"Trạm tóc ước mơ" đồng hành cũng bệnh nhi ung thư chiến thắng bệnh tật

Đúng với tên gọi "Trạm tóc ước mơ", những người tới tham gia hiến tặng tóc, trong đó có cả những bạn nhỏ từng là bệnh nhi, đều mong muốn các bệnh nhi đang điều trị có động lực để chiến thắng bệnh tật.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chương trình Ngày hội hiến tóc “Trạm tóc ước mơ” diễn ra trong sáng 8/10 tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.

Sáng 8/10, Ngày hội hiến tóc “Trạm tóc ước mơ” của Mạng lưới Vì trẻ em ung thư đã diễn ra tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.

Chị Nguyễn Thị Khánh Chi (Bắc Ninh), đưa con gái Nguyễn Khánh Ngọc (13 tuổi) tới hiến tóc, chia sẻ con bị bạch cầu cấp (ung thư máu) phải điều trị hóa chất và bị rụng tóc. Khánh Ngọc vào viện năm 2012, khi 18 tháng tuổi, điều trị đến năm 2014. Sau đó, đến năm 2016, cháu tái phát bệnh và tiếp tục điều trị đến năm 2019.

Đến nay, Khánh Ngọc đã điều trị lui bệnh và để tóc từ khoảng năm 2020. Tham gia Ngày hội hiến tóc “Trạm tóc ước mơ”, Khánh Ngọc và mẹ mong muốn, đây là món quà ý nghĩa để các bạn cũng sẽ vượt qua bệnh tật và nuôi dưỡng nhiều ước mơ trong cuộc sống.

“Gia đình theo dõi các sự kiện hiến tóc trên mạng và thấy “Trạm tóc ước mơ” nên không chỉ con mà bố mẹ cũng mong muốn trao tặng món quà ý nghĩa này cho các em bé mắc bệnh ung thư, với hy vọng các bạn cũng sẽ lớn khỏe như con. Lớn lên sẽ nuôi tóc dài, tiếp tục nuôi dưỡng nhiều ước mơ trong cuộc sống và cả hiến tặng tóc cho những bạn khác. Gia đình hy vọng rằng, con gái đến đây tặng tóc cũng sẽ truyền cảm hứng, để các bạn đang điều trị có động lực chống chọi bệnh tật. Các bố mẹ khi chăm con cũng có thêm hy vọng, không hoang mang để đồng hành cùng con chiến thắng bệnh tật, nhất là khi y học nước nhà đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Hy vọng các bệnh nhi sau này sẽ được chăm sóc, điều trị tốt hơn để vượt qua bệnh tật”, chị Khánh Chi và con gái Khánh Ngọc cùng chia sẻ.

Chị Khánh Chi đưa con gái Khánh Ngọc (13 tuổi), từng điều trị viêm bạch hầu cấp đi hiến tóc với mong muốn các bạn sẽ vượt qua bệnh tật như con.

Chị Vũ Thị Thái Hà và con gái Bạch Vũ Cẩm Linh (13 tuổi, Mỹ Đình) cùng tham gia hiến tóc, cho biết chị thường xuyên hiến máu tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, nên theo dõi fanpage của Viện và biết được sự kiện hiến tóc này. Năm trước, chị Hà đã mang tóc cắt sẵn của con gái đi hiến tặng. Năm nay, khi có chương trình, chị đưa con tới để trực tiếp hiến tóc.

“Tôi tâm sự với con rằng, tóc còn dài và đẹp khi cắt đi vẫn sẽ mọc lại. Còn các bạn đang điều trị tại đây khi không có mái tóc như con. Nghe mẹ nói vậy con đã đồng ý tham gia hiến tóc ngay. Những chương trình như thế này vô cùng ý nghĩa. Với bản năng là một người mẹ, khi chứng kiến các bệnh nhi đang điều trị, những em bé vài tháng tuổi chờ mổ tim, tôi thực sự rất xót xa. Tôi mong rằng, mình có thể đóng góp một phần nhỏ để giúp các gia đình bệnh nhi bớt đi phần nào khó khăn, các con sẽ trở lại cuộc sống bình thường”, chị Hà nói.

Chị Vũ Thị Thái Hà và con gái Bạch Vũ Cẩm Linh đi hiến tặng tóc.

Chương trình “Trạm tóc ước mơ” đầu tiên triển khai vào năm 2022. Đến nay, “Trạm tóc ước mơ” đã tiếp nhận hơn 3.000 bộ tóc được gửi tặng và trao tặng hơn 150 bộ tóc mới cho các em nhỏ điều trị tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương và Bệnh viện Nhi Trung ương.

Có được mái tóc mơ ước, những bệnh nhi bị rụng tóc do tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị trở nên tự tin hơn. Niềm hạnh phúc của bệnh nhi khi quay lại trường học, vui chơi cùng bạn bè với một mái tóc như các bạn nhỏ bình thường đã làm lay động biết bao trái tim nhân ái.

Bệnh nhi Diệu Thảo (13 tuổi, Văn Giang, Hưng Yên) nhận được bộ tóc mới đúng vào ngày sinh nhật hôm nay xúc động nói: “Cháu rất xúc động và mong ước sẽ khỏe lại để về nhà với bố mẹ, đi học lại”.

Diệu Thảo nhập viện khoảng 1 tháng nay, và sau 10 ngày truyền hóa chất mái tóc bắt đầu rụng. Chị Hiền, mẹ Diệu Thảo cũng vô cùng xúc động khi thấy con gái nở nụ cười khi nhận bộ tóc mới: “Bộ tóc mới rất đẹp và phù hợp với con. Nhìn con đội bộ tóc mới, thấy nụ cười của con, tôi cũng rất xúc động. Tôi gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các nhà hảo tâm và ekip làm chương trình đã tặng tóc cho các bệnh nhi. Chính tôi hôm nay cũng tham gia hiến tóc và trước đó, con gái thứ 2 đang học lớp 4 của tôi cũng đã cắt tóc để hiến tặng”.

Bệnh nhi nhận bộ tóc mới trong chương trình sáng 8/10 (Ảnh: Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương).

Chị Hoàng Thị Diệu Thuần - Người sáng lập Mạng lưới vì trẻ ung thư, cho biết ý tưởng thành lập “Trạm tóc ước mơ” xuất phát từ việc lắng nghe trực tiếp những mong muốn, cảm xúc của các bệnh nhi tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương. Các em tâm sự rằng, khi đi học sau điều trị, đầu mới mọc tóc nên rất tự ti và không thoải mái ở đến trường. Do vậy, động lực ban đầu để thực hiện “Trạm tóc ước mơ” là mang lại niềm vui, sự động viên tới các bệnh nhi.

“Từ những tâm sự này, tôi nghĩ đến chương trình kêu gọi hiến tặng tóc cho các bệnh nhân ung thư. Sau khi cân nhắc mình đã hỏi ý kiến Phòng CTXH của Viện và được sự tư vấn của các anh chị, tôi đã quyết định khởi động Trạm tóc ước mơ từ tháng 10/2022. Tôi rất vui, rất hạnh phúc khi nhận được sự quan tâm và ủng hộ của nhiều người không chỉ ở khu vực Hà Nội, mà từ tất cả các tỉnh thành đều gửi tóc tới chương trình”, chị Diệu Thuần nói.

Chị Hoàng Thị Diệu Thuần trao nhiều món quà động viên các bệnh nhi đang điều trị tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương (Ảnh: Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương).

Cũng theo chị Diệu Thuần, khó khăn của chương trình là còn là vấn đề nguồn kinh phí. Không ngại khó, các thành viên, các tình nguyện viên của chương trình đã nghĩ ra công việc làm thủ công vừa giúp mẹ của các bệnh nhi có công việc, có thu nhập, vừa tạo nguồn kinh phí cho chương trình.

“Khoảnh khắc khi trao những bộ tóc đầu tiên cho các bé là những khoảnh khắc xúc động nhất và mình sẽ nhớ mãi. Đặc biệt, là nhớ những nụ cười tươi của các bé khi đội lên bộ tóc mới. Chứng kiến những nụ cười đó là bố mẹ, những y bác sĩ và những người hiến tóc… tất cả đều rơi nước mắt xúc động. Mình hy vọng sẽ duy trì lâu dài chương trình, bởi đây là nguồn động viên tinh thần xuất phát từ nhu cầu thực tế của các bé”, chị Diệu Thuần chia sẻ.

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nhiều phụ huynh cảnh giác trước các loại kẹo giá rẻ, không rõ xuất xứ

Nhiều phụ huynh cảnh giác trước các loại kẹo giá rẻ, không rõ xuất xứ

Mới đây trên mạng xã hội lan truyền thông tin ở một số nơi phát hiện loại kẹo giá rẻ, nghi có chất cấm gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhiều phụ huynh trên địa bàn thành phố Lào Cai càng hoang mang hơn khi nhiều loại kẹo không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hình thức bắt mắt đang được bán phổ biến trên thị trường, đặc biệt ở các hàng, quán trước cổng trường học. 

Rèn kỹ năng cho lao động trẻ

Rèn kỹ năng cho lao động trẻ

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) bình quân cứ 10 thanh niên thì có 1 người bị thất nghiệp. Nguy cơ mất việc làm của số lao động trẻ cũng cao gấp 3 lần so với những lứa tuổi lớn hơn. Chính vì vậy, việc tổ chức sàn giao dịch việc làm kết nối cung - cầu được xem là giải pháp để lao động trẻ tìm kiếm được cơ hội việc làm cũng như nâng cao kỹ năng cho mình khi ra trường.

Thi tốt nghiệp THPT từ 2025: Giảm áp lực, bám sát tinh thần đổi mới

Thi tốt nghiệp THPT từ 2025: Giảm áp lực, bám sát tinh thần đổi mới

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố phương án thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ năm 2025. Theo đó, thí sinh sẽ thi 4 môn gồm 2 môn bắt buộc (Ngữ văn, Toán) và hai môn tự chọn trong số các môn Ngoại ngữ, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ.

Bài 1: Nữ đại biểu quyết tâm “cởi trói” cho phụ nữ Hà Nhì

Những đại biểu Hội đồng Nhân dân “cởi trói” cho phụ nữ Hà Nhì Bài 1: Nữ đại biểu quyết tâm “cởi trói” cho phụ nữ Hà Nhì

Tỉnh vùng cao, biên giới Lào Cai có 25 nhóm, ngành dân tộc, với 66% đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó, dân tộc Hà Nhì chỉ sinh sống ở một số xã vùng cao huyện Bát Xát, thuộc nhóm dân tộc có dân số ít nhất tỉnh, với gần 5.000 người. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đời sống đồng bào Hà Nhì ngày càng no ấm. 

Thăng trầm nghề mộc

Thăng trầm nghề mộc

Nghề mộc là một trong những nghề truyền thống của người Việt. Từ những tấm gỗ, người thợ mộc sử dụng đôi tay khéo léo, mắt thẩm mỹ và năng khiếu nghệ thuật để làm ra sản phẩm độc đáo, với họa tiết, hoa văn tinh tế. Ở Lào Cai, nghề mộc tuy không phát triển thành làng nghề nhưng vẫn được nhiều người theo đuổi, giữ gìn và quyết tâm sống cùng nghề.

Diễn biến mới liên quan tới Trường Tiểu học và THCS The Light Academy

Diễn biến mới liên quan tới Trường Tiểu học và THCS The Light Academy

Tâm lý học sinh bị “xáo trộn”, giáo viên "ngậm ngùi" dạy học không lương, nhiều phụ huynh chủ động rút hồ sơ cho con sang trường khác trong khi Ban Giám hiệu nhà trường vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng về “tương lai” của ngôi trường. Đó là những phản ánh mới nhất mà phóng viên Báo Lào Cai được tiếp nhận sau vụ lùm xùm tại Trường Tiểu học và THCS The Light Academy.

Văn Bàn: Tích cực hướng dẫn vận hành câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Văn Bàn: Tích cực hướng dẫn vận hành câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Thành lập các câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” thuộc nội dung số 3 “Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng, giám sát và phản biện; hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị” nằm trong Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết một số vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”.

Hội LHPN huyện Bảo Yên: Giao lưu chia sẻ kinh nghiệm các tổ truyền thông cộng đồng

Hội LHPN huyện Bảo Yên: Giao lưu chia sẻ kinh nghiệm các tổ truyền thông cộng đồng

Ngày 30/11, tại xã Nghĩa Đô, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bảo Yên tổ chức thành công buổi giao lưu chia sẻ kinh nghiệm các tổ truyền thông cộng đồng cụm số 3 trên địa bàn huyện. Đây là chương trình thuộc hoạt động truyền thông của Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”

Góp phần thúc đẩy bình đẳng giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Góp phần thúc đẩy bình đẳng giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Bát Xát có 32 thôn đặc biệt khó khăn thuộc 9 xã được thụ hưởng Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em". Đến nay đã có 32 tổ truyền thông cộng đồng được thành lập, là hạt nhân  tích cực triển khai nhiều giải pháp tuyên truyền, vận động, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, thúc đẩy bình đẳng giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Triển khai sửa rào chắn và đóng các lối vào tự phát trên cao tốc Nội Bài – Lào Cai

Triển khai sửa rào chắn và đóng các lối vào tự phát trên cao tốc Nội Bài – Lào Cai

Tính đến thời điểm hiện tại, việc sửa chữa hàng rào thép gai và lưới thép B40 bảo vệ cao tốc Nội Bài – Lào Cai bị kẻ gian phá hoại đã cơ bản hoàn thành. Cùng với đó, đơn vị quản lý, vận hành đường cũng phối hợp với chính quyền các địa phương tổ chức đóng các lối vào tự phát để đảm bảo an toàn giao thông.

fb yt zl tw