Tôn vinh nghệ thuật chèo truyền thống nhờ AI

Là đạo diễn thế hệ 9X đam mê công nghệ mới, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), Phạm Vĩnh Khương có nhiều sản phẩm nghệ thuật tiên phong trong việc sử dụng công nghệ tiên tiến này tạo được chú ý.

MV (video âm nhạc) “Chèo mở lái ra” đón chào Xuân Ất Tỵ của đạo diễn Phạm Vĩnh Khương đã phục dựng hình ảnh văn hóa, lịch sử bằng AI, đem đến cảm nhận mới đầy thú vị cho khán giả về nghệ thuật chèo.

Hình ảnh trong MV “Chèo mở lái ra” của đạo diễn Phạm Vĩnh Khương.
Hình ảnh trong MV “Chèo mở lái ra” của đạo diễn Phạm Vĩnh Khương.

Đạo diễn Phạm Vĩnh Khương sinh năm 1992, tại thành phố Hồ Chí Minh. Theo đuổi con đường nghệ thuật cộng với thích tìm hiểu công nghệ và điện ảnh, anh đã dành nhiều thời gian để tạo nên những sản phẩm kết hợp độc đáo nghệ thuật và công nghệ.

Trước MV “Chèo mở lái ra”, Phạm Vĩnh Khương đã có những sản phẩm nghệ thuật vừa ý nghĩa, vừa thú vị như MV “Bức tranh Đại Việt” - tôn vinh những giá trị văn hóa, lịch sử và đất nước Việt Nam; “Tiệc trắng” - sản phẩm âm nhạc bằng AI tuyên truyền bảo vệ trẻ em hay “Mắt bão” - sản phẩm âm nhạc bằng AI hướng về đồng bào vùng lũ. Anh cũng mới ra mắt MV hoạt hình 3D “Pink Cat Dance” dài hơn 4 phút hoàn toàn sử dụng AI.

Đạo diễn trẻ cho hay, các công cụ AI hiện nay có thể hỗ trợ người làm nghệ thuật trong quá trình làm phim và MV cả khâu kịch bản, âm thanh và hậu kỳ. Người thực hiện không phải đi quay phim, ghi hình; không phải dựng phim. Nhưng họ phải tìm cách làm chủ và kiểm soát AI thực hiện ý tưởng của mình bằng việc đặt các yêu cầu, hay như chính đạo diễn nói vui là phải giỏi “tập làm văn”, để AI có thể hiểu và triển khai tốt.

Chính vì vậy, đạo diễn Phạm Vĩnh Khương đã tận dụng các công cụ AI để tối ưu hóa quy trình làm việc, giúp giảm chi phí và thời gian trong sản xuất mà vẫn giữ được chất lượng, hình ảnh. “Từ việc tạo ra các kịch bản, AI có thể phân tích hàng triệu dữ liệu để đưa ra các gợi ý và cấu trúc câu chuyện. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn tạo ra các kịch bản phong phú và sáng tạo hơn”, đạo diễn Phạm Vĩnh Khương chia sẻ.

Điển hình như MV mới nhất “Chèo mở lái ra”, đạo diễn Phạm Vĩnh Khương chia sẻ điều thôi thúc anh thực hiện: “Trong hoạt động nghệ thuật, tôi luôn đề cao tinh thần gìn giữ và phát triển văn hóa dân tộc. So với các thể loại âm nhạc khác, chèo vẫn là loại hình kén người nghe, nên tôi quyết tâm tìm ra hướng đi khiến khán giả, nhất là người trẻ cảm thấy thích thú, lôi cuốn”.

Đây là phiên bản MV có âm thanh và hình ảnh do AI vận hành. Đạo diễn đã dùng AI để phục dựng hình ảnh văn hóa, lịch sử, đồng thời tận dụng, lồng ghép, các tư liệu quý của quân đội liên quan trực tiếp đến chèo vào câu chuyện mang tính kỷ niệm lịch sử của quân đội vào trong MV.

Đặc biệt, AI cũng đã kết hợp giữa âm nhạc của chèo truyền thống và dòng nhạc epic một cách nhuần nhị, thú vị. “Qua việc vận hành hình ảnh AI gắn liền với âm thanh đúng ngữ cảnh, tôi muốn MV có thể chạm vào cảm xúc khán giả một cách tự nhiên nhất”, đạo diễn Phạm Vĩnh Khương chia sẻ.

Song, việc sử dụng AI trong thực hiện MV không đơn giản. Theo đạo diễn Phạm Vĩnh Khương, để tạo nên một MV hoàn chỉnh, trước hết, AI cần có một lượng lớn dữ liệu và được huấn luyện thành thạo để tạo ra nội dung chất lượng cao. Ngoài ra, khác với cách làm MV truyền thống, AI có những hạn chế khiến các video thiếu tính tự nhiên, không đủ sống động, thậm chí bị lỗi.

“AI có thể tạo ra nội dung dựa trên các quy tắc hoặc mẫu có sẵn, nhưng vẫn thiếu khả năng sáng tạo, không thể mang lại sự đổi mới, cảm xúc hoặc chiều sâu như cách con người có thể làm. Mặc dù AI tiết kiệm thời gian ở một mức độ nào đó, nhưng việc xử lý, chỉnh sửa và tối ưu hóa video tạo ra từ AI vẫn có thể tốn thời gian và đòi hỏi phải tính toán nhiều hơn. Bên cạnh đó, vấn đề bản quyền trong sử dụng AI cũng cần được những người làm nghệ thuật cân nhắc”, đạo diễn Phạm Vĩnh Khương cho hay.

MV “Chèo mở lái ra” và các sản phẩm nghệ thuật sử dụng AI của đạo diễn Phạm Vĩnh Khương đang mở ra hướng mới để góp phần bảo tồn các giá trị truyền thống, đưa nghệ thuật truyền thống tới gần với khán giả hôm nay, đồng thời thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, văn hóa truyền thống và tinh thần sáng tạo của giới trẻ.

Báo Hànộimới

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sứ mệnh cao cả nhất của văn nghệ sĩ cách mạng là kiến tạo nhân cách văn hóa, xây dựng con người XHCN

Sứ mệnh cao cả nhất của văn nghệ sĩ cách mạng là kiến tạo nhân cách văn hóa, xây dựng con người XHCN

Tổng Bí thư cho rằng, đất nước ta đang đứng trước cánh cửa lịch sử để bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển, giàu mạnh, vươn mình. Đảng, Nhà nước, nhân dân trông chờ và tin tưởng vào sự chuyển mình, vươn lên mạnh mẽ, đóng góp tích cực của đội ngũ văn nghệ sĩ trong giai đoạn cách mạng mới.

"Giấc mơ Chí Phèo" - giấc mơ nhạc kịch Việt

"Giấc mơ Chí Phèo" - giấc mơ nhạc kịch Việt

Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long cùng với một ê kíp ‘xịn xò’ nhạc sĩ Dương Cầm, đạo diễn Phùng Tiến Minh, biên kịch Đinh Tiến Dũng và chỉ đạo nghệ thuật NSND Tấn Minh vừa trình làng vở nhạc kịch made in Việt Nam “Giấc mơ Chí Phèo”. Ngay lần công diễn đầu tiên tại Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc đợt 1, vở diễn đã dành cơn mưa giải thưởng và hứa hẹn sẽ gây sốt tại Hà Nội trong thời gian tới.

Hơn 800 tác phẩm dự thi cuộc thi mỹ thuật “Chúng em vẽ bức tranh quê hương” lần thứ 2

Hơn 800 tác phẩm dự thi cuộc thi mỹ thuật “Chúng em vẽ bức tranh quê hương” lần thứ 2

Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Lào Cai tổ chức cuộc thi chuyên đề mỹ thuật có chủ đề “Chúng em vẽ bức tranh quê hương” năm 2024 với 3 bộ giải dành cho 3 lứa tuổi: mẫu giáo, tiểu học và trung học. Đây là cuộc thi mỹ thuật dành cho học sinh lần thứ hai được Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh tổ chức.

Lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Nét đẹp người chiến sĩ QĐND Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Nét đẹp người chiến sĩ QĐND Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Hội Văn học - Nghệ thuật vừa có thông báo lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Nét đẹp người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”. Theo đó, thời gian nhận tác phẩm sẽ kết thúc vào ngày 25/11/2024.

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Lịch sử dân tộc Việt Nam hào hùng trong chương trình “Cùng nhau giữ nước”

Lịch sử dân tộc Việt Nam hào hùng trong chương trình “Cùng nhau giữ nước”

Tối 18/11, tại Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, UBND TP Hà Nội, giao Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội và các cơ quan, đơn vị tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”.

Đưa văn học thiếu nhi ra biển lớn

Đưa văn học thiếu nhi ra biển lớn

Suốt một thời gian dài, văn học thiếu nhi có phần bị xao nhãng, thậm chí bỏ trống. Tuy nhiên gần đây, với nhiều giải thưởng và nhất là văn học thiếu nhi của Việt Nam được dịch ra tiếng nước ngoài cho thấy con đường ra biển lớn đã rộng mở.

fb yt zl tw