Tổng thống Putin ký thông qua luật rút khỏi hiệp ước an ninh với EU

Ngày 29/5, Sputnik đưa tin, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký thông qua luật rút nước này khỏi Hiệp ước về lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu (CFE).

Theo Sputnik, các tài liệu liên quan được công bố trên cổng thông tin pháp lý chính thức của chính phủ Nga sau khi Tổng thống Nga Putin ký thông qua dự luật trên.

Còn theo ông Dmitry Peskov, người phát ngôn Điện Kremlin, Nga không cảm thấy hậu quả trực tiếp từ việc rút khỏi Hiệp ước CFE.

“Với bối cảnh hiện tại, Nga không cần bất cứ hiệp ước an ninh nào bởi trên thực tế chúng không hề hoạt động. Đây không phải lỗi của Nga”, ông Peskov nói.

Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Trước đó, Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện Nga đã bỏ phiếu thông qua dự luật rút nước này khỏi Hiệp ước về lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu (CFE).

Hiệp ước CFE được ký kết tại Paris vào năm 1990, tham gia thỏa thuận an ninh này gồm có đại diện của 16 quốc gia thành viên NATO và 6 thành viên Hiệp ước Warsaw. Hiệp ước đã đưa ra các giới hạn đối với các loại thiết bị quân sự thông thường ở châu Âu và quy định việc tiêu hủy các kho vũ khí dư thừa.

Năm 1999, Hiệp ước CFE được mở rộng tại hội nghị thượng đỉnh Istanbul của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) sau Hiệp ước Warsaw giải thể cùng với đó là sự mở rộng của NATO về phía Đông Âu. Tuy nhiên, bản mở rộng của CFE chỉ được Nga, Belarus, Kazakhstan và Ukraine thông qua.

Năm 2007, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký một sắc lệnh đình chỉ sự tham gia của Moskva đối với CFE nhằm đáp trả việc NATO không tham gia bản mở rộng của CFE.

Năm 2015, Moscow đã rút hoàn toàn khỏi các cơ chế CFE vì “không có nhu cầu tiếp tục tham gia” và chỉ tham gia theo nghĩa hình thức cho đến nay.

VTCNews null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Lần đầu tiên sau hơn 3 năm, Nga và Ukraine sẽ ngồi vào bàn đàm phán, tìm giải pháp chấm dứt cuộc xung đột hiện tại. Đây sẽ là cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp đầu tiên giữa hai bên kể từ khi xung đột nổ ra vào tháng 2/2022, với kỳ vọng sẽ trở thành dấu mốc quan trọng trên hành trình tìm kiếm giải pháp lâu dài, dù còn nhiều “ẩn số”.

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Ryabkov, Moskva (Moscow) muốn thảo luận về một “giải pháp ổn định lâu dài” với Kiev trong cuộc đàm phán dự kiến sắp tới tại Istanbul, bao gồm cả việc công nhận các vùng lãnh thổ trước đây thuộc Ukraine như một phần không thể tách rời của Liên bang Nga.

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Theo phóng viên TTXVN tại Đông Nam Á, ngày 12/5, hàng triệu cử tri Philippines bước vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đầy căng thẳng, nhằm chọn ra hơn 18.000 vị trí lãnh đạo từ cấp quốc gia đến địa phương.

Oman - Sứ giả hòa bình

Oman - Sứ giả hòa bình

Những ngày qua, thế giới ghi nhận tín hiệu tích cực khi nhiều điểm nóng được xoa dịu. Cùng với nỗ lực xuống thang căng thẳng của các bên liên quan, phải kể đến vai trò của những nước trung gian hòa giải, làm cầu nối cho đối thoại, trong đó có Oman, quốc gia được mệnh danh là “sứ giả" hòa bình.

fb yt zl tw