Từ 1/11, giáo viên không được phê bình học sinh trước trường, lớp

Nhiều chính sách mới liên quan đến học sinh, giáo viên có hiệu lực từ 1/1/2020.Từ 1/11, giáo viên không được phê bình học sinh trước trường, lớp ảnh 1

Từ ngày 1/11/2020, khi Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực, giáo viên không còn được phê bình học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông  trước lớp, trước trường khi học sinh vi phạm khuyết điểm.

Nếu như trước đây, học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập và rèn luyện, tùy theo mức độ vi phạm, giáo viên có thể nhắc nhở, phê bình hoặc thông báo với gia đình.

Thì nay, tuỳ theo mức độ vi phạm có thể thực hiện các biện pháp kỷ luật như nhắc nhở, hỗ trợ giúp đỡ trực tiếp để học sinh tiến bộ hơn, hay thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm. Điểm mới được đưa ra là giáo viên không được phê bình học sinh trước cả lớp, trước toàn trường hoặc trong cuộc họp chung với cha mẹ học sinh.

Cũng theo Thông tư 32 của Bộ GD-ĐT ban hành kèm Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông, việc đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh có nhiều điểm mới.

Theo đó, việc đánh giá học sinh bảo đảm tính toàn diện, công bằng, trung thực, khách quan, vì sự tiến bộ của học sinh, coi trọng việc động viên khuyến khích học sinh tiến bộ.

Thông tư nêu rõ việc chú trọng đánh giá quá trình học tập của học sinh bằng nhiều phương pháp, hình thức, kỹ thuật và công cụ khác nhau, không so sánh học sinh này với học sinh khác và không gây áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.

Học sinh được sử dụng điện thoại trong lớp

Quy định này chính thức được áp dụng từ ngày 1/11, theo Điều lệ trường THCS, THPT ban hành kèm theo Thông tư 32 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thay vì cấm tuyệt đối như trước đây, quy định tại các văn bản này cho phép học sinh cấp 2, cấp 3 được sử dụng điện thoại trong giờ học để phục vụ cho việc học tập và phải được giáo viên cho phép. Học sinh bị nghiêm cấm sử dụng điện thoại di động nếu không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.

Ngoài ra, giáo viên cũng không còn cấm bị sử dụng điện thoại khi đang giảng dạy trên lớp.

Trẻ em độ tuổi mẫu giáo được hỗ trợ tiền ăn trưa

Quy định này được đề cập trong Nghị định 105 của Chính phủ về chính sách phát triển giáo dục mầm non, có hiệu lực từ 1/11. Theo đó, trẻ em độ tuổi mẫu giáo đang theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non sẽ được hỗ trợ tiền ăn trưa với mức 160.000 đồng/trẻ/tháng, nhưng không quá 9 tháng/năm học.

Đối tượng trẻ mầm non được hỗ trợ phải bảo đảm một trong những điều kiện sau:

Có cha/mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em hoặc trẻ em thường trú ở thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo.

Không có nguồn nuôi dưỡng.

Là nhân khẩu trong gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo.

Trẻ em là con của thương binh, liệt sĩ, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Trẻ em khuyết tật học hòa nhập.

Cũng trong quy định này, giáo viên mầm non tại các trường dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp sẽ được hỗ trợ tối thiểu 800.000 đồng/tháng.

VOV.VN

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chính quyền cấp xã mới - Kỳ vọng từ người dân

Chính quyền cấp xã mới - Kỳ vọng từ người dân

Mô hình chính quyền cấp xã mới sau sắp xếp đơn vị hành chính theo hoạt động chính quyền địa phương hai cấp, đánh dấu bước tiến quan trọng trong tiến trình cải cách hành chính. Khi chính quyền cơ sở được trao thêm quyền, chủ động, gần dân hơn, đúng với tinh thần xây dựng chính quyền phục vụ, niềm tin và kỳ vọng của người dân, trong đó có người dân tỉnh Lào Cai, ngày càng được củng cố và lan tỏa.

Công bố hiệu quả điều trị mất ngủ nhờ thái cực quyền, yoga và chạy bộ

Công bố hiệu quả điều trị mất ngủ nhờ thái cực quyền, yoga và chạy bộ

Một phân tích tổng hợp vừa công bố trên tạp chí BMJ Evidence Based Medicine cho thấy các hình thức vận động như yoga, thái cực quyền, đi bộ và chạy bộ có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm triệu chứng mất ngủ với hiệu quả tương đương, thậm chí vượt trội so với các phương pháp điều trị truyền thống, bao gồm cả liệu pháp hành vi nhận thức (CBT).

Chuyến tàu thanh niên với hành trình về nguồn: Đi để yêu thêm đất nước anh hùng

Chuyến tàu thanh niên với hành trình về nguồn: Đi để yêu thêm đất nước anh hùng

Chiều ngày 17/7, tại ga Hà Nội, chương trình “Chuyến tàu thanh niên với hành trình về nguồn: Việt Nam đi để yêu - Quảng bá nét đẹp văn hóa, du lịch Việt Nam” đã chính thức khai mạc. Uỷ viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lê Hải Bình tham dự và phát biểu chỉ đạo.

fb yt zl tw