn Đội 3 bị lũ cuốn trôi vào chiều 10/9.

Toàn tỉnh có nắng nóng, nhiệt độ tăng cao

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 15/9: Toàn tỉnh có nắng nóng, nhiệt độ tăng cao

Theo dự báo của Đài Khí tượng Thuỷ văn tỉnh Lào Cai, đêm nay và ngày mai, chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Bắc Trung Bộ có xu hướng dịch dần xuống phía Nam, nên thời tiết các địa phương trong tỉnh: Ít mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ. Vùng cao đêm về sáng trời lạnh, vùng núi cao trời rét.

[Infographic] Phòng, chống dịch bệnh sau mưa lũ

[Infographic] Phòng, chống dịch bệnh sau mưa lũ

Sau mưa bão, lũ lụt, vô số vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh. Vì vậy, người dân cần chủ động các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Hướng dẫn đường đến thôn Kho Vàng

Hướng dẫn đường đến thôn Kho Vàng

Đường từ xã Cốc Lầu đến thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) đã bị chia cắt hoàn toàn sau khi mưa lũ kéo dài. Hiện, để tiếp cận được với 17 hộ dân với 115 nhân khẩu đang tạm lánh nạn trên núi cao việc di chuyển rất khó khăn và phức tạp.

fbytzltw