Trúc Chỉ nối nghệ thuật xưa cũ với đương thời

Dựa vào sự kết hợp của nhiều ý tưởng sáng tạo, nhiều kỹ thuật chế tác trên nền tảng truyền thống, Trúc Chỉ chính là sự giao thoa, hòa quyện và tiếp nối giữa quá khứ với hiện tại.

“Khi làm Trúc Chỉ với tiêu chí phép cộng, chúng tôi luôn ý thức cộng thêm vào và kết nối với những nghề thủ công truyền thống hiện đang có ở Huế. Để tạo nên một giá trị mới nhưng vẫn lưu giữ được những nét đẹp truyền thống của dân tộc”, họa sĩ Phan Hải Bằng, giảng viên trường Đại học Nghệ thuật Huế chia sẻ.

"Cha đẻ" của nghệ thuật Trúc Chỉ

Hoạ sĩ Phan Hải Bằng có liên duyên với giấy khá sớm, bằng Triển lãm cá nhân “Vọng” từ năm 1997 với tranh màu nước trên giấy dó. Cho nên, trong anh vẫn luôn đau đáu về giấy và những khả năng của giấy.

“Tấm giấy dù có đẹp đến mấy, tốt đến mấy thì cũng chỉ là một cái nền để có thể in được, vẽ lên trên đó. Và chúng ta có thể làm gì khác với giấy được không?”, hoạ sĩ Bằng trăn trở.

Hoạ sĩ Phan Hải Bằng - người đầu tiên đặt nền móng cho nghệ thuật Trúc Chỉ của Việt Nam.

Hoạ sĩ Phan Hải Bằng - người đầu tiên đặt nền móng cho nghệ thuật Trúc Chỉ của Việt Nam.

Đi tìm câu trả lời, sau hơn 10 năm lặn lội tìm kiếm và học hỏi khắp các tỉnh từ Bắc vào Nam, sang tận Lào, Thái Lan, hoạ sĩ Phan Hải Bằng đã phát triển từ nghề giấy dó truyền thống thành môn nghệ thuật Trúc Chỉ, từ đó xác lập các sắc thái mới cho nghệ thuật giấy Việt Nam đương thời.

"Hình ảnh của chiếc nón bài thơ Huế với yếu tố nghệ thuật thị giác đã gợi cảm hứng cho tôi bắt đầu với tranh Trúc Chỉ”, họa sĩ Phan Hải Bằng nói.

Trúc Chỉ được sáng tạo với ý niệm cốt lõi “Mang lại cho giấy có thêm khả năng thoát khỏi thân phận làm nền, để trở thành tác phẩm độc lập”. Những tác phẩm giấy tự thân, không cần mực nước, không cần chỉ đan sẽ tự trở thành tác phẩm nghệ thuật bởi những sáng tạo dựa trên chất liệu vốn có.

“Trúc” là tre mà “Chỉ” là giấy, hiểu nôm na là một loại giấy được làm từ tre. Tuy nhiên, gọi là giấy tre thì không hẳn bởi lẽ Trúc Chỉ là “giấy mà không hẳn là giấy”, là “tre nhưng không còn là tre”. Trúc Chỉ khai thác hầu hết các nguyên liệu xơ sợi sẵn có từ rơm, tre, mía, chuối, bèo, bắp, dứa, dâu, lá, cỏ…

“Với Trúc Chỉ, các nguyên liệu sơ xợi được chúng tôi xử lý theo phương thức truyền thống, được ngâm và rửa sạch với nước vôi trong, nghiền nhỏ thành bột giấy. Phương thức này đảm bảo cho độ bền của tác phẩm, đồng thời vẫn thân thiện với môi trường”, hoạ sĩ cho hay.

Trúc Chỉ được tập trung phát triển trên phương tiện thị giác và tạo hình. Các ý tưởng sáng tạo, bố cục họa tiết tạo hình được thực hiện ngay trong quá trình “seo” giấy với sự tác động của nước để tạo nên sự dày mỏng trên giấy, sau đó các hình ảnh sắc độ sẽ hiện rõ hơn khi có hiệu ứng ánh sáng xuyên qua hoặc là sự kết hợp của các chất liệu với nhau nhằm tạo nên tính độc đáo và sáng tạo.

Mỗi sản phẩm Trúc Chỉ là bản duy nhất. Với các họa tiết in chìm trên đó có các nét nghệ thuật độc đáo riêng và không cần phải đến phòng trưng bày, bảo tàng hay cung điện mới có thể ngắm nhìn mà ngay trong lòng đô thị ồn ào bạn có thể thấy những bóng tre, những biểu tượng dân tộc in mình trên giấy Trúc Chỉ.

10 năm và xa hơn...

Với tâm thức về nguồn cội và cộng hưởng những điều mới lạ, hoạ sĩ Phan Hải Bằng cùng các cộng sự vẫn luôn nỗ lực trên con đường khẳng định chỗ đứng cho Trúc Chỉ qua các dự án mới hay các buổi triển lãm, để Trúc Chỉ được hiện diện không chỉ trong nghệ thuật mà còn trong cả đời sống của mỗi con người.

Hiện tại, Trúc Chỉ có một không gian sáng tác với tên gọi là Vườn Trúc Chỉ ở thành phố Huế với hàng chục họa sĩ trẻ tham gia. Nhiều buổi triển lãm, workshop được tổ chức ở trong và ngoài nước để giới thiệu nghệ thuật này đến cộng đồng.

Cho đến nay, Trúc Chỉ đã có một lý lịch nghệ thuật khá dày dặn, với các tác phẩm, công trình tiêu biểu như tác phẩm “Vọng niệm” thuộc Dự án Nghệ thuật đường hầm Nhà Quốc hội 2018, dự án Nghệ thuật Overseas (Bảo tàng Confluences Lyon, Pháp 2018), các triển lãm “Trúc chỉ - Lời của sông” 2016-2017 tại Hà Nội và Đà Nẵng, “Trúc chỉ - Điện Long An” tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế 2016, “Đồng vọng - Dấu ấn Mỹ thuật chúa Nguyễn trên Trúc chỉ” tại Đại nội Huế 2015, “Ngẫu liên - trên giấy” tại Bảo tàng Mỹ thuật Thừa Thiên - Huế, gần nhất là “NĂNG” tại Đà Nẵng vào tháng 7/12 và “THẮM - Hành trình xây dựng một giá trị Việt mới” tại Hà Nội vào tháng 12/2023; đoạt nhiều giải thưởng mỹ thuật trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, Trúc Chỉ còn được lựa chọn là quà tặng cho Nhật hoàng và phu nhân trong chuyến thăm Huế năm 2017.

Một góc của không gian sáng tác Vườn Trúc Chỉ ở thành phố Huế.

Một góc của không gian sáng tác Vườn Trúc Chỉ ở thành phố Huế.

Với sự linh hoạt mới mẻ mà vẫn mang âm hưởng dân tộc, với sức truyền tải và giá trị thẩm mỹ truyền thống đương đại, trong 10 năm qua, Trúc Chỉ không chỉ xuất hiện ở các triển lãm và không gian nghệ thuật mà còn hiện diện ở những không gian sống, kết hợp với các nghề truyền thống như thêu, đan lát, làm nón.

Chẳng hạn như những hình ảnh xuất hiện trên những con thuyền trên sông Hương, hay ở những chiếc quạt tinh xảo trên tay những quý bà trên sông Hương. Trúc Chỉ đã đi vào cuộc sống, len lỏi vào trong đó và được đón nhận một cách rất là thân thương.

Theo chia sẻ của bà Ngô Đình Bảo Vi, Giám đốc Công ty TNHH MTV Nghệ thuật Trúc Chỉ Việt Nam – công ty được thành lập dưới sự dẫn dắt của họa sĩ Phan Hải Bằng, thành tựu đáng để chia sẻ nhất sau 10 năm sáng tạo có lẽ là đã xây dựng được hệ thống kiến trúc thương hiệu thông qua kỹ thuật đồ họa Trúc Chỉ gồm: Tranh nghệ thuật với kỹ thuật đồ họa Trúc Chỉ; Trúc Chỉ - Tín niệm Tường Minh: các tác phẩm mang tinh thần tín ngưỡng dân gian; Nghệ phẩm: các sản phẩm phụ kiện chế tác từ Trúc Chỉ; Quà tặng: được chế tác từ Trúc Chỉ với phong cách 2D, 3D. Dòng sản phẩm nội thất Trúc Chỉ: bình phong, bàn trà, thiền trà, tủ…; Giấy Trúc Chỉ dùng cho sáng tạo…

“Chúng tôi có thể thiết kế và tạo ra những sản phẩm ứng dụng gần gũi và có thể cầm nắm trên tay, ví dụ như quạt, hộp đựng nữ trang,…Trúc Chỉ thỏa mãn được sự sáng tạo của nghệ sĩ trong nội thất, trong những ứng dụng về không gian thông qua những hiệu ứng xuyên sáng, hiệu ứng đèn. Ngay cả những ước muốn về sự sắp đặt người nghệ sĩ đều có thể thực hiện được với Trúc Chỉ”, bà Ngô Đình Bảo Vi cho hay.

Chia sẻ về hành trình tiếp theo, Giám đốc Công ty TNHH MTV Nghệ thuật Trúc Chỉ Việt Nam cho biết, tương lai của Trúc Chỉ còn rất dài và rất cần sự giúp sức của cộng đồng để có thể đạt được các giá trị nhân văn, hạnh phúc. Việc cần làm tiếp theo của Trúc Chỉ sẽ là “Kiến tạo một tổ chức về nghệ thuật chú trọng lưu giữ văn hóa thông qua lễ tiết, không gian xưa truyền thống của Huế”.

Vùng không gian này là nơi mà mọi thành viên của Trúc Chỉ, và bất kỳ ai đến đều nhận thấy đây chính là môi trường mà họ có thể nghiên cứu và phát triển mọi ý tưởng: Nghệ sĩ thì sáng tạo tác phẩm, người làm nhân sự có thể phát triển các triết lý công việc; người bán hàng có những ý tưởng được hỗ trợ thực hiện kể cả “điên rồ” nhất; còn khách hàng thì cảm thấy an lành ngay từ bước chân đầu tiên đặt vào vùng đất này.

“Quan trọng nhất là chúng tôi sẽ liên tục phát triển Trúc Chỉ thành một công nghệ trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu khoa học ban đầu”, bà Vi nói.

Hiện tại, Trúc Chỉ đã hiện diện như một giá trị văn hóa nghệ thuật mới của Huế, được tạo dựng trên nền tảng nghề giấy thủ công truyền thống, kết hợp và ứng biến với nhiều loại nguyên liệu, kỹ thuật và ý tưởng mới... để làm nên một loại hình nghệ thuật mới, một giá trị văn hóa mới, góp thêm vào vốn văn hóa Việt Nam.

Bên cạnh đó, nghệ thuật Trúc Chỉ đã phát triển rất nhanh, ngoài khả năng phát triển về nghệ thuật tạo hình thì Trúc Chỉ đã phát triển trở thành một doanh nghiệp và đã có những ứng dụng nghiên cứu trong nghệ thuật thiết kế.

Tin rằng trong tương lai, đời sống của Trúc Chỉ vẫn sẽ trường tồn và song hành cũng với những giá trị của các nước khác trên thế giới, đóng góp thêm vào trong những dòng chảy của văn hoá thế giới một yếu tố Việt.

“Trúc Chỉ là một trong những dấu ấn mà chúng ta đáng phải đặt mối quan tâm khi mà nghĩ về sự phát triển của nó”, ông Nguyễn Hữu Thông, nhà nghiên cứu văn hóa Thành phố Huế nói.

Hải Giang

“Trúc” là tre mà “Chỉ” là giấy, hiểu nôm na là một loại giấy được làm từ tre. Tuy nhiên, gọi là giấy tre thì không hẳn bởi lẽ Trúc Chỉ là “giấy mà không hẳn là giấy”, là “tre nhưng không còn là tre”.

Trúc Chỉ khai thác hầu hết các nguyên liệu xơ sợi sẵn có từ rơm, tre, mía, chuối, bèo, bắp, dứa, dâu, lá, cỏ…Mỗi sản phẩm Trúc Chỉ là bản duy nhất. Với các họa tiết in chìm trên đó có các nét nghệ thuật độc đáo riêng và không cần phải đến phòng trưng bày, bảo tàng hay cung điện mới có thể ngắm nhìn mà ngay trong lòng đô thị ồn ào bạn có thể thấy những bóng tre, những biểu tượng dân tộc in mình trên giấy Trúc Chỉ.

Hiện tại, Trúc Chỉ đã hiện diện như một giá trị văn hóa nghệ thuật mới của Huế, được tạo dựng trên nền tảng nghề giấy thủ công truyền thống, kết hợp và ứng biến với nhiều loại nguyên liệu, kỹ thuật và ý tưởng mới... để làm nên một loại hình nghệ thuật mới, một giá trị văn hóa mới, góp thêm vào vốn văn hóa Việt Nam.

Ngẫu liên - mùa trống.

Ngẫu liên - mùa trống.

Tác phẩm "NĂNG".

Tác phẩm "NĂNG".

Mỗi sản phẩm Trúc Chỉ là bản duy nhất.

Mỗi sản phẩm Trúc Chỉ là bản duy nhất.

Tác phẩm nghệ thuật Trúc Chỉ mang hơi thở truyền thống dưới các hình thức, ý tưởng hiện đại.

Tác phẩm nghệ thuật Trúc Chỉ mang hơi thở truyền thống dưới các hình thức, ý tưởng hiện đại.

Trúc Chỉ hiện diện ở những không gian sống, kết hợp với các nghề truyền thống như thêu, đan lát, làm nón.

Trúc Chỉ hiện diện ở những không gian sống, kết hợp với các nghề truyền thống như thêu, đan lát, làm nón.

Tranh Trúc Chỉ trên sân khấu OVERSEA.

Tranh Trúc Chỉ trên sân khấu OVERSEA.

Sắp đặt trong triển lãm Trúc Chỉ – Lời của sông – Phiên Bản 2017 tại Bảo tàng Mỹ Thuật Đà Nẵng.

Sắp đặt trong triển lãm Trúc Chỉ – Lời của sông – Phiên Bản 2017 tại Bảo tàng Mỹ Thuật Đà Nẵng.

Tác phẩm được trưng bày trong triển lãm "THẮM - Hành trình xây dựng một giá trị Việt mới".

Tác phẩm được trưng bày trong triển lãm "THẮM - Hành trình xây dựng một giá trị Việt mới".

Trưng bày một số loại xơ sợi tại triển lãm "THẮM".

Trưng bày một số loại xơ sợi tại triển lãm "THẮM".

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Khi những gốc rạ ngoài đồng phai dần hương thơm thì cũng là lúc trời bắt đầu chuyển dần sang Đông. Không ai bảo ai, nhà nhà rục rịch chuẩn bị chưng cất những mẻ rượu ngon, ủ rượu để đón tết.

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên bài thơ này.

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Ai đó đã từng nói rằng, vùng đất thơ mộng Lào Cai dù còn nhiều gian khó nhưng lại là nơi mang lại nguồn cảm hứng sáng tác bất tận cho thi ca, cho những sáng tác nghệ thuật trong nhiều lĩnh vực, như hội họa, nhiếp ảnh, điêu khắc... Rất nhiều họa sỹ, nhà điêu khắc, nhiếp ảnh gia khi đặt chân đến mảnh đất biên cương Lào Cai đều bị cảm mến bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, những sắc màu văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây.

Người say nghiệp văn chương

Người say nghiệp văn chương

Đoàn Hữu Nam cho biết: Năm 1975, anh nghỉ học giữa chừng chỉ vì gia đình nghèo khó, bố mẹ luôn đau yếu, chẳng có tiền học tiếp… Năm đó, có một công ty cầu đường ở Yên Bái về tận Hà Nam tuyển công nhân, anh dự tuyển, hy vọng được đi làm để bớt gánh nặng cho gia đình. Gần 18 tuổi mà người nhỏ thó, còm nhom, Đoàn Hữu Nam “còm” nhất trong số 160 người được tuyển dụng.

Tôn vinh những tác phẩm báo chí tâm huyết về Thủ đô

Tôn vinh những tác phẩm báo chí tâm huyết về Thủ đô

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” do báo Hà Nội mới tổ chức đã thu hút hàng trăm tác phẩm báo chí chất lượng. Trong đó, nhiều bài viết đầy ắp tình cảm mến yêu, thương nhớ của các tác giả về Thăng Long - Hà Nội, một số bài viết thể hiện tâm huyết, trách nhiệm, khát vọng xây dựng Thủ đô giàu, đẹp.

Để phim tài liệu Việt Nam phát triển: Cần có chiến lược đầu tư dài hơi

Để phim tài liệu Việt Nam phát triển: Cần có chiến lược đầu tư dài hơi

Nhờ đa dạng đề tài, đổi mới cách thể hiện, cùng nhiệt huyết của người làm nghề, phim tài liệu Việt Nam ngày càng gia tăng sức hút. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để tạo sự chuyển mình mạnh mẽ cho thể loại này, cần hơn nữa những chiến lược đầu tư dài hơi và các cơ chế chính sách khuyến khích để tạo thêm động lực cho các nhà làm phim, đặc biệt các nhà làm phim trẻ độc lập.

Tạo "đất diễn" cho truyện tranh Việt Nam

Tạo "đất diễn" cho truyện tranh Việt Nam

Thị trường truyện tranh Việt trong những năm gần đây đã có những bước phát triển mạnh. Tuy nhiên dường như các tác phẩm nhập khẩu từ nước ngoài vẫn đang lấn át thị trường trong nước. Vì sao nhu cầu của độc giả cao nhưng chúng ta vẫn thiếu những bộ truyện tranh “made by Vietnam”?

fbytzltw