Tổ truyền thông cộng đồng góp phần thực hiện bình đẳng giới

Từ khi thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, các cấp hội phụ nữ huyện Văn Bàn đã thành lập được 63 tổ truyền thông cộng đồng.

Theo đó, năm 2022 đã thành lập được 60 tổ truyền thông cộng đồng, năm 2023 thành lập được 3 tổ truyền thông cộng đồng tại 17 xã, thị trấn. Tổng số thành viên tham gia các tổ truyền thông là trên 600 người.

3a.jpg
Xã Tân An ra mắt Tổ truyền thông cộng đồng.

Mỗi tổ truyền thông cộng đồng gồm thành viên là các bí thư chi bộ thôn/trưởng thôn, chi hội trưởng phụ nữ, đại diện ban công tác mặt trận/các đoàn thể ở địa phương, người có uy tín ở cơ sở. Các thành viên tham gia đảm bảo có cả nam giới và nữ giới. Đây là lực lượng chính làm công tác tuyên truyền, vận động người dân tại cộng đồng thay đổi nếp nghĩ cách làm, xóa bỏ các định kiến giới, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và giải quyết một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

1a.jpg
2a.jpg
Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Văn Bàn tổ chức giao lưu, học tập giữa các tổ truyền thông cộng đồng với nhiều hình thức như sân khấu hóa, tìm hiểu kiến thức...

Các nội dung truyền thông của tổ phải phù hợp với tình hình thực tế địa phương, tổ chức truyền thông trực tiếp (truyền thông nhóm nhỏ) bằng nhiều hình thức khác nhau: Hội thi, hội thảo, tọa đàm kết hợp thăm hộ gia đình, tổ chức văn nghệ, thể thao, sân khấu hóa, hoạt động ngoài trời…

Tổ truyền thông cộng đồng lấy người dân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái thuộc địa bàn của thôn/bản nơi thành lập tổ hoặc trên địa bàn xã là đối tượng truyền thông và phải đảm bảo mỗi tháng có ít nhất 1 hoạt động truyền thông.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Chiều 1/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông". Hội thảo được tổ chức trực tiếp tại Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh kết hợp trực tuyến tới các cơ sở giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh thông qua nền tảng Zoom.

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ của ngành giáo dục, việc triển khai học bạ điện tử đã mang lại những hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong công tác giảng dạy và quản lý trường học. Tại tỉnh Lào Cai, nhiều trường học đã áp dụng hình thức học bạ số, giúp giảm tải áp lực cho giáo viên, nâng cao tính chính xác, minh bạch trong đánh giá học sinh và cải thiện hiệu quả quản lý dữ liệu.

Giáo dục nghề nghiệp thời đại số

Giáo dục nghề nghiệp thời đại số

Chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục nghề nghiệp. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công nghệ trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, Trường Cao đẳng Lào Cai đã và đang triển khai mạnh mẽ các giải pháp số hóa, mang lại những kết quả đáng ghi nhận.

fb yt zl tw