Tôn vinh phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trong phim tài liệu 'Vì họ là người lính'

"Vì họ là người lính" là bộ phim tài liệu do Điện ảnh Quân đội nhân dân sản xuất với nội dung kể về những vất vả, gian khổ của người lính trong thời bình. Tiếp nối truyền thống anh hùng của người lính Bộ đội Cụ Hồ, thế hệ sau vẫn tận tâm, tận hiến, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Quân đội giao phó.

2.jpg
Một số cảnh ghi hình phim tài liệu "Vì họ là người lính".

Với quân nhân, lời thề danh dự thiêng liêng, cao quý đầu tiên chính là: "Hy sinh tất cả vì Tổ quốc Việt Nam". Bởi lẽ đó, đề tài về người lính vốn đã trở nên quen thuộc, thân thương và vô cùng thiêng liêng với khán giả.

Trong bất cứ giai đoạn nào của lịch sử dân tộc, người lính cũng luôn mang trong tim sự hy sinh lớn lao.

Tinh thần ấy được hun đúc từ nhiều nhân tố, thuộc về cả tinh thần và vật chất, tất cả đều cô đọng, dồn nén, hướng tới mục tiêu bảo vệ vững chắc Tổ quốc và sự bình yên cho nhân dân.

Đạo diễn, Đại úy Hà Xuân Trường.
Đạo diễn, Đại úy Hà Xuân Trường.

Đại úy Hà Xuân Trường - Đạo diễn bộ phim tài liệu "Vì họ là người lính" chia sẻ: "Để bảo đảm tính chân thực, trong quá trình triển khai viết kịch bản phân cảnh tôi luôn bám nhân vật để triển khai viết đúng và đạt được hiệu quả. Hệ thống nhân vật của phim trải dài từ bắc vào nam, từ miền núi đến hải đảo, nên việc xây dựng kế hoạch quay phim gặp nhiều khó khăn".

Đạo diễn nhấn mạnh: "Đặc biệt có nhân vật đang thực hiện nhiệm vụ ngoài biển suốt nhiều tháng liên tục, đoàn phim phải lùi thời gian ghi hình. Cũng có những nội dung huấn luyện liên quan nhân vật phải đợi sự sắp xếp cho phù hợp công tác huấn luyện của đơn vị nên kế hoạch quay tiền kỳ cũng phải được tổ chức sao cho thuận lợi, hài hòa trong quá trình sản xuất phim".

Tên phim "Vì họ là người lính" có tính phổ quát cao, về phẩm chất những người lính từ quá khứ đến hiện tại. Mặc dù chỉ điểm một số nhân vật có tính đại diện để xây dựng một bức chân dung về hình tượng người lính thế nhưng khi hoàn thành bộ phim, ai xem cũng có thể thấy được hình ảnh của bản thân mình trong đó.

Nếu để mỗi nhân vật trong phim đứng riêng thì hoàn toàn có thể khai thác được phẩm chất của người lính, nhưng khi để hệ thống nhân vật cùng chung trong một phim, đại diện cho các thế hệ người lính hiện đang công tác trong quân đội, thì việc xây dựng hình tượng làm sao phải toát lên những giá trị chung nhất, mỗi nhân vật đều có thể đại diện được cho lĩnh vực mà họ đang công tác.

Có nhân vật đã công tác hơn 30 năm trong quân ngũ, có nhân vật tiếp nối truyền thống gia đình bước chân vào quân đội, việc xây dựng các nhân vật phải cân đối, có sự tiếp nối kế thừa và phát huy truyền thống.

Hình ảnh trong bộ phim tài liệu "Vì họ là người lính".
Hình ảnh trong bộ phim tài liệu "Vì họ là người lính".

Điểm đặc biệt nhất của bộ phim tài liệu này khi đặt cạnh các bộ phim khác về chủ đề người lính là: hệ thống nhân vật trong phim đa dạng, mỗi nhân vật đại diện cho một nhiệm vụ mà họ công tác trong quân đội cũng như quá trình phấn đấu và trưởng thành.

Trong phim tiết chế tối đa âm nhạc, để dành không gian, cảm xúc cho những chia sẻ, tâm sự của nhân vật. Lời bình cũng không sử dụng quá nhiều chúng tôi dành thời lượng cho nhân vật có thể chia sẻ một cách tốt nhất. Nội dung trong phim là các nhiệm vụ mà người lính phải thực hiện hằng ngày.

Cách kể của phim cũng dung dị, xây dựng nhân vật trên chất liệu là quá trình thực hiện nhiệm vụ của từng người. Trong phim những lời tâm sự, chia sẻ của nhân vật, đan xen vào những phỏng vấn và lời bình. Mục đích cuối cùng là mang đến một bộ phim hướng đến sự giản dị, đúng với thực tế của người lính trong thời bình, giúp khán giả hiểu và có cái nhìn khách quan.

Đạo diễn, Đại úy Hà Xuân Trường xúc động chia sẻ: "Bản thân tôi cũng là một người lính, được làm phim ghi lại những hình ảnh của đồng chí, đồng đội mình cũng là một vinh dự lớn với bản thân. Sứ mệnh người lính xuất phát từ trái tim, người lính yêu Tổ quốc, gắn bó máu thịt với nhân dân, mọi nhiệm vụ thực hiện đều hướng tới một điều cao cả và thiêng liêng là bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam, giữ vững sự bình yên cho nhân dân".

Sứ mệnh người lính xuất phát từ trái tim, người lính yêu Tổ quốc, gắn bó máu thịt với nhân dân, mọi nhiệm vụ thực hiện đều hướng tới một điều cao cả và thiêng liêng là bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam, giữ vững sự bình yên cho nhân dân.

Đạo diễn, Đại úy Hà Xuân Trường

Trong quá trình thực hiện bộ phim, đoàn làm phim gặp không ít những khó khăn. Phim lấy bối cảnh từ bắc vào nam, quãng đường di chuyển nhiều vất vả việc sắp xếp ghi hình các nhân vật phải bảo đảm một cách hài hòa, hợp lý. Đồng thời, việc ghi hình cũng cần tính toán sao cho không ảnh hưởng việc thực hiện các nhiệm vụ của các đồng chí và đơn vị.

Phim tôn vinh hình ảnh những người lính thời bình.
Phim tôn vinh hình ảnh những người lính thời bình.

Non sông hùng cường là ước mong của mỗi người con đất Việt. Những người lính Bộ đội Cụ Hồ là những người lính từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, để có được độc lập hòa bình như ngày nay, lớp lớp cha anh đã hy sinh không biết bao nhiêu là xương máu trong chiến tranh, trong thời bình cũng có nhiều đồng chí vì nhiệm vụ, vì nhân dân mà hy sinh.

Phim tài liệu mang đến nguồn tư liệu và cảm xúc mạnh mẽ cho khán giả và đặc biệt là thế hệ trẻ, để từ đó họ có thêm niềm tin, động lực phấn đấu cho đất nước càng ngày phồn vinh phát triển, tự hào và giữ vững nền độc lập cho dân tộc.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới

Thời gian gần đây, Hội Nhà văn Việt Nam đã có nhiều hoạt động tích cực trong đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Nhiều tác phẩm văn học trong nước được dịch, đoạt giải thưởng và đáng chú ý, đã có một đội ngũ nhà văn trẻ ưa khám phá, đổi mới, nhập cuộc sôi nổi bằng tâm thế công dân toàn cầu.

Cân đối giữa việc bảo vệ di sản và bảo đảm cuộc sống của người dân

Cân đối giữa việc bảo vệ di sản và bảo đảm cuộc sống của người dân

Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc bảo vệ di sản không chỉ dừng lại ở xác định khu vực bảo vệ, mà còn cần tính đến cách khai thác, sử dụng di sản bền vững, để vừa bảo tồn được giá trị văn hóa, vừa phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm cuộc sống người dân.

[Ảnh] Độc đáo thổ cẩm thêu tay của phụ nữ dân tộc Dao đỏ Sa Pa

[Ảnh] Độc đáo thổ cẩm thêu tay của phụ nữ dân tộc Dao đỏ Sa Pa

Thổ cẩm thêu tay của phụ nữ Dao đỏ ở Sa Pa rất độc đáo, bởi các hoa văn đặc sắc và màu sặc sỡ. Để làm được một bộ trang phục hoàn chỉnh, mỗi chị em phụ nữ phải mất rất nhiều thời gian và công sức. Sự tỷ mỷ trong mỗi công đoạn đã tạo nên những nét riêng biệt của trang phục dân tộc Dao đỏ.

Bắc Hà: Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

Bắc Hà: Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

“Cao nguyên trắng” Bắc Hà là nơi sinh sống của 14 dân tộc anh em, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới 84%. Những năm qua, huyện Bắc Hà luôn nỗ lực, chú trọng bảo tồn, phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc. Từ đó, tạo được sức lan toả trong cộng đồng, góp phần thực hiện mục tiêu đưa Bắc Hà trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn của khu vực Tây Bắc.

Người Dao ở Văn Bàn giữ gìn văn hóa truyền thống

Người Dao ở Văn Bàn giữ gìn văn hóa truyền thống

Tới thăm xóm người Dao ở thôn Khổi Nghè, xã Sơn Thủy, huyện Văn Bàn, chúng tôi gặp các bà, các chị đang miệt mài ngồi thêu bên hiên nhà. Trong bộ trang phục truyền thống, các bà, các chị đưa những đường kim mũi chỉ tạo hình lên các tấm vải nhỏ trên tay, vừa vui vẻ trò chuyện.

Đi tìm vẻ đẹp của chiếc khăn rằn

Đi tìm vẻ đẹp của chiếc khăn rằn

Cả đời gắn bó với chiếc khăn rằn, tình yêu đó cũng thôi thúc soạn giả Nhâm Hùng - nguyên Phó Giám đốc Nhà hát Tây Đô, viết tới 31 đầu sách, trong đó cuốn sách “Văn hoá khăn rằn”.

[Ảnh] Độc đáo phong tục “giữ hồn lúa”, “gọi hồn lúa” của người Xá Phó

[Ảnh] Độc đáo phong tục “giữ hồn lúa”, “gọi hồn lúa” của người Xá Phó

“Giữ hồn lúa”, “gọi hồn lúa” là những nghi thức độc đáo được lưu truyền từ nhiều đời nay trong cộng đồng người Xá Phó ở xã Kim Sơn (huyện Bảo Yên). Những nghi thức này là “linh hồn” trong lễ ăn cơm mới của cộng đồng Xá Phó. Trong văn hóa của đồng bào Xá Phó, ăn cơm mới là nét văn hóa đặc trưng không thể thiếu mỗi khi thu về - thời điểm những cánh đồng ngả màu vàng óng chờ thu hoạch.

fbytzltw