Thiết lập 117 điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin

UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Quyết định số 2541/QĐ-UBND ngày 18/10/2023 phê duyệt Danh sách điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh. Theo đó, có 117 điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh sẽ được thiết lập trong giai đoạn 2023 - 2030.

Theo Quyết định này, tỉnh Lào Cai phê duyệt danh sách 117 điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin, giai đoạn 1 từ năm 2023 đến năm 2025 sẽ đầu tư tại 69 xã thuộc khu vực III và 48 thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Cụ thể, thành phố Lào Cai sẽ có 3 điểm; huyện Si Ma Cai 7 điểm; huyện Bảo Yên 14 điểm; huyện Bắc Hà 18 điểm; huyện Bát Xát 19 điểm; huyện Mường Khương 15 điểm; thị xã Sa Pa 14 điểm; huyện Văn Bàn 17 điểm; huyện Bảo Thắng 10 điểm được thiết lập.

tiếp cận thông tin.jpg
Các điểm hỗ trợ thông tin sẽ giúp đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận gần hơn với chuyển đổi số. Ảnh minh họa.

UBND tỉnh giao Sở Thông tin và Truyền thông phê duyệt danh mục và số lượng, cấu hình kỹ thuật các loại thiết bị được đầu tư tại mỗi điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông. Việc đầu tư yêu cầu không đầu tư trùng lặp với thiết bị đã được đầu tư từ các nguồn kinh phí khác và đang hoạt động ổn định; đồng thời, ban hành văn bản hướng dẫn việc quản lý hoạt động tại các điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh.

Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện đầu tư, địa điểm đầu tư phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản về điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin theo quy định.

Điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin được thiết lập nhằm phục vụ tập huấn, phổ biến kiến thức, kỹ năng sản xuất, phát triển kinh tế, thương mại, khoa học - kỹ thuật, văn hóa - xã hội, kiến thức về đảm bảo an ninh, trật tự cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Các điểm hỗ trợ cũng là nơi để phổ biến kiến thức, nâng cao kỹ năng số và năng lực tiếp cận thông tin cho người dân, bao gồm các nội dung chính: Kỹ năng khai thác, sử dụng các ứng dụng di động, nền tảng số, dịch vụ trực tuyến trên mạng Internet; kỹ năng sử dụng các dịch vụ công trực tuyến; kiến thức cơ bản về an toàn thông tin mạng và kỹ năng tự bảo vệ, chống các nguy cơ mất an toàn thông tin mạng cho cá nhân; nhận diện một số hình thức lừa đảo trên mạng; kiến thức, kỹ năng cơ bản về sử dụng máy tính và các nội dung khác theo xu hướng phát triển công nghệ số.

Ngoài ra, các điểm hỗ trợ thông tin được sử dụng để phục vụ phổ biến, tuyên truyền đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, các quy định của địa phương đến Nhân dân trên địa bàn xã.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cảnh giác với các thủ đoạn của tội phạm công nghệ

Cảnh giác với các thủ đoạn của tội phạm công nghệ

Trong thời đại số hóa, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ mang lại tiện ích vượt bậc mà còn tiềm ẩn những rủi ro khôn lường. Deepfake - công nghệ tạo ra hình ảnh và video giả mạo với độ chân thực đáng kinh ngạc - đang trở thành công cụ nguy hiểm cho tội phạm mạng.

Thủ tướng phát động phong trào "Bình dân học vụ số" toàn dân

Thủ tướng phát động phong trào "Bình dân học vụ số" toàn dân

Chiều 26/3, tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, dự Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng "Bình dân học vụ số".

Thủ tướng đặt 3 câu hỏi tại cuộc đối thoại với 300 thanh niên tiêu biểu

Thủ tướng đặt 3 câu hỏi tại cuộc đối thoại với 300 thanh niên tiêu biểu

Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025), chiều 24/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị gặp mặt và đối thoại với thanh niên. Cuộc đối thoại với chủ đề "Thanh niên Việt Nam tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

Chuyện ghi ở “vùng lõm sóng” Pờ Hồ

Chuyện ghi ở “vùng lõm sóng” Pờ Hồ

Nhịp sống ở Pờ Hồ - thôn xa và khó khăn nhất xã Trung Lèng Hồ (Bát Xát) cứ chầm chậm như kéo chúng tôi trở lại với khung cảnh ở nhiều thôn vùng cao Bát Xát cách đây 15, 20 năm. Sóng viễn thông yếu, chập chờn nên nơi đây nằm trong danh sách “vùng lõm sóng”, câu chuyện chuyển đổi số, cách mạng công nghiệp 4.0 với bà con xem ra còn xa vời.

“Yêu lắm Việt Nam” đã có mặt tại Lào Cai

“Yêu lắm Việt Nam” đã có mặt tại Lào Cai

Dự án “Yêu lắm Việt Nam” do Báo Nhân Dân phối hợp với các đối tác công nghệ triển khai lắp đặt bảng gắn chip NFC (công nghệ kết nối không dây) tại các địa danh lịch sử văn hóa, du lịch đã có mặt tại Lào Cai.

Quang cảnh hội nghị.

Tỉnh đoàn triển khai học tập Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị

Chiều 20/3, tại Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai, Tỉnh đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh phối hợp với Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai tổ chức hội nghị triển khai học tập Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; phát động phong trào “Bình dân học vụ số”.

fb yt zl tw