Trái cây Việt Nam dần chiếm lĩnh thị trường thế giới, tính phương án phát triển bền vững

Từ lần đầu tiên mang về kim ngạch tỷ USD vào năm 2013, đến nay, trái cây Việt Nam đã có mặt tại hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Khẳng định vị thế ngành rau quả Việt Nam

Ngành rau quả của Việt Nam đang khẳng định vị thế trên thương trường quốc tế. Kim ngạch xuất khẩu rau quả của nước ta 11 tháng năm 2024 đạt 6,66 tỷ USD, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm 2023… Đây là mức cao nhất từ trước đến nay, với các sản phẩm chủ lực như sầu riêng, thanh long, chuối, mít, xoài.

kim-ngach-xuat-khau-rau-qua.png

Hiện Việt Nam đã mở cửa thị trường cho 19 loại nông sản có nguồn gốc thực vật và quả tươi xuất khẩu chính ngạch sang hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, gồm một số thị trường chính như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU và Australia.

Dự kiến, xuất khẩu rau quả của Việt Nam năm 2024 có thể đạt tới 7,2 tỷ USD; trong đó riêng xuất khẩu sản phẩm các loại quả có thể đạt tới trên 6,5 USD.

Thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật cho thấy trong năm 2025, Việt Nam nhiều khả năng sẽ có thêm sản phẩm chanh leo xuất khẩu sang Mỹ. Cùng với đó, ổi, chanh và mít đã được Cục Bảo vệ thực vật gửi hồ sơ mở cửa thị trường cho phía bạn. Ngoài ra, quả vải cũng đang hoàn tất hồ sơ để sang Hàn Quốc.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Doveco) chia sẻ rằng thị trường quốc tế có nhu cầu lớn về khối lượng và đa dạng về chủng loại với các loại rau quả có nguồn gốc của Việt Nam. Ví dụ: Trung Quốc nhập sầu riêng, thanh long, chuối, mít, xoài, vải… Mỹ nhập dưa bao tử, thanh long, xoài, nhãn, vải, chôm chôm, vú sữa, bưởi, dừa…

“Hiện nay, những thách thức đối với xuất khẩu rau quả của Việt Nam gồm: quy mô sản xuất nhỏ lẻ, thiếu liên kết chuỗi giá trị, khó khăn áp dụng công nghệ, thiếu vốn và cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, hệ thống kho lạnh, hệ thống bảo quản đạt chuẩn còn yếu…”, ông Nguyễn Thanh Tùng nói thêm, đồng thời nhấn mạnh các nước nhập khẩu rau quả có yêu cầu cao về chất lượng và an toàn thực phẩm. Việt Nam cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế như GlobalGAP, SGS, HACCP…

Phát triển bền vững thay vì tăng trưởng “nóng”

Tại Diễn đàn “Nâng cao chất lượng, chuỗi giá trị và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả các tỉnh phía Bắc” tổ chức chiều ngày 7/12, nhiều biện pháp đã được thảo luận để đẩy mạnh phát triển ngành rau quả Việt Nam theo hướng bền vững.

dien-dan-nang-cao-chat-luong-trai-cay.jpg
Diễn đàn “Nâng cao chất lượng, chuỗi giá trị và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả các tỉnh phía Bắc".

Ông Trần Văn Chiến, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I (Cục Bảo vệ thực vật) nhấn mạnh vào tính tuân thủ đối với từng thị trường xuất khẩu.

Theo đó, có 6 thị trường chính đã mở cửa cho cây ăn quả Việt Nam, nhiều nhất là Trung Quốc, tiếp theo là Hoa Kỳ, Australia, New Zealand, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Quy định chung về kiểm dịch thực vật đối với các sản phẩm ở thị trường xuất khẩu gồm: Phải được cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, cơ sở xử lý kiểm dịch trước khi xuất khẩu; Không nhiễm các sinh vật gây hại bị cấm; Đảm bảo truy xuất nguồn gốc lô hàng xuất khẩu; Đóng gói, dán nhãn đáp ứng yêu cầu của các thị trường; Kiểm tra kiểm dịch thực vật tại cảng đến.

Ngoài ra, mỗi thị trường lại có yêu cầu riêng. Chẳng hạn, với thị trường chủ lực là Trung Quốc, trái cây xuất khẩu chỉ được đi qua một số cửa khẩu đã chỉ định. Cùng với đó, bao bì đóng gói phải sạch sẽ, chưa qua sử dụng. Mỗi hộp đóng gói phải được dán bằng chữ tiếng Trung Quốc hoặc tiếng Anh theo quy định.

Ông Trần Anh Hùng, Giám đốc Trung tâm Quy hoạch 2, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp đề xuất bên cạnh thị trường xuất khẩu, thị trường trong nước cần hình thành sàn giao dịch sản phẩm cây ăn quả; thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại để người tiêu dùng trong nước có đủ thông tin về sản phẩm cây ăn quả.

Trong giai đoạn hiện nay, các kênh thương mại điện tử, tiêu biểu là hình thức livestream nên được tận dụng để phát huy hiệu quả.

Ông Hoàng Văn Dự, Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại nông nghiệp, cho biết việc bán nông sản qua livestream giúp người mua chỉ cần thông qua online là mua được sản phẩm tốt, không cần đến tận nơi sản xuất.

Ông Dự cũng đề xuất cần tổ chức những buổi chia sẻ kiến thức, giúp người dùng phân biệt nông sản thật, giả. Lấy ví dụ về chương trình cam Cao Phong ở Hà Nội, nhiều lần ông phát hiện có những nơi đề biển “cam Cao Phong”, nhưng giá chỉ 30.000 - 40.000 đồng/kg và cho rằng “đây có khả năng là hàng giả”, bởi giá cam Cao Phong ngay tại vườn đã ít nhất 50.000 đồng/kg.

Theo baodautu.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Rực rỡ chợ hoa Xuân thành phố Lào Cai

Rực rỡ chợ hoa Xuân thành phố Lào Cai

Chợ hoa Xuân trên địa bàn thành phố Lào Cai bắt đầu tổ chức từ ngày 16/1, đến thời điểm này, các tiểu thương đã đưa rất nhiều loài hoa, cây cảnh về bán khiến không gian trở nên rực rỡ sắc màu.

Bài 2: Nỗ lực vượt khó giúp người dân có nhà mới đón tết

Thắp hy vọng cho người dân vùng lũ: Bài 2: Nỗ lực vượt khó giúp người dân có nhà mới đón tết

Vượt qua những khó khăn do thời tiết bất lợi, hệ thống giao thông bị hư hỏng nặng, vật liệu xây dựng khan hiếm… các đơn vị liên quan đang khẩn trương triển khai thi công để 28 hộ dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai của xã A Lù, huyện Bát Xát có nhà ở trước tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Văn Bàn nỗ lực giảm nghèo

Văn Bàn nỗ lực giảm nghèo

Huyện Văn Bàn có 10 xã thuộc khu vực III với 80/194 thôn, tổ dân phố đặc biệt khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo còn cao là do quy mô nhân khẩu trung bình của hộ nghèo, cận nghèo cao; phần lớn lao động làm nông nghiệp nhưng lại thiếu đất, thiếu vốn; một số hộ còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước...

Bài 1: Lo chỗ ở an toàn cho người dân vùng lũ

Thắp hy vọng cho người dân vùng lũ: Bài 1: Lo chỗ ở an toàn cho người dân vùng lũ

Sau đợt mưa lũ vừa qua, trên địa bàn xã Sàng Ma Sáo (Bát Xát) có hơn 200 hộ dân sống trong vùng nguy cơ sạt lở (chiếm 25% số hộ dân trên địa bàn). Cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đã nỗ lực tìm giải pháp khẩn trương tìm đất, bố trí nơi ở mới đảm bảo an toàn cho người dân.

Bảo Thắng phát triển bền vững ngành chè

Bảo Thắng phát triển bền vững ngành chè

Bảo Thắng là một trong những địa phương có diện tích trồng chè lớn của tỉnh Lào Cai. Địa phương xác định đây là một trong những cây trồng chủ lực giúp người dân phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, tiến tới làm giàu.

Pháp sẵn sàng hỗ trợ ngành đường sắt Việt Nam chuyển mình

Pháp sẵn sàng hỗ trợ ngành đường sắt Việt Nam chuyển mình

Pháp sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong các dự án liên quan tới đường sắt tốc độ cao. Đây là khẳng định của ông Hervé Conan - Giám đốc cơ quan phát triển Pháp tại Việt Nam, trong buổi họp báo Hợp tác trong lĩnh vực đường sắt cao tốc do Đại sứ quán Pháp tổ chức vào chiều 17/1, tại Hà Nội.

Sản xuất nông nghiệp hàng hóa là giải pháp khả thi để nông dân làm giàu

Sản xuất nông nghiệp hàng hóa là giải pháp khả thi để nông dân làm giàu

Đó là phát biểu của đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, diễn ra chiều 17/1.

fb yt zl tw