Sáng 19/7, tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam (Cầu Giấy, Hà Nội), Liên chi hội nhà báo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Chương trình giao lưu, Tọa đàm tri ân các nhà báo liệt sĩ với chủ đề “Màu ký ức”.
Sự kiện được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), hướng đến kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
Toạ đàm thu hút hàng trăm nhà báo từ các cơ quan báo chí thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, báo chí Trung ương và Hà Nội.
Theo Ban tổ chức, chương trình tưởng niệm, tri ân các nhà báo liệt sĩ lần đầu tiên được tổ chức năm 2024 và sẽ trở thành hoạt động thường niên trong những năm tiếp theo, bởi đây là hoạt động ý nghĩa của thế hệ làm báo hiện tại đối với những nhà báo đã hy sinh vì độc lập dân tộc, vì nền báo chí cách mạng Việt Nam.
Nhà báo Lê Quốc Trung, nguyên Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đánh giá cao ý tưởng tổ chức chương trình, bày tỏ kỳ vọng sự kết nối và phát huy của các Liên chi hội trong các hoạt động thiết thực, hướng tới 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Với chủ đề "Màu ký ức", chương trình là lời tri ân sâu sắc của thế hệ hôm nay với những nhà báo - liệt sĩ; đồng thời gửi gắm thông điệp ý nghĩa tới thế hệ những người cầm bút hôm nay.
Ông Phan Văn Đồng, anh trai nhà báo liệt sĩ Phan Tứ Kỷ (1947-1972) đại diện gia đình kể về những ký ức, tình cảm với người thân đã anh dũng hy sinh năm 1972 tại Quảng Trị.
Bên cạnh sự ngưỡng mộ và niềm tiếc thương vô hạn, các thế hệ nhà báo có mặt tại khán phòng cũng cảm thấy tự hào, biết ơn trước công lao và sự hy sinh của các thế hệ nhà báo đi trước.
Nhà báo Hồ Quang Lợi, nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Quân đội nhân dân, nguyên Tổng Biên tập báo Hà nội mới, Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam phát biểu tại tọa đàm.
Một diễn giả nổi tiếng khác là nhà báo Trần Văn Hiền, nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Nghệ An, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Nghệ An, người đã miệt mài dành hơn 15 năm đi tìm mộ, xác định danh tính 512 đồng nghiệp là liệt sĩ. Ông cũng là một nhà thơ được nhiều độc giả yêu mến, với bài thơ nổi tiếng "Xin đừng gọi anh là liệt sĩ vô danh".
Giám đốc Bảo tàng Báo chí Việt Nam Trần Thị Kim Hoa (người bên trái) tiếp nhận hai cuốn sách nhà báo Trần Văn Hiền (người đứng giữa) trao tặng Bảo tàng.
Theo Giám đốc Bảo tàng Báo chí Việt Nam Trần Thị Kim Hoa, Bảo tàng từ khi ra đời đã nhận được sự ủng hộ, động viên to lớn của các nhà báo, gia đình nhà báo, các cấp hội nhà báo, các cơ quan báo chí và nhiều công chúng báo chí trong cả nước. Mỗi hiện vật, tư liệu nhận được vốn dĩ là những tài sản tinh thần quý giá được giữ gìn trong các cơ quan, đơn vị, trong các bộ sưu tập cá nhân, được chính thức trao gửi cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam gìn giữ và lan tỏa đến mai sau.
Cũng trong khuôn khổ chương trình, các đại biểu, khách mời đã tham quan không gian Bảo tàng Báo chí Việt Nam, ngôi nhà di sản của các thế hệ người làm báo, nơi lưu giữ, trưng bày trên 35.000 tài liệu, hiện vật qua các thời kỳ của nền báo chí Việt Nam gần một thế kỷ qua. Một hiện vật nổi bật tại Bảo tàng là chiếc loa khổng lồ từng đặt tại bên sông Bến Hải (Quảng Trị), phát đi các chương trình tin tức, văn nghệ... giữa hai bên vĩ tuyến 17 trong cuộc chiến đấu giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.
Không gian tái hiện giai đoạn lịch sử "Làm báo dưới hầm" của Báo Nhân Dân trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không năm 1970.
Tối 15/5, Lễ khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2025 và Lễ khánh thành tượng “Bác Hồ về thăm quê” được tổ chức trọng thể tại sân vận động Làng Sen (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn).
Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần 6 - 2025 của báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) chính thức công bố Top 10 chung khảo của mùa giải năm nay với 1 tập truyện tranh, 1 tuyển tập nhạc, 1 bộ tranh, 2 tập thơ cùng 6 tác phẩm văn xuôi. Trong top 10, có 1 tác giả là thiếu nhi và 1 tác giả có 2 tác phẩm vào vòng chung khảo.
Tối 14/5, chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng 5 dâng Người” đã diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Báo Văn hóa phối hợp với Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Việt Nam tổ chức, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Ngày 14/5, Đoàn nghiên cứu thuộc Khoa Lịch sử của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn phối hợp với Viện Khảo cổ học thuộc trường Đại học Vũ Hán (Trung Quốc) vừa hoàn thành đợt khảo sát khảo cổ tại khu vực Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Ngày 14/5/2025, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký ban hành 2 quyết định: Quyết định số 1352/QĐ-BVHTTDL và 1353/QĐ-BVHTTDL công bố việc đưa Nghi lễ cúng rừng của người Pa Dí (huyện Mường Khương) và nghề đan lát của người Tày (xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên) vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Sẽ có khoảng 1.000 nghệ sĩ quần chúng đến từ 31 đoàn thuộc ba miền Bắc, Trung, Nam tham gia Liên hoan “Tiếng hát Làng Sen” năm 2025 nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Thời gian qua, Hội Nhà văn Việt Nam đã đẩy mạnh các hoạt động ký kết hợp tác quốc tế, tạo ra nhiều cơ hội trong lĩnh vực dịch thuật và quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới. Dù cánh cửa hợp tác đã rộng mở, nhưng dường như văn học nước nhà vẫn đang loay hoay tìm hướng tiếp cận hiệu quả với độc giả toàn cầu...
Tối 12/5, Tuần lễ phim Việt Nam 2025 tại Hy Lạp đã chính thức khai mạc tại thủ đô Athens, với sự tham dự của đại diện Bộ Ngoại giao, Trưởng Ban Đối ngoại Đảng Cộng sản Hy Lạp và Đại sứ, đại diện các Đại sứ quán các nước, bạn bè Hy Lạp và kiều bào.
Chiều 13/5, tại Hà Nội, Đại sứ quán Pháp tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Hiệp sĩ Cành cọ Hàn lâm cho Tiến sĩ Trần Hữu Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ứng dụng Văn hóa và Du lịch, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Lào Cai.
Trong những năm tháng chiến tranh, vượt lên đói rét bệnh tật, tra tấn thể xác và khủng bố tinh thần, những người tù cộng sản luôn có Bác là ánh sáng soi đường, nâng đỡ sức mạnh tinh thần. Họ truyền nhau đọc lại từng lời dạy của Người, ôn lại từng bài học lý luận để nuôi dưỡng ý chí và tinh thần cách mạng.
Chiều 12/5, tại Bảo tàng Nghệ An, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An khai mạc Triển lãm ảnh với chủ đề “Đất nước, con người ASEAN”. Đây là sự kiện văn hóa tiêu biểu nằm trong chuỗi hoạt động Lễ hội Làng Sen năm 2025.
Tối 12/5, tại Nhà hát Dân ca Nghệ An, thành phố Vinh, Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025). Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của Lễ hội Làng Sen toàn quốc năm 2025.
Chiều 12/5, tại Bảo tàng Nghệ An, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An khai mạc Triển lãm ảnh với chủ đề “Đất nước, con người ASEAN”. Đây là sự kiện văn hóa tiêu biểu nằm trong chuỗi hoạt động Lễ hội Làng Sen năm 2025.
Ngày 12/5 (tức 15/4 năm Ất Tỵ), tại Trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (chùa Quán Sứ - Hà Nội), Hội đồng chứng minh, Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam long trọng tổ chức Đại lễ kính mừng Phật đản Phật lịch 2569 - Dương lịch 2025.
Hướng tới kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm 2025, sáng 12/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức cuộc họp góp ý, hoàn thiện Dự thảo kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2025 trên địa bàn tỉnh.
Tại Lễ trao Giải thưởng Kiến trúc bền vững toàn cầu (Global Award for Sustainable Architecture) 2025 vừa diễn ra tại thành phố Venice (Italia), kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào là người Việt Nam đầu tiên được trao giải thưởng quốc tế danh giá này sau nhiều năm kiên trì sáng tạo với kiến trúc nhân văn và bền vững.
60 tác phẩm nghệ thuật của các họa sĩ, nhà điêu khắc, nghệ nhân Việt Nam và nước ngoài về Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ được trưng bày, giới thiệu đến người dân và du khách tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam qua triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”.
Nhắc đến xã Nghĩa Đô (Bảo Yên), không chỉ người dân địa phương mà nhiều du khách trong và ngoài nước đều nhớ đến hình ảnh những ngôi nhà sàn truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở những bản làng bình yên, xanh mướt. Nhà sàn và văn hóa nhà sàn đã trở thành nét đặc trưng của vùng đất này.