Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhân dịp Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), nhiều hãng tin quốc tế đã đưa tin đậm nét về sự kiện này, nhấn mạnh rằng trận Điện Biên Phủ lịch sử được coi là một trong những trận đánh vĩ đại của thế kỷ XX. Sự thất bại của Pháp đã dẫn đến việc ký kết Hiệp định Geneva vào năm 1954.

Hãng tin Reuters ngày 7/5 có bài viết với tựa đề "Việt Nam kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử". Tờ này nêu rõ, các cựu chiến binh, các lãnh đạo cấp cao và các nhà ngoại giao đã tập trung tại Điện Biên Phủ để tham dự sự kiện kỷ niệm 70 năm chiến thắng trước thực dân Pháp.

"Không nản lòng trước cơn mưa dai dẳng, hàng chục nghìn người tập trung tại sân vận động chính Điện Biên Phủ để xem các cuộc diễu hành quân sự và các chương trình nghệ thuật, cũng như lắng nghe các bài phát biểu được phát trên đài truyền hình quốc gia", Reuters có đoạn viết.

Ngày 7/5, Việt Nam tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Hãng tin này nhận định, trận Điện Biên Phủ lịch sử được coi là một trong những trận đánh vĩ đại của thế kỷ XX. Thất bại của Pháp dẫn đến việc ký kết Hiệp định Geneva vào năm 1954.

Reuters cũng dẫn phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính rằng chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng cho tất cả các quốc gia thuộc địa trên thế giới ở thời điểm đó và Việt Nam sẽ nỗ lực cho một chiến thắng Điện Biên Phủ mới trên mặt trận kinh tế.

Giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia người Australia dành nhiều năm nghiên cứu về Việt Nam chia sẻ với Reuters như sau: "Một bài học từ chiến dịch Điện Biên Phủ là Việt Nam phải xác định rõ ràng lợi ích quốc gia và theo đuổi những lợi ích này một cách chiến lược. Việt Nam đã hệ thống hóa cách tiếp cận này bằng đường lối ngoại giao cây tre, kiên quyết và không khuất phục trên các nguyên tắc cơ bản, nhưng linh hoạt trong cách thức và phương tiện để đạt được các mục tiêu chiến lược của mình".

Một số hãng tin khác đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu tham dự sự kiện; đồng thời điểm lại các dấu mốc quan trọng, cũng như các sự kiện lịch sử, mô tả bầu không khí tại lễ kỷ niệm.

Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu tham dự sự kiện, đánh dấu lần đầu tiên một quan chức cấp cao của Pháp đến thăm chiến trường xưa và dự lễ kỷ niệm ở Điện Biên Phủ.

Ông Jean-Yves Guinard (92 tuổi) một trong ba cựu binh Pháp trở lại Điện Biên Phủ dự lễ kỷ niệm nói rằng ông "vẫn rất gắn bó" với Việt Nam. Các hãng tin Pháp cũng đưa tin cả ba cựu binh Pháp đã đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và được người dân địa phương chào đón.

Cũng nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, cơ quan báo chí các nước Lào, Tây Ban Nha, Mexico đều có các bài viết ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ.

Tờ Pasaxon, Cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào hôm 7/5 có bài viết với tựa đề "Ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ". Bài viết nêu rõ, chiến thắng Điện Biên Phủ là đỉnh cao, là sự thử thách sức mạnh toàn diện, ác liệt, khắc nghiệt nhất trong nhiệm vụ cứu quốc của quân đội nhân dân Việt Nam chống chủ nghĩa thực dân xâm lược kiểu cũ và sự can thiệp, viện trợ của đế quốc kiểu mới.

Hãng thông tấn Lào đăng bài viết về kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Bài xã luận khẳng định, tất cả thắng lợi vĩ đại trên chiến trường của 3 nước Lào - Việt Nam - Campuchia đã buộc địch rơi vào thế bế tắc và ngày càng suy yếu. Cuộc đấu tranh của nhân dân 3 nước Đông Dương càng chiến đấu, lực lượng cách mạng lại càng mạnh và giành thế chủ động, lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Tinh thần đoàn kết liên minh chiến đấu giữa ba nước Đông Dương ngày càng được thắt chặt hơn.

Báo Unidad y Lucha (Thống nhất và Đấu tranh), cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản nhân dân Tây Ban Nha (PCPE) đăng bài viết "70 năm sau trận Điện Biên Phủ" ca ngợi chiến công "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" của quân và dân Việt Nam.

Báo Voces Del Periodista của Mexico khẳng định: "Sau 70 năm, dư âm chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX".

Theo cand.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lào chủ động ứng phó thiên tai trong mùa mưa lũ 2025

Lào chủ động ứng phó thiên tai trong mùa mưa lũ 2025

Chủ động ứng phó với lũ lụt, kịp thời hỗ trợ, khắc phục khẩn trương hậu quả thiên tai, điều tiết xả lũ… là các biện pháp đang được Lào chủ động thực hiện nhằm đảm bảo phòng chống, ứng phó thiên tai kịp thời, hiệu quả mùa mưa lũ.

EU thảo luận vấn đề Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ và xung đột ở Trung Đông

EU thảo luận vấn đề Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ và xung đột ở Trung Đông

Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels (Bỉ) diễn ra từ ngày 26 - 27/6, các nhà lãnh đạo đã tập trung thảo luận về việc tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ nhằm tránh nguy cơ bị áp thuế cao và ứng phó với tình hình nhân đạo ngày càng nghiêm trọng tại Dải Gaza.

UAV Shahed trong khu trưng bày.

Câu trả lời của Ukraine cho làn sóng tấn công bằng UAV Shahed Nga

Để đối phó với làn sóng tấn công trên không của Nga, Ukraine cần tập trung vào 3 ưu tiên: mở rộng các trung tâm đào tạo phi công UAV đánh chặn, tài trợ cho các dự án phát triển máy bay không người lái (UAV) nội địa thế hệ mới và nâng cao năng lực cạnh tranh cho toàn bộ ngành công nghiệp UAV quốc gia.
Cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol tại Tòa án Hiến pháp ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc, ngày 23/1/2025. Ảnh tư liệu

Công tố viên đặc biệt xin lệnh bắt giữ cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol

Ngày 24/6, Công tố viên đặc biệt của Hàn Quốc, do ông Cho Eun Suk đứng đầu, đã đệ đơn xin lệnh bắt giữ cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol lên Tòa án Trung tâm Seoul, với lý do ông đã từ chối 3 lệnh triệu tập của cảnh sát liên quan đến các cáo buộc về việc tuyên bố thiết quân luật ngày 3/12/2024.
fb yt zl tw