Trải nghiệm mùa Hè tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

“Mùa Hè - Trải nghiệm và khám phá” là chủ đề hoạt động tháng 7 được tổ chức từ ngày 01-31/7 tại Làng Văn hóa -Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) với nhiều hoạt động đa dạng, hấp dẫn du khách.

Thiếu nữ dân tộc Tà Ôi dệt vải.
Thiếu nữ dân tộc Tà Ôi dệt vải.

Đến với Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) trong tháng 7, du khách sẽ được trải nghiệm một mùa Hè với nhiều hoạt động hấp dẫn.

“Mùa Hè - Trải nghiệm và khám phá” là chủ đề hoạt động tháng 7 được tổ chức từ ngày 1-31/7 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), với các hoạt động thiết thực, bổ ích, ý nghĩa.

Các hoạt động nhằm tạo sân chơi bổ ích ngày hè với các hoạt động gần gũi, thân quen gắn bó mật thiết với đời sống hoạt động hằng ngày của đồng bào các dân tộc do chính chủ thể văn hóa giới thiệu; đề cao vai trò trách nhiệm với cộng đồng, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hằng ngày, cuối tuần nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

Hoạt động tháng 7 với sự tham gia của khoảng gần 100 đồng bào của 16 dân tộc (Nùng, Tày, Mông, Dao, Mường, Lào, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer) với sự tham gia của 11 địa phương có đồng bào đang hoạt động hằng ngày tại Làng (Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, Thừa Thiên-Huế, Gia Lai, Kon Tum, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Sóc Trăng).

Lễ mừng lúa mới của người Cơ Tu (Đà Nẵng).
Lễ mừng lúa mới của người Cơ Tu (Đà Nẵng).

Trong tháng 7 sẽ có nhiều hoạt động nổi bật như chương trình giới thiệu nét văn hóa truyền thống gắn với các không gian của đồng bào các dân tộc với điểm nhấn của các dân tộc là không gian giới thiệu văn hóa truyền thống tộc người ở đó du khách được tìm hiểu về kiến trúc, trang phục, dân ca dân vũ, lễ hội... cùng với đó là các loại hình diễn xướng, biểu diễn nhạc cụ dân tộc, trò chơi dân gian truyền thống.

Du khách cũng được cùng trải nghiệm giao lưu các tiết mục văn nghệ và các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu của các dân tộc đang hoạt động hằng ngày tại Làng.

Đến mỗi điểm làng là một hoạt động trải nghiệm, tương tác cùng du khách, các chủ thể văn hóa tham gia vào quá trình làm, tạo sản phẩm, du khách nghe chính đồng bào kể chuyện, hướng dẫn, thao tác, cùng nhau làm và có quà mang về cho gia đình.

Trong quá trình cùng tạo nên những sản phẩm đó cùng nghe kể về đời sống văn hóa, những câu chuyện gắn với cộng đồng dân tộc để du khách hiểu hơn về giá trị truyền thống các tộc người cũng như giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, khát khao tìm hiểu, trải nghiệm của các bạn nhỏ.

Các hoạt động nhằm tạo sân chơi bổ ích ngày hè với các hoạt động gần gũi, thân quen gắn bó mật thiết với đời sống hoạt động hằng ngày của đồng bào các dân tộc do chính chủ thể văn hóa giới thiệu.

Các em nhỏ thích thú trải nghiệm đi cà kheo.
Các em nhỏ thích thú trải nghiệm đi cà kheo.

Các hoạt động trải nghiệm văn hóa truyền thống là không gian ngồi nghỉ cho du khách và tham gia trải nghiệm một số trò chơi như đánh chắt chơi chuyền, chơi ô ăn quan, cờ carô, chơi rối tre… tại không gian trong nhà; đi cà kheo, nhảy sạp, chơi đu, bập bênh… tại không gian ngoài trời.

Hoạt động dịch vụ theo nhu cầu của du khách như không gian trải nghiệm tô tượng, tô tranh cát, chuồn chuồn tre, tranh gỗ, cá gỗ, tô vẽ tranh; trải nghiệm trang phục dân tộc.

Thông qua một số trò chơi tuy đơn giản nhưng cũng giúp các em học sinh được tham gia các hoạt động trải nghiệm, tìm hiểu, khám phá thiên nhiên, con vật, góp phần rèn luyện kỹ năng tư duy, sáng tạo, khéo léo mà còn gắn kết thêm về tình bạn, tình yêu gia đình. Với không gian này giúp các em có thêm điểm dừng chân, thêm trải nghiệm, thêm niềm vui trong hành trình tham quan Khu các làng dân tộc.

Các gian hàng ẩm thực dân tộc phong phú.
Các gian hàng ẩm thực dân tộc phong phú.

Vào dịp cuối tuần tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, sẽ có các hoạt động như tổ chức Lễ dâng y tắm mưa hay còn gọi là Lễ nhập hạ. Đây là nghi thức có từ thời Đức Phật còn tại thế, trước khi chư tăng nhập hạ an cư trong 3 tháng mùa mưa được phép thọ nhận “Y tắm mưa” để sử dụng trong thời gian ở hạ.

Hoạt động của các nhóm nghệ nhân đang hoạt động hằng ngày tại Làng với điểm nhấn của các dân tộc theo chủ đề đồng bào, tập trung giới thiệu những nét văn hóa truyền thống của cộng đồng dân tộc mình từ không gian kiến trúc văn hóa, trang phục, lễ hội…

Các trò chơi dân gian truyền thống, biểu diễn nhạc cụ dân tộc cũng sẽ được tổ chức. Du khách được trải nghiệm giao lưu các tiết mục văn nghệ và các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu của các dân tộc đang hoạt động hằng ngày tại Làng như trình diễn đàn Tơ rưng dân gian, Đinh pút, Chapi, hát những ca khúc về Tây Nguyên, múa xòe, múa lăm vông.

Làng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam.
Làng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam.

Tăng cường hoạt động giới thiệu, truyền dạy về nhạc cụ truyền thống của các nhóm đồng bào dân tộc; Tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống như: ném còn, đi cà kheo, đánh đu, đi cầu kiều, đánh yến, tó má lẹ...

Du khách cũng có cơ hội tìm hiểu văn hóa ẩm thực và thưởng thức các món ăn đặc sắc như xôi đồ, thịt gà nấu măng, cá ốt đồ, rau đồ, cá nướng, các món ăn từ thịt lợn, xôi màu… của dân tộc Mường; gà nướng… của dân tộc Khơ Mú; càphê, ca cao…của dân tộc Ê Đê; khâu nhục, cá om măng chua, lạp sườn, thịt gác bếp, măng nhồi… của dân tộc Nùng, Tày, Dao; cá nướng, gà nướng, xôi màu… của dân tộc Thái, các hoạt động khác: hái chè, dệt vải, chế tác nhạc cụ, đan lát đồ thủ công, nấu rượu, chế biến thuốc nam.

Theo Vietnamplus

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thêm cơ hội quảng bá du lịch Sa Pa

Thêm cơ hội quảng bá du lịch Sa Pa

Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện “Gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc: Cơ hội của các doanh nghiệp và nhà đầu tư”, lãnh đạo các sở, ngành, đại diện các đại sứ quán, tổ chức quốc tế, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) cùng nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư đã có chuyến tham quan, khảo sát thực tế tại Khu du lịch quốc gia Sa Pa.

Kết nối du lịch các tỉnh dọc sông Hồng

Kết nối du lịch các tỉnh dọc sông Hồng

Với vị trí điểm đầu - nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt, Lào Cai đã có nhiều sáng kiến, giải pháp để kết nối, thúc đẩy phát triển du lịch, thu hút du khách trong và ngoài nước trải nghiệm du lịch lưu vực sông Hồng.

Đi chợ phiên Tây Bắc

Đi chợ phiên Tây Bắc

Cuối tháng 3, nhiều du khách vẫn tìm tới Tây Bắc trong chuyến du xuân bởi đây chính là thời điểm Tây Bắc bừng sáng với những sắc hoa rực rỡ. Vùng đất này ngoài khung cảnh nên thơ, con người dễ mến còn có những phiên chợ làm say đắm lòng người bởi những món ngon đặc sắc…

Khai thác nhiều hành trình du lịch trên vịnh Bái Tử Long

Khai thác nhiều hành trình du lịch trên vịnh Bái Tử Long

Ngày 29/3, tại Cảng tàu quốc tế Ao Tiên huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh diễn ra lễ khai trương các hành trình tham quan, du lịch vịnh Bái Tử Long. Đây là kết quả sau hơn 2 năm các bên liên quan tích cực chuẩn bị, đánh dấu bước đột phá về phát triển du lịch của Quảng Ninh.

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Khi MV "Bắc Bling (Bắc Ninh)" của ca sĩ Hòa Minzy được công bố và lan tỏa mạnh mẽ trên các nền tảng số, tỉnh Bắc Ninh đã nhanh chóng triển khai chương trình tour du lịch miễn phí mang tên "Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh – Sắc màu di sản". Đây được xem là bước đi nhạy bén, tận dụng sức ảnh hưởng của văn hóa đại chúng để quảng bá hình ảnh vùng đất quan họ.

Ngày 7: Một ngày chữa lành ở Yên Bái

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận: Ngày 7: Một ngày chữa lành ở Yên Bái

Hết địa phận tỉnh Phú Thọ là tròn 1 tuần ngược sông Hồng, đi qua biết bao thắng cảnh, điểm du lịch hấp dẫn, làng nghề cổ xưa, chúng tôi có mặt ở Yên Bái để tiếp tục khám phá những di tích lịch sử, các điểm du lịch tâm linh và trải nghiệm du lịch chăm sóc sức khỏe.

Miễn visa, du lịch Việt Nam cần thêm gì để hút khách quốc tế?

Miễn visa, du lịch Việt Nam cần thêm gì để hút khách quốc tế?

Từ ngày 1/3, du khách các nước Ba Lan, Séc và Thụy Sĩ được miễn thị thực khi đến Việt Nam du lịch theo chương trình do công ty lữ hành tổ chức, nâng tổng số quốc gia được áp dụng chính sách này lên 30. Với những mục tiêu đầy tham vọng của ngành du lịch trong năm 2025, liệu chính sách này có đủ sức cạnh tranh với các nước láng giềng?

Sa Pa bàn giải pháp phát triển kinh tế đêm

Sa Pa bàn giải pháp phát triển kinh tế đêm

Sáng 23/3, UBND thị xã Sa Pa tổ chức Hội thảo “Phát triển kinh tế đêm Sa Pa – Thực trạng và giải pháp” nhằm đánh giá, nhận định tiềm năng cũng như tìm các giải pháp phát triển kinh tế đêm tại địa phương.

fb yt zl tw