Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo ở một số địa phương còn chậm

Tính đến hết tháng 7/2023, giải ngân nguồn vốn ngân sách Trung ương đạt 1.946,636 tỷ đồng, bằng 15,34% số vốn được phân bổ (1.524,449 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển, đạt 28,23%; 422,187 tỷ đồng vốn sự nghiệp, đạt 6,53%). Hiện việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo ở một số địa phương còn chậm…
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, năm 2023, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổng hợp đề xuất phân bổ vốn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phân bổ 12.692 tỷ đồng nguồn ngân sách Trung ương. Trong đó, vốn đầu tư phát triển là 5.400 tỷ đồng; vốn sự nghiệp là 7.292 tỷ đồng). Số vốn nguồn ngân sách Trung ương phân bổ năm 2023 tăng 47% so với năm 2022.
Các địa phương đã phân bổ 902,778 tỷ đồng, trong đó 424,558 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển; 478,22 tỷ đồng vốn sự nghiệp để thực hiện Chương trình. Ngoài ra, nguồn vốn cho Chương trình năm 2023 còn được huy động từ các nguồn hợp pháp khác 107,2 tỷ đồng. Như vậy, năm 2023, tổng số vốn được phân bổ dành cho thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia này là gần 13.702 tỷ đồng.
Tính đến hết tháng 7/2023, giải ngân nguồn vốn ngân sách Trung ương đạt 1.946,636 tỷ đồng, bằng 15,34% số vốn được phân bổ (1.524,449 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển, đạt 28,23%; 422,187 tỷ đồng vốn sự nghiệp, đạt 6,53%).
Theo tổng hợp báo cáo của các địa phương, ước giải ngân đến ngày 31/12/2023, vốn đầu tư phát triển đạt 94,67%, vốn sự nghiệp đạt 88,19%. Ước đến hết năm 2023, tổng số tiền giải ngân cho Chương trình dự kiến sẽ đạt trên 90%.
Bên cạnh đó, thời gian qua, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng phối hợp với các Bộ, ngành hướng dẫn các địa phương thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách giảm nghèo hiện hành như: Chính sách tín dụng ưu đãi, chính sách dạy nghề, hỗ trợ lao động thuộc hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, chính sách hỗ trợ y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, hỗ trợ tiền điện, chính sách trợ giúp pháp lý.
Kinh phí thực hiện các chính sách giảm nghèo thường xuyên bố trí từ ngân sách Trung ương năm 2023 ước trên 20 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, Bộ cũng hướng dẫn các địa phương thực hiện các biện pháp hỗ trợ các hộ nghèo không còn khả năng lao động từ nguồn ngân sách địa phương và nguồn xã hội hóa.
Nhìn chung, các chính sách, chương trình giảm nghèo được thực hiện khá toàn diện và tương đối đầy đủ, đời sống của người nghèo từng bước được cải thiện, nâng cao, an sinh xã hội luôn được đảm bảo.
Tuy nhiên, hiện phần lớn hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu kỹ năng nghề nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực thấp, khó tiếp cận việc làm; thiếu sinh kế, việc làm, thu nhập thấp, không ổn định; thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản như nhà ở, vệ sinh, thông tin; triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo ở một số địa phương còn chậm.
Do đó, trong thời gian tới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục tập trung cho công tác giải ngân vốn thực hiện các chương trình, dự án đảm bảo tiến độ, chất lượng. Có giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, khắc phục các tồn tại, hạn chế để đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công và 3 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện chính sách giảm nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025.
Yên Bái nằm trong số các tỉnh có kết quả giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia cao so với cả nước. 
Về Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tỉnh Yên Bái được hỗ trợ từ ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 trên 1.384 tỷ đồng, chiếm 54% tổng vốn đầu tư thực hiện các CTMTQG của cả giai đoạn. Đến hết tháng 8/2023, vốn đầu tư phát triển đã khởi công xây dựng được 222 công trình (trong đó có 84 công trình hoàn thành đưa vào sử dụng) với kinh phí thực hiện đạt 512 tỷ 302 triệu đồng trong tổng số 603 tỷ 057 triệu đồng, đạt 84,95% kế hoạch; vốn sự nghiệp 60 tỷ 738 triệu/296 tỷ 695 triệu đồng, đạt 20,47% kế hoạch.
Đến hết tháng 8/2023, tổng kinh phí đã giao 2 năm 2022 - 2023 thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh là 434 tỷ 144 triệu đồng; trong đó, vốn đầu tư phát triển  364 tỷ 310 triệu đồng, vốn sự nghiệp 69.834 triệu đồng. Đến hết tháng 9, vốn đầu tư phát triển đã giải ngân 326 tỷ 301 triệu đồng, đạt 89,6%; vốn sự nghiệp giải ngân trên 22 tỷ 016 triệu đồng, đạt 31,3%... 
TT- Vneconomy

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lãnh đạo xã Minh Tiến và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lục Yên kiểm tra mô hình sản xuất ván xẻ của gia đình anh Nguyễn Văn Việt ở thôn Tổng Táng.

Lục Yên thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia

Phát huy nội lực, tận dụng tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương; đồng thời, kết hợp với sự đầu tư, hỗ trợ trực tiếp từ các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), chính quyền, nhân dân huyện Lục Yên đã nỗ lực thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025 và đạt được nhiều kết quả nổi bật.
Mô hình chăn nuôi lợn góp phần giảm nghèo của gia đình chị Nguyễn Thị Thúy, bản Chao, xã Việt Hồng.

Trấn Yên lựa chọn 20 mô hình truyền cảm hứng giảm nghèo

Để phát huy vai trò của mô hình điển hình tiên tiến trong việc truyền động lực, cảm hứng giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, thoát cận nghèo, hộ khuyết tật không có sinh kế ổn định và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến, UBND huyện Trấn Yên sẽ lựa chọn 20 mô hình, điển hình tiên tiến để truyền cảm hứng thoát nghèo cho các hộ.
Người dân xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên đăng ký các mô hình hỗ trợ thuộc Chương trình giảm nghèo bền vững thông qua các buổi họp thôn.

Hồng Ca phấn đấu giảm còn 2,56% hộ nghèo

Hồng Ca là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất của huyện Trấn Yên, bằng những giải pháp cụ thể, thiết thực, hết năm 2023, xã giảm hộ nghèo xuống còn 5,72%. Năm 2024, xã Hồng Ca phấn đấu giảm còn 2,56% hộ nghèo, 5,37% hộ cận nghèo.
UBND huyện Văn Yên hỗ trợ lợn giống cho các hộ nghèo thôn Hạnh Phúc, xã Tân Hợp.

Vì một Văn Yên không còn hộ nghèo

Tiếp nối nhiều cách làm sáng tạo đã thực hiện thời gian qua, năm 2024, huyện Văn Yên tiếp tục phát động phong trào thi đua “Dòng họ, thôn không còn hộ nghèo”, hướng tới xã không còn hộ nghèo để tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác giảm nghèo bền vững.
Mô hình nuôi dê núi của anh Sùng A Lâu, thôn Cang Dông và 2 thành viên trong tổ hợp tác nuôi dê cho hiệu quả kinh tế cao.

Pá Hu mở rộng hiệu quả nhiều mô hình kinh tế

Bằng việc xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ trong phát triển kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Pá Hu, huyện Trạm Tấu đã đề ra những giải pháp cụ thể. Từ chỗ độc canh một loại cây trồng, nay ở các thôn đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế đem lại hiệu quả cao.
Quang cảnh Hội nghị tập huấn

Mù Cang Chải: Gần 100 đại biểu tập huấn về phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia

Trong 2 ngày (19 - 20/12), 97 đại biểu là bí thư chi bộ, trưởng bản, già làng, trưởng dòng họ, người có uy tín của 14 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã được tập huấn thực hiện Tiểu dự án 01 thuộc Dự án 10 về phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền cho đồng bào dân tộc thiểu số thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Các ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh luôn tích cực tuyên truyền sâu rộng nội dung Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đến bà con nhân dân.

Yên Bái coi trọng truyền thông về giảm nghèo bền vững

Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; thời gian qua, ngoài tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình, các chính sách, dự án, giải pháp giảm nghèo bền vững nhằm nâng cao thu nhập cho người dân; đào tạo nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo... tỉnh Yên Bái đã tập trung tuyên truyền sâu rộng nội dung Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đến cấp ủy, chính quyền và nhân dân.
Chủ tịch UBND huyện Văn Yên Hà Đức Anh (đội mũ) kiểm tra mô hình chăn nuôi đại gia súc xã Phong Dụ Thượng.

Đòn bẩy giúp Văn Yên giảm nghèo

"Việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, coi đây là đòn bẩy giúp người dân phát triển kinh tế, đặc biệt là người nghèo, nếu không làm được là có lỗi với nhân dân". Đây là khẳng định của Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Văn Yên Hà Đức Anh khi trao đổi với phóng viên Báo Yên Bái về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
Quang cảnh Hội nghị

Nghĩa Lộ tập huấn cán bộ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Ngày 15/12, Uỷ ban nhân dân thị xã Nghĩa Lộ đã tổ chức Hội nghị tập huấn công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023.
fb yt zl tw