"Thổi" giá, bán thuốc điều trị cúm A không có đơn của bác sĩ sẽ bị xử lý nghiêm

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, trong thời gian gần đây, trên địa bàn một số tỉnh, thành phố số ca cúm mùa, đặc biệt là cúm A có xu hướng gia tăng.

Người dân xếp hàng để tiêm vaccine cúm tại hệ thống tiêm chủng VNVC Icon 4 quận Cầu Giấy (Hà Nội). Ảnh: Lê Phú/Báo Tin Tức
Người dân xếp hàng để tiêm vaccine cúm tại hệ thống tiêm chủng VNVC Icon 4 quận Cầu Giấy (Hà Nội). Ảnh: Lê Phú/Báo Tin Tức

Xử lý nghiêm các vi phạm

Để bảo đảm việc cung ứng và kiểm soát giá các thuốc điều trị cúm mùa, đặc biệt đối với các thuốc điều trị cúm A (thuốc Tamiflu và các thuốc chứa hoạt chất Qseltamivir), ngày 12/2, Cục Quản lý Dược đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Bộ Y tế; các bệnh viện, viện trực thuộc Bộ; các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc về việc đảm bảo cung ứng và kiểm soát giá thuốc điều trị cúm mùa.

Theo đó, Cục Quản lý Dược yêu cầu các đơn vị, trong đó Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương chỉ đạo triển khai thực hiện Công văn số 3847/QLD-KD ngày 02/12/2024 và Công văn số 414/QLD-KD ngày 07/2/2025 của Cục Quản lý Dược về việc bảo đảm cung ứng thuốc phòng, chống dịch bệnh, thuốc điều trị bệnh cúm. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến cho người dân không tự ý mua và sử dụng thuốc điều trị cúm A khi không có chỉ định của bác sĩ.

Sở Y tế các tỉnh, thành phố tổ chức thanh, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong kinh doanh các thuốc kháng virus dùng trong điều trị cúm mùa, các thuốc điều trị cúm A, đặc biệt là vi phạm các quy định về quản lý giá thuốc (thực hiện kê khai giá không đúng quy định, không thực hiện niêm yết giá thuốc, bán cao hơn giá niêm yết,...), các trường hợp kinh doanh thuốc không rõ nguồn gốc, bán thuốc kê đơn nhưng không có đơn của bác sĩ, lợi dụng dịch bệnh để tăng giá thuốc bất hợp lý.

Đối với các bệnh viện, viện trực thuộc Bộ Y tế, cần chủ động bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc điều trị cúm mùa, đặc biệt thuốc điều trị cúm A, không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị; thực hiện đúng các quy định về mua, bán thuốc và quản lý giá thuốc tại cơ sở bán lẻ trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc, Cục Quản lý Dược yêu cầu các cơ sở sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh các thuốc điều trị cúm mùa, trong đó có các thuốc điều trị cúm A chủ động khẩn trương lên kế hoạch sản xuất, nhập khẩu thuốc để bảo đảm nguồn cung ứng phục vụ công tác điều trị và thực hiện các hợp đồng cung ứng thuốc với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo kết quả trúng thầu đã ký kết.

Các cơ sở bán lẻ thuốc phải tuân thủ đúng quy định về bán thuốc theo đơn, có trách nhiệm hướng dẫn đầy đủ cho người dân về việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và hướng dẫn sử dụng thuốc để bảo đảm an toàn, hiệu quả; đồng thời tuân thủ đầy đủ các quy định về quản lý giá thuốc, không được lợi dụng tình hình dịch bệnh để đầu cơ, găm hàng và đẩy giá thuốc tăng cao nhằm trục lợi.

Không phải bệnh nhân nào bị cúm cũng dùng thuốc Tamiflu

Trong những ngày vừa qua, xuất hiện tình trạng người dân đổ xô đi mua thuốc Tamiflu (thuốc chứa hoạt chất Oseltamivir) - thuốc kháng virus cúm A về dự trữ do tâm lý sợ giá sẽ tăng, khan hiếm thuốc thêm nếu dịch bùng phát. Đại diện Cục Quản lý Dược cho biết, các thuốc chứa hoạt chất Oseltamivir hiện vẫn đảm bảo về nguồn cung.

Theo các chuyên gia y tế, không phải bệnh nhân nào bị cúm cũng dùng thuốc Tamiflu bởi 80-90% các trường hợp mắc cúm là ở thể nhẹ, có thể tự khỏi. Những trường hợp sốt cao kéo dài, liên tục, tổn thương phổi thì mới cần nhập viện điều trị. Những trường hợp mắc cúm nếu nhẹ thì không cần thiết phải uống Tamiflu, bệnh sẽ tự khỏi. Vì vậy, người dân cần hiểu đúng về thuốc Tamiflu để tránh tâm lý đổ xô mất tiền oan mua thuốc này vì lời đồn thổi là "thần dược" trong điều trị cúm.

Theo Bộ Y tế, hiện số trường hợp mắc cúm có gia tăng cục bộ từ cuối năm 2024 và trong thời gian dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Từ đầu năm 2025 đến nay, nước ta ghi nhận 912 trường hợp mắc cúm mùa, chưa ghi nhận trường hợp nào tử vong; số mắc giảm 97,4% so với cùng kỳ năm 2024. Đặc biệt, các ca mắc cúm hiện tại không ghi nhận thay đổi về độc lực, chủ yếu là cúm A(H1N1), A(H3N2) và cúm B.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chủ động phòng bệnh cúm mùa, tránh biến chứng nguy hiểm

Chủ động phòng bệnh cúm mùa, tránh biến chứng nguy hiểm

Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh đã tiếp nhận điều trị nhiều bệnh nhân mắc cúm, trong đó có những bệnh nhân cao tuổi biến chứng viêm phổi cần điều trị tích cực. Trước tình trạng bệnh cúm có nguy cơ lây lan, người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh. 

Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang hoành hành tại Nhật Bản và nhiều quốc gia

Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang hoành hành tại Nhật Bản và nhiều quốc gia

Chiều 5/2, Bộ Y tế cho biết Hệ thống giám sát dựa vào sự kiện tại Việt Nam ghi nhận các thông tin về đợt bùng phát dịch cúm mùa tại Nhật Bản cho thấy theo dữ liệu công bố (ngày 31/1) của Viện Truyền nhiễm Quốc gia Nhật Bản, từ 2/9/2024 đến 26/1/2025 tại Nhật Bản ghi nhận khoảng 9,5 triệu trường hợp mắc cúm mùa.

Bác sỹ của bản

Bác sỹ của bản

Trong ánh nắng xuân lấp lánh phủ vàng trên những cành sa mộc, người dân thôn Nậm Tông ngồi bên nhau kể lại câu chuyện cũ với hình ảnh đẹp về tình người, về tinh thần đoàn kết, đùm bọc, thương yêu. Và khi nhắc đến bác sỹ Sin Thị Tâm, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Nậm Lúc, ai cũng thấy cảm xúc dâng tràn.

Ngày tết, cẩn trọng với thực phẩm có đường

Ngày tết, cẩn trọng với thực phẩm có đường

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lâm Vĩnh Niên, Trưởng khoa Dinh Dưỡng-Tiết chế Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh khuyến cáo, việc mọi người ăn nhiều thực phẩm có đường dịp Tết sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe. 

Mang Tết ấm áp đến cho người bệnh

Mang Tết ấm áp đến cho người bệnh

Trong ngày cuối năm, khi người người, nhà nhà đoàn viên cùng nhau trang trí nhà cửa đón Tết, quây quần bên mâm cơm tất niên thì còn rất nhiều người bệnh đang phải điều trị tại bệnh viện. Chia sẻ với thiệt thòi, khó khăn của người bệnh, người nhà bệnh nhân, hoạt động trao quà, thăm hỏi đã được nhân lên. Những món quà nghĩa tình, những lời động viên, chúc mừng năm mới đã xoa dịu nỗi đau, chia sẻ khó khăn với người bệnh, giúp họ có cái Tết đủ đầy hơn.

Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh dịp tết Nguyên đán

Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh dịp tết Nguyên đán

Vào dịp nghỉ tết Nguyên đán và mùa lễ hội đầu năm, nhu cầu giao thương, đi lại, du lịch, giao lưu của người dân tăng cao, cộng thêm dự báo thời tiết vẫn còn rét đậm, rét hại nên nguy cơ dịch bệnh bùng phát lớn. Để đảm bảo cho người dân đón Tết an toàn, các đơn vị y tế dự phòng trên địa bàn tỉnh thực hiện ứng trực trong dịp nghỉ Tết, tăng cường công tác phòng chống dịch nhằm phát hiện sớm, kịp thời ngăn chặn không để dịch bệnh lây lan trên địa bàn. 

fb yt zl tw