Tổ công nghệ số cộng đồng: Hạt nhân lan tỏa công nghệ số toàn dân

Hoạt động của các tổ công nghệ số cộng đồng ngoài việc giúp đưa nền tảng số, công nghệ số đến từng gia đình, người dân, còn mang ý nghĩa lớn hơn là “phổ cập” công nghệ số toàn dân.

1.jpg

Vừa kết thúc cuộc gọi video với một người bạn, ông Bàn Văn Giảng, 65 tuổi ở bản 3 Vành, xã Xuân Thượng (huyện Bảo Yên) cho biết bản thân đã sử dụng thành thạo thiết bị này.

2 năm trước, ông Giảng chưa biết đến mạng xã hội và kết nối cuộc gọi video cho bạn bè, người thân qua zalo. Từ khi được cháu nội là anh Bàn Đức Tài, Tổ trưởng Tổ công nghệ số bản 4 Vành hướng dẫn, ông đã được “phổ cập” công nghệ số, sử dụng thành thạo thiết bị điện thoại thông minh.

2.jpg

Tổ công nghệ số cộng đồng bản 4 Vành xã Xuân Thượng có 5 thành viên, do Trưởng bản Bàn Đức Tài làm tổ trưởng. Trong suốt mấy năm thành lập, tổ đã hướng dẫn nhiều người dân trong bản sử dụng điện thoại thông minh và các ứng dụng trên nền tảng số, thanh toán thông qua tài khoản điện tử…

Nổi bật là trong đợt dịch Covid-19, tổ đã hướng dẫn người dân khai báo y tế trên các phần mềm ứng dụng; hướng dẫn cho khoảng 300 người dân có điện thoại thông minh về cách thức sử dụng. Tổ cũng thành lập các nhóm zalo để thông tin tình hình kinh tế - xã hội, an ninh, trật tự và công việc khác của xã, của bản để người dân nắm kịp thời.

“Người dân sử dụng thành thạo nhóm zalo đã giúp việc nắm các thông tin, chỉ đạo của xã, thôn được nhanh và kịp thời hơn”, Trưởng bản Bàn Đức Tài nói.

Số liệu của Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Bảo Yên cho thấy, đến nay, huyện đã đào tạo cho tổ công nghệ số cộng đồng của 17/17 xã, thị trấn với hơn 100 thành viên; thành lập 207/207 tổ công nghệ số cộng đồng ở các thôn, bản, tổ dân phố với hơn 800 thành viên; 100% tổ đã thành lập zalo nhóm trao đổi công việc.

Phòng Văn hóa và Thông tin chủ trì, phối hợp với Công an huyện, cơ quan VNPT huyện thành lập 2 đoàn tổ chức tập huấn tại 17 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Đồng thời, lồng ghép với nhiệm vụ đưa sản phẩm, hàng hóa lên các sàn thương mại điện tử, huyện đã tổ chức tập huấn tới từng UBND xã, thị trấn.

Theo đó, đã đưa toàn bộ sản phẩm OCOP lên các sàn thương mại điện tử; 100% chủ thể đã có tài khoản thanh toán điện tử. Công an các đơn vị trên địa bàn huyện cũng thu nhận và gửi về Bộ Công an hơn 75.300 hồ sơ cấp thẻ căn cước công dân; thu nhận 5.143 hồ sơ đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 thông qua cấp căn cước công dân…

4.jpg

Thị trấn Phố Lu (huyện Bảo Thắng) cũng đã thành lập 16 tổ công nghệ số cộng đồng tại 16 thôn, tổ dân phố.

Đồng chí Dương Thị Tâm, Bí thư Đảng ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo chuyển đổi số thị trấn cho biết: Các tổ công nghệ số cộng đồng đã tích cực tuyên truyền đến người dân, doanh nghiệp về chuyển đổi số và hỗ trợ tiếp cận công nghệ, nền tảng số. Thông qua tổ công nghệ số cộng đồng, đến nay đã hướng dẫn, tư vấn cho người dân mở khoảng 9.300 tài khoản thanh toán không dùng tiền mặt, tỷ lệ người dân của thị trấn Phố Lu không dùng tiền mặt trong một số giao dịch hàng hóa thiết yếu đạt khoảng 80%, với các khoản thanh toán tiền điện, tiền nước sinh hoạt… Ban Chỉ đạo chuyển đổi số và UBND thị trấn phối hợp với các ngân hàng trên địa bàn hỗ trợ hơn 700 hộ kinh doanh cấp mã QR Code giúp nâng cao khả năng và tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt.

5.jpg

Tính đến nay, toàn tỉnh đã thành lập hơn 1.560 tổ công nghệ số cộng đồng, gồm hơn 7.300 thành viên. Tổ công nghệ số cộng đồng với lực lượng đoàn viên, thanh niên làm nòng cốt (chiếm trên 35%) đã tích cực tuyên truyền, cử thành viên đến nhiều hộ hướng dẫn, hỗ trợ sử dụng các ứng dụng công nghệ thông minh, thương mại điện tử, dịch vụ hành chính công, tham gia chuyển đổi số trên các lĩnh vực đời sống xã hội.

3.jpg

Theo đánh giá của Tỉnh đoàn, quý I/2023, các cấp bộ đoàn đã tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền địa phương chủ trì thực hiện các chương trình, nhiệm vụ trong việc chuyển đổi số trên địa bàn. Tỉnh đoàn chỉ đạo phát huy vai trò trách nhiệm của các cấp bộ đoàn, nhất là người đứng đầu tổ chức đoàn thực hiện việc ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin.

Đồng thời, phát động các phong trào thi đua đoàn viên, thanh niên xung kích tham gia chuyển đổi số, như ra quân Tháng thanh niên với chủ đề: “Tuổi trẻ Lào Cai xung kích, sáng tạo chuyển đổi số”; ra quân “Ngày hoạt động cao điểm tình nguyện hỗ trợ người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến, tuyên truyền văn hóa công vụ trong Tháng thanh niên 2023”…

Lực lượng đoàn viên, thanh niên cũng phát huy vai trò xung kích, cùng với các tổ công nghệ số cộng đồng tuyên truyền, hướng dẫn hàng chục nghìn người dân cài đặt, nắm kỹ năng sử dụng các nền tảng số, ứng dụng số cơ bản như định danh điện tử cá nhân, bảo hiểm xã hội, sổ sức khỏe điện tử, tài khoản mobile money, thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên Cổng dịch vụ công của tỉnh, quốc gia.

Việc phát huy vai trò của tổ công nghệ số cộng đồng thời gian qua có ý nghĩa quan trọng, là tiền đề giúp toàn dân bắt nhịp công nghệ số hiện nay.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao tính chủ động đảm bảo an toàn vệ sinh lao động

Nâng cao tính chủ động đảm bảo an toàn vệ sinh lao động

Từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh đã xảy ra 16 vụ tai nạn lao động, trong đó có 7 vụ làm tử vong 9 người. Các vụ tai nạn lao động xảy ra phần lớn là do sự chủ quan của người sử dụng lao động và người lao động. Trước thực trạng đó, các cấp, các ngành chức năng trong tỉnh đang vào cuộc quyết liệt nhằm nâng cao ý thức và tính chủ động về đảm bảo an toàn lao động.

Ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á

Ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á

Tái tạo toàn bộ xương ức và các xương sườn lân cận bằng công nghệ in 3D là một thành tựu mới của các nhân viên y tế tại Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City, ghi dấu ấn là bệnh viện đầu tiên tại Đông Nam Á ứng dụng công nghệ in 3D vật liệu Titan cho các bệnh nhân tim phổi phải sử dụng xương nhân tạo.

Hơn 247 tỷ đồng ủng hộ người dân tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai

Hơn 247 tỷ đồng ủng hộ người dân tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai

Thông tin từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, tính đến 15h ngày 18/9, Ban Vận động cứu trợ tỉnh đã tiếp nhận số đăng ký và ủng hộ của các tập thể, cá nhân, các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh với số tiền hơn 247 tỷ đồng (bao gồm cả nguồn ủng hộ của Quỹ cứu trợ trung ương).

Xung quanh câu chuyện từ thiện

Xung quanh câu chuyện từ thiện

Những ngày này, người dân vùng lũ Lào Cai đang được đón nhận tình cảm, sự sẻ chia của hàng vạn tấm lòng hảo tâm đến ủng hộ giúp đỡ bằng tiền, hàng hóa, nhu yếu phẩm khác. Sự hỗ trợ kịp thời đó rất quan trọng, góp phần giúp người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai vượt qua những khó khăn ban đầu, sớm ổn định, bắt tay tái thiết cuộc sống mới. Vậy nhưng xung quanh câu chuyện từ thiện vẫn còn đâu đó đôi điều băn khoăn, trăn trở.

[Ảnh] Học sinh Làng Nủ đến trường

[Ảnh] Học sinh Làng Nủ đến trường

Từ ngày 16/9, học sinh lớp 1C, lớp 2C tại Điểm trường Làng Nủ đã chuyển đến ở bán trú và học tập tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên) để đảm bảo an toàn. Nhiều em trở lại lớp với gương mặt vẫn còn hoảng sợ vì trận lũ kinh hoàng đã vĩnh viễn cướp đi sinh mạng của người thân, bạn bè.

Hiệu trưởng Nguyễn Xuân Khang: Nhận nuôi trẻ em mồ côi ở Làng Nủ là một hành trình lâu dài

Hiệu trưởng Nguyễn Xuân Khang: Nhận nuôi trẻ em mồ côi ở Làng Nủ là một hành trình lâu dài

Khi nghe tin dữ từ bản Làng Nủ, thầy giáo Nguyễn Xuân Khang đã không thể cầm được nước mắt. Những đứa trẻ gặp nạn chỉ bằng tuổi cháu thầy. "Phải làm gì để nguôi ngoai? Thế là nghĩ ra cách có thể làm: Nhận 'nuôi' các cháu còn sống sót, bù đắp cho các con để các con được ấm no và học hành tử tế". Nhưng thầy Khang cũng nhấn mạnh: Đó là một hành trình còn rất lâu dài và sẽ được bắt đầu bằng những việc làm cụ thể nhất.

[Ảnh] Vùng lũ Cốc Lầu ngân vang tiếng học bài

[Ảnh] Vùng lũ Cốc Lầu ngân vang tiếng học bài

Sau trận mưa lũ lịch sử, cùng với việc nhanh chóng tìm kiếm, cứu nạn những người mất tích, từng bước khắc phục thiên tai, vùng lũ xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) nỗ lực đưa học sinh các thôn đến trường. Đặc biệt, các em học sinh thôn Kho Vàng - nơi chịu nhiều ảnh hưởng cũng đã được đến trường học tập.

fbytzltw