Tìm hướng đi bền vững cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Thị trường sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển nhưng cũng đối mặt không ít thách thức.

Khách chọn mua các sản phẩm mây tre đan truyền thống của Hợp tác xã Mây tre đan Thủy Tuyết.
Khách chọn mua các sản phẩm mây tre đan truyền thống của Hợp tác xã Mây tre đan Thủy Tuyết.

Đây là nội dung được các đại biểu chia sẻ tại "Diễn đàn kết nối thương mại sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP với hệ thống khách hàng chiến lược tại Việt Nam" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, chiều 18/10.

Bà Nguyễn Thị Hoàng Yến, Phó cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, thông tin: Việt Nam có gần 1.400 làng nghề truyền thống, 774.392 cơ sở sản xuất kinh doanh tập trung nhiều ở nhóm đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thêu ren, cơ khí nhỏ; còn lại là nhóm chế biến nông lâm thuỷ sản.

Số lao động trong các làng nghề hiện đạt hơn 1,4 triệu, trong đó có hơn 91% là lao động thường xuyên. Nhờ chính sách hỗ trợ của Nhà nước, nhiều địa phương đã xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề; bước đầu đã phát triển theo hướng du lịch, xây dựng các mô hình, tour, tuyến du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm. Mẫu mã sản phẩm và vùng nguyên liệu đã được chú trọng và quan tâm. Sản phẩm từ làng nghề đã được truyền thông, xây dựng câu chuyện sản phẩm để quảng bá trong và ngoài nước. Nhiều làng nghề nổi tiếng và có nhiều nghệ nhân có tay nghề được vinh danh…

Bên cạnh đó, ngành thủ công mỹ nghệ cũng đang đứng trước nhiều thách thức như: thiếu liên kết ngành trong tổ chức sản xuất, thiếu sự liên kết giữa các hiệp hội với các doanh nghiệp, các trường đào tạo, làng nghề, nghệ nhân. Phát triển nghề, làng nghề còn mang tính tự phát, phân tán, thiếu tính bền vững, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, tận dụng lao động và không gian trong các hộ gia đình là chủ yếu. Chưa có mô hình toàn diện để phát triển làng nghề gắn với đầu tư cơ sở hạ tầng, áp dụng công nghệ.

Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tuy đã cải tiến về mẫu mã nhưng tính thẩm mỹ, nghệ thuật chưa cao; sử dụng nguyên liệu ảnh hưởng đến môi trường, chưa rõ nguồn gốc… Việc truyền nghề cho thế hệ trẻ gặp nhiều khó khăn khiến không ít làng nghề bị mai một.

Theo bà Nguyễn Thị Hoàng Yến, mục tiêu của Việt nam là gìn giữ và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của làng nghề; thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, hướng tới kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt khoảng 6 tỷ USD.

"Muốn vậy, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp tổ chức sản xuất, đào tạo phát triển nguồn nhân lực song song với bảo tồn, phát triển làng nghề", bà Nguyễn Thị Hoàng Yến nhấn mạnh.

Cụ thể, xây dựng vùng nguyên liệu, tổ chức liên kết sản sản xuất giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và các làng nghề; tổ chức đào tạo nghề cho lao động làm trong các làng nghề, nhất là lao động trẻ về các kiến thức khởi nghiệp, ứng dụng chuyển đổi số; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho các nghệ nhân; nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho các nghệ nhân truyền nghề; duy trì và phát triển đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi, lan tỏa các giá trị của di sản văn hóa nghề truyền thống trong cộng đồng, đặc biệt đối với thế hệ trẻ.

Ông Vương Siêu Tín, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gốm sứ Bình Dương, chia sẻ: Gốm sứ là nghề truyền thống tại Bình Dương nhưng hiện nay khá khó khăn cả về thị trường tiêu thụ, lao động và nguyên liệu sản xuất. Theo đó, doanh số mặt hàng gốm sứ hiện nay đang giảm khoảng 50% so với giai đoạn trước do giá cước vận chuyển quốc tế tăng cao, chi phí sản xuất tăng và nhu cầu thị trường thấp.

Không những thế, lao động trong các cơ sở gốm sứ phần lớn đều đã nhiều tuổi còn người trẻ không mặn mà với ngành này. Việc đào tạo lao động có chuyên môn liên quan ở các trường đại học cũng hạn chế. Thêm vào đó, nguồn nguyên liệu cho sản xuất gốm sứ đang ngày càng thu hẹp do quá trình quy hoạch, đô thị hoá.

Theo ông Vương Siêu Tín, số cơ sở sản xuất gốm sứ tại Bình Dương đã giảm tới 70 - 80% so với thời kỳ phát triển hoàng kim, số lao động trong mỗi cơ sở cũng giảm đáng kể. Nhu cầu thị trường có thể sẽ khả quan hơn trong thời gian tới nhưng nếu không có giải pháp căn cơ về nguồn lao động cũng như nguyên liệu sản xuất lâu dài thì ngành gốm sứ Bình Dương khó có thể duy trì và cạnh tranh được trên thị trường.

Ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp, cho biết: Người tiêu dùng hiện nay quan tâm nhiều hơn đến việc sản phẩm được sản xuất ở đâu và như thế nào. Các sản phẩm có thông tin minh bạch về quy trình sản xuất, chứng nhận bền vững hay có khả năng truy xuất nguồn gốc thường được ưa chuộng hơn.

Đối với nhóm hàng thủ công mỹ nghệ, người tiêu dùng ưu tiên sản phẩm bền vững và thân thiện với môi trường, có tính độc đáo và cá nhân hoá, kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại. Một xu hướng đáng chú ý là mua sắm trực tuyến và quốc tế hoá thị trường. Đây là cơ hội để sản phẩm của làng nghề vươn xa ra khỏi làng, biên giới quốc gia và tiếp cận với khách hàng toàn cầu.

Tuy nhiên, ông Tiến cho rằng, để khai thác được thị trường hiệu quả trong bối cảnh cạnh tranh, các làng nghề, cơ sở sản xuất phải đảm bảo việc thực hành sản xuất bền vững, minh bạch nguồn gốc xuất xứ, xây dựng được câu chuyện hấp dẫn, độc đáo cho sản phẩm.

Cùng quan điểm, ông Adam Koulaksezian, Đại diện Hiệp hội doanh nghiệp Pháp tại Việt Nam cho rằng: Việt Nam có lợi thế rất lớn cả về nguồn tài nguyên và con người khéo léo, có khả năng tạo ra rất nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ đẹp mắt. Tuy nhiên, chỉ một bộ phận nhỏ khách du lịch nước ngoài biết đến những sản phẩm này. Nguyên nhân có thể đến từ việc hạn chế trong hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.

"Do đó, song song với việc tham gia các hội chợ, triển lãm trong nước, sản phẩm làng nghề, thủ công mỹ nghệ Việt Nam cần hiện diện nhiều hơn ở các hội chợ, triển lãm quốc tế; đặc biệt, cần chú ý việc xây dựng thương hiệu thông qua câu chuyện cho thấy những giá trị khác về mặt văn hoá, lịch sử và sự sáng tạo của nghệ nhân trong từng sản phẩm", ông Adam Koulaksezian chia sẻ.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giá vàng ngày 21/5: Vàng miếng SJC tăng lên mức 121 triệu đồng/lượng

Giá vàng ngày 21/5: Vàng miếng SJC tăng lên mức 121 triệu đồng/lượng

Giá vàng thế giới hôm nay (21/5) tăng dựng đứng, giao dịch trên mốc 3.301 USD/ounce trong bối cảnh đồng USD tiếp tục suy yếu và các nhà đầu tư vẫn đang lo ngại về chính sách thuế quan của Mỹ. Trong nước, giá vàng miếng SJC tăng 1,7 triệu đồng lên mức 121 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn SJC tăng lên 115 triệu đồng/lượng.

Khơi thông nguồn lực kinh tế tư nhân

Khơi thông nguồn lực kinh tế tư nhân

Trong những năm qua, khu vực kinh tế tư nhân đã có những đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, khu vực này vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn và rào cản, ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát huy vai trò và khả năng đóng góp của các doanh nghiệp.

Thủ tướng: Chuẩn bị để khởi công tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng vào ngày 19/12

Thủ tướng: Chuẩn bị để khởi công tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng vào ngày 19/12

Chiều tối 20/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt chủ trì họp với các bộ, ngành, cơ quan để rà soát, đánh giá tình hình triển khai Đề án xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc.

Thủ tướng: Quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025

Thủ tướng: Quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025

Chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025 (mục tiêu trước đây là 95%), đồng thời coi kết quả giải ngân đầu tư công là căn cứ quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, đánh giá cán bộ, nếu không hoàn thành thì phải kiểm điểm, xử lý.

Bảo Yên đổi mới công nghệ chế biến gỗ, nâng cao giá trị kinh tế từ rừng trồng

Bảo Yên đổi mới công nghệ chế biến gỗ, nâng cao giá trị kinh tế từ rừng trồng

Huyện Bảo Yên hiện có hơn 40.000 ha rừng trồng (diện tích rừng trồng lớn nhất tỉnh). Trong bối cảnh thị trường ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng, mẫu mã và tính bền vững, thời gian qua, ngành lâm nghiệp địa phương rất quan tâm đổi mới công nghệ chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và tạo sinh kế cho lao động nông thôn.

Cao điểm đấu tranh đẩy lùi buôn lậu, hàng giả: Phải rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ kết quả

Cao điểm đấu tranh đẩy lùi buôn lậu, hàng giả: Phải rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ kết quả

Chiều 19/5, Tổ công tác 1557 của UBND tỉnh họp triển khai nhiệm vụ Công điện 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới. Đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Tổ trưởng Tổ công tác 1557 chủ trì cuộc họp.

Phường Lào Cai đồng loạt thống kê, kiểm đếm nhà ở, tài sản các hộ dân giải phóng mặt bằng Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Phường Lào Cai đồng loạt thống kê, kiểm đếm nhà ở, tài sản các hộ dân giải phóng mặt bằng Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Sau khi được bàn giao hướng tuyến, ranh giới giải phóng mặt bằng, phường Lào Cai (thành phố Lào Cai) đã phối hợp với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố đồng loạt thống kê, kiểm đếm nhà ở, tài sản của các hộ dân trong khu vực ảnh hưởng của dự án.

fb yt zl tw