Trung bình một người Việt tiêu thụ 1 lít nước ngọt mỗi tuần

Trung bình một người Việt tiêu thụ 1 lít nước ngọt mỗi tuần, tỷ lệ thừa cân và béo phì tăng nhanh, nhất là ở những người trẻ tuổi.

Thông tin được các chuyên gia cho biết tại hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường với sức khỏe, và vai trò của chính sách thuế trong kiểm soát tiêu dùng, sáng 5/4.

TS Angela Pratt, Trưởng đại diện Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết, tăng tiêu thụ đồ uống có đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, sâu răng, thừa cân béo phì. Tình trạng thừa cân béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và các bệnh khác bao gồm ung thư.

WHO khuyến cáo, việc tiêu thụ đường tự do - bất kỳ loại đường nào được thêm vào thực phẩm hoặc đồ uống - nên được giới hạn ở mức dưới 10% tổng năng lượng, lý tưởng là dưới 5%. Vì vậy, đó là khoảng 25 gram mỗi ngày cho một người trưởng thành trung bình.

Tại Việt Nam, tỷ lệ sử dụng đồ uống có đường tăng nhanh trong 10 năm qua. Ước tính, trung bình một người Việt tiêu thụ 1 lít đồ uống có đường mỗi tuần.

“Chúng ta thấy tỷ lệ thừa cân và béo phì tăng nhanh, đặc biệt là ở người trẻ tuổi. Ở thành phố, cứ 4 thanh thiếu niên trong độ tuổi 15-19 thì hơn một người bị thừa cân hoặc béo phì. Chúng ta cần hành động kịp thời quyết đoán để đảo ngược xu hướng tiêu cực này", TS Angela Pratt nói.

WHO cũng khuyến nghị đưa ra các biện pháp gồm ghi nhãn dinh dưỡng ở mặt trước đồ uống, hạn chế quảng cáo, hạn chế đồ uống có đường trong trường học và giáo dục về dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ em và thanh thiếu niên.

Trung bình một người Việt tiêu thụ 1 lít nước ngọt mỗi tuần, tỷ lệ thừa cân và béo phì tăng nhanh, nhất là ở những người trẻ tuổi. (Ảnh minh hoạ)
Trung bình một người Việt tiêu thụ 1 lít nước ngọt mỗi tuần, tỷ lệ thừa cân và béo phì tăng nhanh, nhất là ở những người trẻ tuổi. (Ảnh minh hoạ)

PGS.TS.BS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế) cho biết, béo phì trở thành vấn nạn trên thế giới. Tỷ lệ thừa cân, béo phì đặc biệt ở trẻ em tăng nhanh, cứ 5 trẻ có 1 trẻ bị thừa cân béo phì.

Tại Việt Nam, các thành phố lớn Hà Nội, TP.HCM tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ có thể lên tới 40%, người trưởng thành là 20%, có địa phương lên tới gần 30%.

Sử dụng đồ uống có đường không hợp lý là nguyên nhân gây ra thừa cân, béo phì. Việc tăng hoặc giảm tiêu thụ đường tự do (bất kể lượng đường là bao nhiêu) liên quan thuận chiều với thay đổi cân nặng.

Theo PGS Mai, để hạn chế tiêu thụ đường, chúng ta cần có ý thức hạn chế cho thêm đường, sử dụng các sản phẩm ít đường hoặc không đường để đảm bảo cơ thể có sự cân đối lành mạnh giữa các dinh dưỡng. Lượng đường tự do tiêu thụ một ngày không nên quá 25gr, đồng thời chúng ta nên có thói quen đọc nhãn sản phẩm để lượng đường ăn vào là bao nhiêu. Trẻ em dưới 2 tuổi không nên tiêu thụ bất kỳ loại thực phẩm hoặc đồ uống nào có thêm đường.

VTCNews

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đảm bảo an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế

Đảm bảo an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành đề nghị tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế

Theo Bộ Y tế, thời gian gần đây, tại một số cơ sở khám chữa bệnh đã liên tiếp xảy ra các vụ việc hành hung nhân viên y tế. Những vụ việc này gây mất trật tự và an toàn trong bệnh viện, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình khám chữa bệnh, đe dọa tính mạng, sức khỏe, tinh thần của đội ngũ thầy thuốc và làm giảm sút động lực làm việc, tinh thần tận tụy cống hiến của nhân viên y tế.

Phát huy vai trò của điều dưỡng trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe Nhân dân

Nhân ngày Quốc tế Điều dưỡng (12/5): Phát huy vai trò của điều dưỡng trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe Nhân dân

Ngày Quốc tế Điều dưỡng (12/5) năm nay, Hội đồng Điều dưỡng quốc tế (ICN) đưa ra thông điệp: “Điều dưỡng của chúng ta, tương lai của chúng ta. Chăm sóc sức khỏe cho người điều dưỡng cũng là tăng cường hiệu quả về kinh tế”. Thông điệp nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường sức khỏe và hạnh phúc của các điều dưỡng, đồng thời kêu gọi coi trọng, bảo vệ, đầu tư cho điều dưỡng vì một tương lai bền vững cho ngành điều dưỡng và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Vẫn còn nhiều trẻ mắc sởi do cha mẹ chủ quan không tiêm vaccine

Vẫn còn nhiều trẻ mắc sởi do cha mẹ chủ quan không tiêm vaccine

Mặc dù các phương tiện truyền thông đại chúng đã dành nhiều thời lượng tuyên truyền về phòng tránh bệnh sởi, về chiến dịch tiêm vaccine sởi, nhưng vẫn có nhiều phụ huynh “quên” tiêm phòng cho con. Điều đó khó tránh khỏi nhiều bệnh nhi nhập viện với biến chứng nguy hiểm.

Lào Cai có 1 bác sỹ được tuyên dương Thầy thuốc trẻ Việt Nam triển vọng

Lào Cai có 1 bác sỹ được tuyên dương Thầy thuốc trẻ Việt Nam triển vọng

Bác sỹ Vàng Seo Sào làm việc tại Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa huyện Bắc Hà đã vinh dự được Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tuyên dương là 1 trong 10 "Thầy thuốc trẻ Việt Nam triển vọng". Đây là phần thưởng cao quý dành cho cá nhân có thành tích xuất sắc, đặc biệt trong chuyển đổi số y tế và tiên phong trong khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2023 - 2024.

Gia tăng ca bệnh sởi nặng

Gia tăng ca bệnh sởi nặng

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh, từ tháng 7/2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 4.500 ca mắc sởi tại 9/9 huyện, thị xã, thành phố. Đặc biệt, trong những tháng gần đây, số ca mắc sởi gia tăng và nhiều ca diễn biến nặng.

Rút ngắn khoảng cách giữa nhu cầu điều trị và chi trả BHYT

Rút ngắn khoảng cách giữa nhu cầu điều trị và chi trả BHYT

Hiện nay, sự hỗ trợ chi trả từ BHYT còn eo hẹp khiến bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo vẫn chưa được khám bệnh với chất lượng dịch vụ cao hơn; chưa được ứng dụng nhiều máy móc thiết bị hiện đại cho chẩn đoán bệnh sớm và chuyên sâu, phát hiện bệnh sớm ở giai đoạn đầu…

fb yt zl tw