Trao giải Liên hoan nghệ thuật "Tôi yêu tiếng nước tôi" tại Nhật Bản

17 thí sinh xuất sắc nhất lọt vào vòng chung kết Liên hoan nghệ thuật “Tôi yêu tiếng nước tôi” tại Nhật Bản và Huy chương Vàng duy nhất đã được trao cho thí sinh Nguyễn Trần Bảo Trinh.

Thí sinh Nguyễn Trần Bảo Trinh trình diễn ca khúc "Thương ca tiếng Việt".
Thí sinh Nguyễn Trần Bảo Trinh trình diễn ca khúc "Thương ca tiếng Việt".

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 13/7, Lễ bế mạc và trao giải chương trình liên hoan nghệ thuật “Tôi yêu tiếng nước tôi” năm 2024 đã được tổ chức tại Đại sứ quán Việt Nam tại Tokyo, Nhật Bản.

Đây là lần đầu tiên chương trình tổ chức tại Nhật Bản nhưng đã gây được tiếng vang lớn không chỉ trong cộng đồng người Việt, mà cả đối với những người Nhật Bản yêu mến Việt Nam.

“Tôi yêu tiếng nước tôi” là chương trình do Hội bảo vệ quyền của Nghệ sỹ biểu diễn âm nhạc Việt Nam (APPA) chủ trì tổ chức với mong muốn góp phần gìn giữ tiếng Việt, bảo tồn văn hóa Việt Nam cũng như nâng cao đời sống văn hóa cộng đồng người Việt Nam sinh sống tại nước ngoài.

Chương trình đã trải qua 4 mùa tổ chức thành công ở các nước châu Âu và Đông Nam Á.

Đây là lần đầu tiên APPA tổ chức chương trình tại Nhật Bản với sự hợp tác của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, Liên Hiệp hội người Việt Nam tại Nhật Bản (VUAJ), Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài (ALOV).

Ban Giám khảo cuộc thi “Tôi yêu tiếng nước tôi” tại Nhật Bản lần thứ nhất.
Ban Giám khảo cuộc thi “Tôi yêu tiếng nước tôi” tại Nhật Bản lần thứ nhất.

Tham dự Lễ trao giải có Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Phạm Quang Hiệu, Công sứ Nguyễn Đức Minh, Chủ tịch Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, cựu Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Phú Bình, Nghệ sỹ Nhân dân Thanh Hoa, Chủ tịch APPA, đại diện các hội, đoàn người Việt tại Nhật Bản cùng đông đảo kiều bào đến cổ vũ, động viên cho các thí sinh có giọng hát xuất sắc nhất lọt vào chung kết.

Phát biểu tại Lễ trao giải, Nghệ sỹ Nhân dân Thanh Hoa cho biết, chương trình đã góp phần giữ gìn tiếng Việt không chỉ trên phạm vi đất nước Nhật Bản, mà trên quy mô toàn cầu, tạo nên một sân chơi bổ ích, hấp dẫn để thu hút sự quan tâm, thực hành và quảng bá tiếng Việt.

Với vai trò Trưởng Ban tổ chức, Nghệ sỹ Nhân dân Thanh Hoa cũng khẳng định sẽ nỗ lực lan tỏa tình yêu tiếng Việt, chữ Việt qua những làn điệu dân ca của Việt Nam, qua những bài hát mang tính lịch sử cho nhiều thế hệ sau này của Việt Nam: “Khi Thanh Hoa đi phục vụ bà con ở nước ngoài, lòng yêu ca hát, yêu tiếng Việt Nam đã làm cho Thanh Hoa nảy ra ý nghĩ tại sao không để cho bà con được hát tiếng quê hương, được "Nối vòng tay lớn" bằng âm nhạc, được kết nối nhau, được thể hiện tình yêu, chia sẻ với nhau từng tiếng hát từ khắp các miền quê. Và đặc biệt trong chương trình "Tôi yêu tiếng nước tôi" - có lẽ đây là chương trình đầu tiên của Việt Nam mà một thí sinh tham gia bằng bài hát bắt buộc là một làn điệu dân ca nguyên thể của Việt Nam. Dân ca Việt Nam là cội nguồn, là niềm tự hào của cả đất nước, của cả dân tộc và của tất cả chúng ta. Và thật ngạc nhiên khi các thí sinh tham gia dù trẻ tuổi nhưng hát rất hay. Chúng ta rất xứng đáng để tự hào với bản sắc dân tộc của chúng ta”.

Ban tổ chức trao huy chương Vàng duy nhất cho thí sinh Nguyễn Trần Bảo Trinh.
Ban tổ chức trao huy chương Vàng duy nhất cho thí sinh Nguyễn Trần Bảo Trinh.

Theo Ban tổ chức, chương trình “Tôi yêu tiếng nước tôi” tại Nhật Bản bắt đầu từ ngày 1/5 và đã thu hút được hơn 200 thí sinh đăng ký dự thi.

Mặc dù hầu hết đều còn rất trẻ, nhưng nhiều thí sinh đã mang tới chương trình những làn điệu dân ca truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó gửi gắm tâm tư tình cảm của bản thân mình về tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về văn hóa dân tộc Việt Nam.

Trải qua 2 vòng thi, 17 thí sinh xuất sắc nhất đã có mặt trong vòng chung kết ngày 13/7/2024 và Ban Tổ chức đã trao Huy chương Vàng duy nhất của chương trình cho thí sinh Nguyễn Trần Bảo Trinh với 2 ca khúc dự thi là “Lý ngựa ô”“Thương ca tiếng Việt”.

Đánh giá về chương trình, Công sứ Nguyễn Đức Minh cho biết: “Những chương trình ý nghĩa như liên hoan nghệ thuật "Tôi yêu tiếng nước tôi" năm 2024 tại Nhật Bản lần này sẽ góp phần vào việc bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, văn hóa Việt Nam cho các thế hệ mai sau. Tôi mong rằng mỗi thí sinh, mỗi cá nhân trong cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản sẽ tiếp tục giữ vững và phát huy tình yêu đối với tiếng Việt và văn hóa truyền thống, qua đó cùng nhau xây dựng một cộng đồng mạnh mẽ, đoàn kết và tự hào về bản sắc dân tộc của mình và luôn hướng về quê hương đất nước”.

Các thí sinh lọt vào vòng chung kết chụp ảnh lưu niệm.
Các thí sinh lọt vào vòng chung kết chụp ảnh lưu niệm.

Công sứ Nguyễn Đức Minh cũng bày tỏ tin tưởng, liên hoan nghệ thuật “Tôi yêu tiếng nước tôi” sẽ ngày càng phát triển, thu hút được sự quan tâm và tham gia đông đảo của cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản cũng như trên toàn thế giới.

Theo Vietnamplus

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tiếp cận thơ ca trong thời đại công nghệ số

Tiếp cận thơ ca trong thời đại công nghệ số

Trong thời đại công nghệ số, dữ liệu được lưu giữ và truyền tải nhanh chóng, thuận lợi, ứng dụng trên mọi lĩnh vực. Với văn học, thơ ca việc phát triển tác phẩm trên nền tảng số giúp nhà văn, nhà thơ kết nối dễ dàng với độc giả. Các diễn giả, nhà thơ đã cùng nhau chia sẻ ý kiến về những vấn đề này tại tọa đàm "Thơ ca trong thời đại công nghệ số và phương thức đưa sáng tác đến công chúng".

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới

Thời gian gần đây, Hội Nhà văn Việt Nam đã có nhiều hoạt động tích cực trong đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Nhiều tác phẩm văn học trong nước được dịch, đoạt giải thưởng và đáng chú ý, đã có một đội ngũ nhà văn trẻ ưa khám phá, đổi mới, nhập cuộc sôi nổi bằng tâm thế công dân toàn cầu.

Cân đối giữa việc bảo vệ di sản và bảo đảm cuộc sống của người dân

Cân đối giữa việc bảo vệ di sản và bảo đảm cuộc sống của người dân

Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc bảo vệ di sản không chỉ dừng lại ở xác định khu vực bảo vệ, mà còn cần tính đến cách khai thác, sử dụng di sản bền vững, để vừa bảo tồn được giá trị văn hóa, vừa phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm cuộc sống người dân.

[Ảnh] Độc đáo thổ cẩm thêu tay của phụ nữ dân tộc Dao đỏ Sa Pa

[Ảnh] Độc đáo thổ cẩm thêu tay của phụ nữ dân tộc Dao đỏ Sa Pa

Thổ cẩm thêu tay của phụ nữ Dao đỏ ở Sa Pa rất độc đáo, bởi các hoa văn đặc sắc và màu sặc sỡ. Để làm được một bộ trang phục hoàn chỉnh, mỗi chị em phụ nữ phải mất rất nhiều thời gian và công sức. Sự tỷ mỷ trong mỗi công đoạn đã tạo nên những nét riêng biệt của trang phục dân tộc Dao đỏ.

Bắc Hà: Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

Bắc Hà: Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

“Cao nguyên trắng” Bắc Hà là nơi sinh sống của 14 dân tộc anh em, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới 84%. Những năm qua, huyện Bắc Hà luôn nỗ lực, chú trọng bảo tồn, phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc. Từ đó, tạo được sức lan toả trong cộng đồng, góp phần thực hiện mục tiêu đưa Bắc Hà trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn của khu vực Tây Bắc.

Người Dao ở Văn Bàn giữ gìn văn hóa truyền thống

Người Dao ở Văn Bàn giữ gìn văn hóa truyền thống

Tới thăm xóm người Dao ở thôn Khổi Nghè, xã Sơn Thủy, huyện Văn Bàn, chúng tôi gặp các bà, các chị đang miệt mài ngồi thêu bên hiên nhà. Trong bộ trang phục truyền thống, các bà, các chị đưa những đường kim mũi chỉ tạo hình lên các tấm vải nhỏ trên tay, vừa vui vẻ trò chuyện.

Đi tìm vẻ đẹp của chiếc khăn rằn

Đi tìm vẻ đẹp của chiếc khăn rằn

Cả đời gắn bó với chiếc khăn rằn, tình yêu đó cũng thôi thúc soạn giả Nhâm Hùng - nguyên Phó Giám đốc Nhà hát Tây Đô, viết tới 31 đầu sách, trong đó cuốn sách “Văn hoá khăn rằn”.

fbytzltw