Triển lãm 3D trực tuyến "Y dược triều Nguyễn: Gạch nối nền y học Đông - Tây"

Triển lãm 3D trực tuyến với chủ đề “Y dược triều Nguyễn: Gạch nối nền y học Đông - Tây” đã khai mạc sáng 25/2 (tại địa chỉ https://archives.org.vn/yduoctrieunguyen/index1.html), nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025) và 130 năm thành lập Viện Pasteur Nha Trang (1895 - 2025), 100 năm Viện Pasteur Hà Nội (1925 - 2025).

Triển lãm do Trung tâm Lưu trữ quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước (Bộ Nội vụ) tổ chức, góp phần tái hiện lịch sử hình thành, phát triển và thành tựu của y học cổ truyền Việt Nam cũng như sự thâm nhập cùng những đóng góp của Tây y trên đất Việt.

Tài liệu trưng bày tại triển lãm. Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia I.
Tài liệu trưng bày tại triển lãm. Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia I.

Với hơn 300 tài liệu, hình ảnh được lựa chọn từ các Trung tâm Lưu trữ quốc gia thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Thư viện Quốc gia Việt Nam, Thư viện Quốc gia Pháp và nhiều nguồn tư liệu khác, Triển lãm cung cấp cho những nhà nghiên cứu, nhà chuyên môn và công chúng nhiều thông tin hữu ích về nền y học Việt Nam, thông qua 3 phần: Phần 1, Đông y trong dòng lịch sử Việt Nam; phần 2, Y dược triều Nguyễn: Gạch nối nền y học Đông - Tây; phần 3, Tây y trên đất Việt.

Người xưa nói “lương y như từ mẫu” bởi y đạo vốn không phân biệt sang hèn, giàu nghèo, bằng hữu hay đối lập, người có công hay kẻ tội nhân mà chỉ thực hiện sứ mệnh cứu người. Đó là sứ mệnh cao cả cần được tôn vinh và thắp sáng.

Vua Tự Đức dụ rằng “y đạo dù nhỏ cũng là phép của nhân từ, là cốt của cửu lưu. Vậy nên đế vương đời xưa thử thuốc, định đơn để giúp đời sống, thực có công với thiên hạ vạn đời”.

Y học trong đời sống rất quan trọng, nên từ cổ chí kim, thời nào cũng coi trọng và tôn vinh y đạo. Nước ta có lịch sử y dược từ lâu đời với nhiều danh y nổi tiếng. Thời Hùng Vương, tuy y học còn truyền miệng nhưng người Việt đã biết dùng thức ăn để trị bệnh. Thời kỳ Bắc thuộc, có sự giao lưu và tiếp thu y học từ Trung Quốc. Sang thời kỳ độc lập, nền y học cổ truyền nước ta ngày càng phát triển.

Triều Lý bắt đầu lập cơ quan chuyên trách về y tế là Ty Thái y triều. Triều Trần lập Viện Thái y. Triều Hậu Lê ở triều đình có Thái y viện, các tỉnh có Tế sinh đường. Thời kỳ này có nhiều danh y chuyên tâm nghiên cứu y thuật, dược liệu như Chu Văn An, Thiền sư Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác cùng với nhiều bộ y thư được biên soạn đã cho thấy thành tựu y học cổ truyền nước ta và những giá trị của y học trong đời sống.

Hiện nay, sách y học cổ truyền có tới hàng nghìn quyển, trong đó bộ Hải Thượng Lãn Ông y tông tâm lĩnh là bộ y thư đồ sộ nhất ở nước ta. Những bộ y thư này chính là thành tựu của nền y học cổ truyền mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Trong các bộ y thư của mình, Tuệ Tĩnh luôn coi trọng “Thuốc Nam Việt chữa người Nam Việt”.

Đến triều Nguyễn, sự hội nhập của Tây y khiến y học Việt Nam ngày càng phát triển. Theo Đại Nam thực lục, Thái y viện được lập tháng 10/1790, đây là cơ quan chăm sóc sức khỏe cho vua, hoàng tộc, hậu cung, quan lại trong triều đình và quản lý các hoạt động y tế của cả nước. Trong quá trình hoạt động, Thái y viện đã dâng nhiều bài Ngự dược. Châu bản triều Nguyễn lưu lại nhiều bài thuốc vua Gia Long, Minh Mệnh, Tự Đức đã dùng. Cho đến nay, những bài Ngự dược này vẫn có giá trị đối với y học cổ truyền Việt Nam.

Triều đình nhà Nguyễn không chỉ quan tâm việc mua, bán, tích trữ dược liệu, bào chế dược phẩm, khám, chữa bệnh, cấp phát thuốc và lập Ty Lương y ở các tỉnh để chăm lo các vấn đề y tế ở địa phương, mà còn chú trọng đến việc đào tạo y sinh. Năm Tự Đức thứ 9 (1856), trường dạy thuốc ở Huế được thiết lập.

Tài liệu trưng bày tại triển lãm. Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia I.
Tài liệu trưng bày tại triển lãm. Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia I.

Cuối thế kỉ XIX, khi người Pháp vào nước ta thì nền Tây y cũng thâm nhập mạnh mẽ vào sinh hoạt cung đình và đời sống nhân dân. Vì vậy, triều đình Nguyễn bắt đầu cử y sinh tới các bệnh viện để học tập và cùng bác sỹ Tây y chữa trị trị cho người Nam. Đây chính là dấu gạch nối của nền y học Đông - Tây.

Sau khi đặt bộ máy chính trị ở nước ta, chính quyền Pháp xây dựng một hệ thống y tế mới, bắt đầu bằng việc thành lập các sở y tế và quy định về cơ cấu tổ chức y tế. Tiếp đó, để nghiên cứu vaccine phòng, chống dịch, hệ thống viện Pasteur được xây dựng, đầu tiên ở Sài Gòn, sau đó là ở Nha Trang, Hà Nội và Đà Lạt.

Nền y học mới kéo theo nhu cầu đào tạo về đội ngũ nhân sự. Năm 1898, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer có kế hoạch thành lập một Trường Y ở Việt Nam. Bác sĩ Yersin được giao phụ trách việc này. Trường Y Đông Dương ra đời năm 1902 nhằm đào tạo sinh viên địa phương, góp phần cải thiện sức khỏe của người dân và truyền bá Tây y. Từ năm 1919 - 1930 đã có 199 bác sỹ tốt nghiệp trường y Đông Dương, trong đó đa số là người Việt.

Các cơ quan quản lý y tế, viện nghiên cứu và cơ sở khám chữa bệnh cũng từng bước được thành lập tại thuộc địa. Nhiều bệnh viện được xây dựng vừa là cơ sở để khám, chữa bệnh, vừa là nơi thực hành cho trường y Đông Dương. Một nghiên cứu của Shaun Kingsley Malarney cho thấy, vào đầu những năm 1920, hệ thống y tế ở Việt Nam gồm có các bệnh viện hỗn hợp, bệnh viện bản xứ, nhà hộ sinh, trạm xá, nhà cứu tế, trại thương điên, trại phong và bệnh viện truyền nhiễm lần lượt được xây dựng. Sự du nhập của Tây y cũng mở đường cho hoạt động kinh doanh và buôn bán thuốc Tây với nhiều hiệu thuốc mọc lên ở cả ba miền.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

'Trang sử vàng' - tác phẩm của ánh sáng lịch sử và tâm hồn dân tộc

'Trang sử vàng' - tác phẩm của ánh sáng lịch sử và tâm hồn dân tộc

Tác phẩm điêu khắc ánh sáng "Trang sử vàng" của nghệ nhân Bùi Văn Tự được ra mắt đúng dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025). Tác phẩm vừa là biểu tượng nghệ thuật vừa thể hiện hành trình kể chuyện lịch sử bằng tâm hồn, khát vọng của người nghệ sĩ trẻ đầy thiết tha, sâu nặng.

Lão nông Hà Nhì 30 năm giữ nghề đan mâm

Lão nông Hà Nhì 30 năm giữ nghề đan mâm

Từ những thanh gỗ pơ mu cũ kỹ bị vùi trong lớp đất mục tưởng như bỏ đi hoặc chỉ dùng vào việc chẻ ra nhóm bếp, ông Chu Xe Gió, người Hà Nhì, xã Nậm Pung (Bát xát) có thể tách ra thành những chiếc nan mỏng như tấm bìa giấy để đan mâm theo kỹ thuật truyền thống của dân tộc Hà Nhì. Điều đáng nói, ông Chu Xe Gió là truyền nhân duy nhất của xã Nậm Pung có thể đan mâm bằng nan gỗ pơ mu trong khi một số người khác chỉ đan được bằng nan tre quen thuộc.

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc với chủ đề "Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam"

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc với chủ đề "Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam"

Hướng tới kỷ niệm 135 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025); 71 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025), từ ngày 5 - 31/5/2025 sẽ tổ chức các hoạt động tháng 5 với chủ đề “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

“Hành trình thống nhất” - Phim tài liệu đặc biệt về hòa giải dân tộc

“Hành trình thống nhất” - Phim tài liệu đặc biệt về hòa giải dân tộc

Bộ phim tài liệu đặc biệt mang tựa đề “Hành trình thống nhất” sẽ được phát sóng tối nay (2/5/2025) vào lúc 20 giờ 10 phút trên kênh VTV1. Đây là bộ phim nằm trong khuôn khổ chương trình VTV Đặc biệt của Đài Truyền hình Việt Nam kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.

Triển lãm "VIETNAM 75" tôn vinh cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam

Triển lãm "VIETNAM 75" tôn vinh cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam

Diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Triển lãm “VIETNAM 75” – Hồi ức lịch sử về chiến tranh Việt Nam đã mang đến một cái nhìn tổng quan cho cộng đồng và bạn bè quốc tế sinh sống tại Đức về một giai đoạn lịch sử của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Không chỉ tôn vinh cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam, mà “VIETNAM 75” còn nhắc nhớ về nỗi đau mà chiến tranh đã gây ra với hàng triệu gia đình.

Dấu ấn văn xuôi Lào Cai

Dấu ấn văn xuôi Lào Cai

Trên tay tôi đang là ấn phẩm còn thơm mùi mực : Tuyển tập Truyện ngắn hay Lào Cai. Lòng lâng lâng cảm xúc thật khó tả bởi ấn phẩm được Hội Văn học – Nghệ thuật Lào Cai phát hành đúng dịp cả nước nô nức tổ chức các hoạt động mừng đại lễ 50 năm non sông liền một dải, cũng là 50 năm nền văn học, nghệ thuật sau ngày đất nước thống nhất.

fb yt zl tw