Triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán tân dược giả quy mô lớn

Ngày 14/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã phá chuyên án, triệt phá đường dây “sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh” quy mô lớn do hai vợ chồng Ngô Kim Diệu, Nguyễn Thị Ngọc Hương cầm đầu và khởi tố, bắt tạm giam 22 đối tượng về tội trên theo quy định tại Điều 194 Bộ luật Hình sự.

Công an Thành phố Hồ Chí Minh bắt Ngô Kim Diệu (sinh năm 1984, Giám đốc Công ty TNHH Kingpharm, trụ sở tại số 6 đường 2B, phường An Lạc, quận Bình Tân).
Công an Thành phố Hồ Chí Minh bắt Ngô Kim Diệu (sinh năm 1984, Giám đốc Công ty TNHH Kingpharm, trụ sở tại số 6 đường 2B, phường An Lạc, quận Bình Tân).

Trước đó, Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu và môi trường (Công an Thành phố) phát hiện đường dây nghi vấn hoạt động “sản xuất, buôn bán hàng giả” là thuốc Đông y kết hợp tân dược, điều trị nhiều loại bệnh do Ngô Kim Diệu (sinh năm 1984, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kingpharm, trụ sở tại số 6 đường 2B, phường An Lạc, quận Bình Tân) và vợ là Nguyễn Thị Ngọc Hương (sinh năm 1986, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Kiến Lâm, trụ sở tại số 3 đường số 26, Phường 16, Quận 8) cầm đầu.

Hai vợ chồng này sử dụng các pháp nhân doanh nghiệp để che giấu hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc Đông y kết hợp tân dược các loại (dạng viên nhộng). Các đối tượng tách biệt từ khâu sản xuất viên nhộng, ép vỉ cho đến đóng gói, chứa nguyên liệu, thành phẩm tại các địa điểm khác nhau nhằm tránh bị lực lượng chức năng phát hiện, xử lý.

Công an Thành phố Hồ Chí Minh bắt Nguyễn Thị Ngọc Hương (sinh năm 1986, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Kiến Lâm, trụ sở tại số 3 đường số 26, Phường 16, Quận 8).
Công an Thành phố Hồ Chí Minh bắt Nguyễn Thị Ngọc Hương (sinh năm 1986, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Kiến Lâm, trụ sở tại số 3 đường số 26, Phường 16, Quận 8).

Kết quả khám xét, cơ quan công an đã thu giữ hơn 1.150 thùng thuốc thành phẩm và nguyên liệu các loại (trong đó có hơn 56.250 đơn vị sản phẩm thuốc giả, còn lại là nguyên liệu hoặc thuốc chưa thành phẩm); 1.600 kg bột nguyên liệu dùng để sản xuất viên nén thuốc giả; 5 hệ thống máy móc để đóng viên nang, ép vỉ, bóng viên nang, đóng lọ, cán nóng ép miệng túi bao bì chứa thuốc… Trên vỏ hộp các sản phẩm thuốc giả hầu hết ghi công dụng trị xương khớp, trĩ, ngứa… mang 33 thương hiệu khác nhau như: “Xương khớp khắc tinh”, “ Xạ hương linh chi đơn”, “Tọa cốt thần kinh thống”… do doanh nghiệp ở nước ngoài sản xuất...

Kết quả điều tra ban đầu xác định, Ngô Kim Diệu và vợ bắt đầu sản xuất thuốc giả từ năm 2018, bằng thủ đoạn mua nguyên liệu thuốc Đông y và hoạt chất tân dược có cùng công dụng chữa một số bệnh cụ thể về trộn lẫn nghiền thành bột, rồi sử dụng máy móc đóng thành viên nang, ép vỉ, dán gói, đóng lọ, đóng gói thành phẩm thuốc giả.

Đường dây sản xuất buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh do hai vợ chồng Ngô Kim Diệu, Nguyễn Thị Ngọc Hương cầm đầu.
Đường dây sản xuất buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh do hai vợ chồng Ngô Kim Diệu, Nguyễn Thị Ngọc Hương cầm đầu.

Hai đối tượng sử dụng 16 nhân viên là họ hàng, người thân để khép kín quy trình sản xuất thuốc giả, quản lý kho nguyên liệu, thành phẩm nhằm tránh bị phát hiện; thuê đối tượng Nguyễn Thị Như Ý và chồng là Ngô Quí Dương (ngụ Quận 12) sản xuất bao bì, tem nhãn giả. Sau khi đóng gói thành phẩm, vợ chồng Kim Diệu thông qua các đối tượng Đỗ Thành Mỹ (sinh năm 1981, ngụ ở Quận 12), Đỗ Thanh Hải (sinh năm 1973, ngụ ở huyện Bình Chánh), Nguyễn Mộng Điền (sinh năm 1988; ngụ ở huyện Cầu Ngang, Trà Vinh) cùng các đối tượng khác đưa hàng giả ra thị trường tiêu thụ.

Riêng năm 2024, vợ chồng Kim Diệu và Thu Hương đã sản xuất số thuốc giả trị giá hơn 45 tỷ đồng. Còn 3 đối tượng Đỗ Thành Mỹ, Đỗ Thanh Hải, Nguyễn Mộng Điền tiêu thụ số thuốc giả trị giá gần 35 tỷ đồng.

Máy móc thiết bị, sản xuất buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh của hai vợ chồng Ngô Kim Diệu, Nguyễn Thị Ngọc Hương.
Máy móc thiết bị, sản xuất buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh của hai vợ chồng Ngô Kim Diệu, Nguyễn Thị Ngọc Hương.

Cơ quan công an cũng phát hiện có sự sơ hở, dấu hiệu vi phạm của các doanh nghiệp trong việc nhập khẩu, kinh doanh các hoạt chất tân dược; chưa quản lý, bán hoạt chất tân dược chưa đúng đối tượng, chưa đúng yêu cầu, mục đích khi đăng ký nhập khẩu, tạo sơ hở để Kim Diệu và đồng bọn thu mua các nguyên liệu hoạt chất tân dược. Cá biệt có các hoạt chất tân dược được nhập khẩu, phân phối phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi nhưng được bán trôi nổi ra thị trường, cũng được Kim Diệu mua sản xuất thuốc uống cho người (thuốc giả)...

Cơ quan chức năng tiếp tục điều tra mở rộng, xử lý các đối tượng liên quan.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khởi tố nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Văn Thắng và 11 bị can khác

Khởi tố nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Văn Thắng và 11 bị can khác

Ngày 9/1, theo thông tin từ Bộ Công an, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án “Nhận hối lộ, Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, xảy ra tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty Hoàng Dân và các đơn vị, địa phương liên quan; đồng thời khởi tố đối với 12 bị can.

Bộ Công an thông tin vụ "lãnh đạo ngân hàng đánh bạc, chuyển tiền ra nước ngoài"

Bộ Công an thông tin vụ "lãnh đạo ngân hàng đánh bạc, chuyển tiền ra nước ngoài"

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ, chiều 8/1, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh Văn phòng, Người Phát ngôn Bộ Công an đã trao đổi, trả lời báo chí về những thông tin được lan truyền trên mạng xã hội liên quan đến lãnh đạo cấp cao của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB).

Tăng mức phạt giúp thay đổi văn hóa giao thông

Tăng mức phạt giúp thay đổi văn hóa giao thông

Từ ngày 1/1 vừa qua, Luật trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ có hiệu lực thực thi trong cuộc sống, cùng ngày, Nghị định 168 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ cũng có hiệu lực với mức phạt tăng khá cao so với mức phạt cũ được quy định tại Nghị định 100 và Nghị định 123.

Bảo Thắng: Xử lý nghiêm lái xe vi phạm nồng độ cồn

Bảo Thắng: Xử lý nghiêm lái xe vi phạm nồng độ cồn

20 giờ 35 phút ngày 20/12/2024, anh Hà Văn T. (xã Thống Nhất, thành phố Lào Cai) điều khiển xe ô tô bán tải mang biển kiểm soát 24C-154.XX lưu thông trên Quốc lộ 4E, đoạn thuộc địa phận thôn Bến Phà, xã Gia Phú (huyện Bảo Thắng) thì bị lực lượng cảnh sát giao thông Công an huyện Bảo Thắng ra hiệu lệnh dừng xe kiểm tra nồng độ cồn.

Cảnh giác lừa đảo mua sắm online

Cảnh giác lừa đảo mua sắm online

Thời điểm này, người tiêu dùng bắt đầu mua sắm nhiều hơn, đặc biệt là mua sắm online. Đây cũng là thời điểm lừa đảo trực tuyến lại “nóng”. Do đó, người tiêu dùng cần cảnh giác trước thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo. Số liệu từ cơ quan chức năng, thiệt hại ước tính do lừa đảo trực tuyến gây ra trong năm 2024 lên đến 18.900 tỷ đồng. Đáng chú ý, số nạn nhân bị lừa đảo lớn nhưng số người có thể lấy lại được tiền rất nhỏ.

Công an huyện Si Ma Cai xử phạt 1 đối tượng “bốc đầu” xe mô tô

Công an huyện Si Ma Cai xử phạt 1 đối tượng “bốc đầu” xe mô tô

Vừa qua, Đội Cảnh sát giao thông - Trật tự, Công an huyện Si Ma Cai đã phát hiện và xử lý đối tượng Cư Văn X. (sinh năm 2008, thường trú tại tổ dân phố Nàng Cảng, thị trấn Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai) điều khiển xe mô tô mang biển kiểm soát 24AK-014.XX chạy bằng một bánh trên đường liên xã Sín Chéng - Nàn Sín, huyện Si Ma Cai.

Xử lý vi phạm theo Nghị định 168, người lái xe đã nâng cao ý thức hơn

Xử lý vi phạm theo Nghị định 168, người lái xe đã nâng cao ý thức hơn

Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 168 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ có hiệu lực, trong đó nhiều hành vi vi phạm giao thông có mức xử phạt cao hơn nhiều lần so với các quy định của Nghị định số 100 trước đó.

fb yt zl tw