Thị trường bất động sản ảm đạm, nhiều nhà đầu tư gặp khó khăn

Liên tiếp trong quý I và quý II năm 2023, thị trường bất động sản (BĐS) vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thanh khoản thấp, giao dịch thành công giảm sút mạnh so với cùng kỳ năm 2022. Đứng trước chiều hướng tiếp tục đi xuống của thị trường BĐS, nhiều nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nhỏ lẻ đang gặp rất nhiều khó khăn, trong đó có nhiều trung tâm giao dịch BĐS đã đóng cửa do không bảo đảm chi phí hoạt động.

4-2-6607.jpg
Một dự án bất động sản tại khu vực phía tây Hà Nội.

Thời gian gần đây, thị trường BĐS tiếp tục ghi nhận sự đi xuống cả về giá, mức độ thanh khoản và các giao dịch thành công khiến nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ có xu hướng rời bỏ thị trường, hoặc chấp nhận bán với giá thấp để cắt lỗ nhưng vẫn không thành. Anh Trần Tuấn Anh, giám đốc một trung tâm môi giới BĐS trên địa bàn huyện Gia Lâm cho biết, vào thời điểm này của năm 2022, mỗi ngày trung tâm tiếp từ 5 đến 10 khách hàng đến giao dịch mua bán BĐS, chủ yếu là đất thổ cư, và chung cư với khoảng 30% giao dịch thành công. Tuy nhiên, thời điểm hiện nay hầu như không có khách hàng đến giao dịch khiến trung tâm phải hoạt động cầm chừng, chờ thị trường sôi động trở lại.

Còn tại các khu vực thuộc nội thành Hà Nội, tình hình cũng không mấy khả quan. Hơn 2 tháng nay, anh Lê Văn Sinh, ở quận Hoàng Mai liên tục đăng thông tin trên các mạng xã hội và thông qua các trung tâm môi giới BĐS để bán căn nhà trong ngõ nhưng vẫn không thành công. Anh Sinh cho biết, căn nhà này anh mua từ đầu năm 2022 với hơn 100 triệu đồng/m2, là giá tương đối cao do đúng thời điểm thị trường BĐS đang sôi động.

Đến thời điểm này, do thị trường đi xuống cùng với áp lực trả lãi ngân hàng khiến anh quyết định chấp nhận bán lỗ để thu hồi vốn nhưng vẫn rất khó khăn. Cũng theo anh Sinh, cùng với căn nhà nêu trên, hiện anh đang rao bán hai mảnh đất ở quận Nam Từ Liêm, nhưng cũng đang trong tình trạng khó khăn tương tự.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực BĐS, trong thời điểm hiện nay, trước sự đi xuống của thị trường, xu hướng chung của nhà đầu tư và người mua BĐS có tâm lý chờ đợi và nghe ngóng thị trường để mua khi thị trường có dấu hiệu chạm đáy. Trong khi đó, những người nắm giữ BĐS lại có tâm lý chờ đợi thị trường đi lên để bán ra nhằm giảm bớt thiệt hại. Điều này khiến các giao dịch thành công ở mức độ rất thấp. Theo thống kê, hiện nhu cầu tìm kiếm BĐS và lượng thông tin về BĐS trên các trang mạng giảm tới một nửa so với cùng kỳ năm ngoái, chứng tỏ nhu cầu và nguồn cung BĐS đều gặp nhiều thử thách trong bối cảnh khó khăn chung của toàn thị trường. Trong đó, các loại hình bị ảnh hưởng nhiều nhất là đất dự án, đất nền và nhà mặt phố.

Tại khu vực các tỉnh phía nam như TP Hồ Chí Minh, thị trường BĐS vẫn trong giai đoạn trầm lắng. Theo số liệu thống kê cho thấy, thị trường vẫn chưa có tín hiệu tích cực với sức mua của toàn thị trường giảm tới 98% so với cùng kỳ năm 2022. Còn tại tỉnh Bình Dương, lượng tiêu thụ vẫn thấp hơn 79% so với cùng kỳ năm 2022. Giao dịch thành công tập trung chủ yếu ở các sản phẩm có giá trung bình dưới 15 triệu đồng/m2.

Để kích thích thị trường BĐS tăng trở lại giữa bối cảnh đang gặp nhiều khó khăn, nhiều đơn vị cung ứng BĐS đã đưa ra các chính sách ưu đãi, như tăng mức chiết khấu đối với phương thức thanh toán nhanh, kéo giãn kỳ hạn thanh toán, hỗ trợ các thủ tục pháp lý đối với khách hàng… Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, đây chỉ là những biện pháp mang tính chất tạm thời và cần có thời gian để thị trường có thể sôi động trở lại.

Việc lên, xuống của thị trường BĐS là điều bình thường và phụ thuộc vào sự điều tiết chung của thị trường cũng như có tính chất chu kỳ như đã từng xảy ra nhiều lần. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu và có chính sách phù hợp nhằm điều tiết thị trường phát triển ổn định, lành mạnh, tránh sự rủi ro cho nền kinh tế nói chung và các nhà đầu tư nói riêng.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục dành vốn tín dụng cho các dự án bất động sản đủ điều kiện pháp lý, có khả năng tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thực về nhà ở và bảo đảm kế hoạch trả nợ.

Ngoài ra, các ngân hàng cần kiểm soát rủi ro cấp tín dụng đối với phân khúc BĐS cao cấp đang dư thừa nguồn cung, BĐS không có nhu cầu ở thực, cũng như hoạt động kinh doanh có tính chất đầu cơ, làm giá, lũng đoạn thị trường. Các ngân hàng cũng được yêu cầu kiểm soát mức độ tập trung tín dụng vào một số khách hàng, nhóm khách hàng lớn, khách hàng có liên quan đến cổ đông lớn, người có liên quan của cổ đông của tổ chức tín dụng.

Theo Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tập đoàn Khôi Nguyên (Hàn Quốc) mong muốn đầu tư cụm y tế phức hợp trị giá 700 tỷ đồng tại Lào Cai

Tập đoàn Khôi Nguyên (Hàn Quốc) mong muốn đầu tư cụm y tế phức hợp trị giá 700 tỷ đồng tại Lào Cai

Chiều 11/4, tại trụ sở UBND tỉnh, đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã có buổi làm việc với Công ty Cổ phần tập đoàn đầu tư Khôi Nguyên (Hàn Quốc) về đầu tư cụm dịch vụ y tế phức hợp trị giá 700 tỷ đồng tại Lào Cai.

Giá vàng chiều nay (7/4): Thị trường quốc tế lao dốc không phanh

Giá vàng chiều nay (7/4): Thị trường quốc tế lao dốc không phanh

Theo ghi nhận vào chiều nay (7/4), giá vàng trong nước cơ bản bình ổn, chỉ có giá vàng tại Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu tăng 300 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào. Trong khi đó, giá vàng thế giới giảm nhanh khi rớt từ mốc 3.036 USD/ounce xuống 2.987 USD/ounce, mất 55 USD/ounce vào thời điểm buổi sáng nay.

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 31/3/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.

Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân

Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân

Khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp gần 50% GDP, hơn 30% ngân sách nhà nước, tạo ra hơn 40 triệu việc làm, chiếm khoảng 85% tổng số lao động trong nền kinh tế. Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ và vừa (chiếm 98%), khả năng tiếp cận vốn ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế.

Thị trường bất động sản Bảo Thắng: Tín hiệu lạc quan

Thị trường bất động sản Bảo Thắng: Tín hiệu lạc quan

Sau thành phố Lào Cai, thị xã Sa Pa, thời gian gần đây, Bảo Thắng nổi lên là một trong những địa phương có tiềm năng, phát triển sôi động với sự kiện Phố Lu được công nhận là đô thị loại IV, hạ tầng giao thông kết nối ngày càng hoàn thiện, việc triển khai quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng qua Bảo Thắng và dự án Cảng hàng không Sa Pa chuẩn bị khởi công đã tác động mạnh đến tâm lý nhà đầu tư bất động sản.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số trong thương mại điện tử

Cơ hội hợp tác của doanh nghiệp và nhà đầu tư

Tại Hội nghị "Gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc: Cơ hội cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư" được tổ chức chiều 14/3 tại thành phố Lào Cai, nhiều tham luận sâu sắc của các quan chức ngoại giao, nhà quản lý, chính khách đã được trình bày. Báo Lào Cai lược trích nội dung một số tham luận tiêu biểu.

Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương Việt Nam/ASEAN và vùng Tây Nam Trung Quốc

Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương Việt Nam/ASEAN và vùng Tây Nam Trung Quốc

Chiều 14/3, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện "Gặp gỡ 2025, Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc: Cơ hội cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư" đã diễn ra phiên thảo luận với chủ đề Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương Việt Nam/ASEAN và vùng Tây Nam Trung Quốc.

Khai mạc Hội nghị gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương Việt Nam - ASEAN và vùng Tây Nam Trung Quốc

Khai mạc Hội nghị gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương Việt Nam - ASEAN và vùng Tây Nam Trung Quốc

Chiều 14/3, tại thành phố Lào Cai, Hội nghị "Gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc: Cơ hội cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư" do UBND tỉnh Lào Cai và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp tổ chức chính thức khai mạc.

Gặp gỡ 2025: Sáng kiến có tính đột phá của Lào Cai

Gặp gỡ 2025: Sáng kiến có tính đột phá của Lào Cai

Lần đầu tiên UBND tỉnh Lào Cai phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức sự kiện “Gặp gỡ 2025: Lào Cai – Trung tâm kết nối giao thương Việt Nam/ASEAN và vùng Tây Nam Trung Quốc: Cơ hội cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư” (Gặp gỡ 2025) với sự tham gia của rất nhiều tổ chức, nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước. Để hiểu rõ về sự kiện này, phóng viên Báo Lào Cai phỏng vấn ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI.

Sáp nhập tỉnh: Tập trung nguồn lực để phát triển, tuân thủ theo Nghị quyết phát triển KTXH của Trung ương đã được phê duyệt

Sáp nhập tỉnh: Tập trung nguồn lực để phát triển, tuân thủ theo Nghị quyết phát triển KTXH của Trung ương đã được phê duyệt

Cả nước có 63 tỉnh, thành với sự phát triển không đồng đều, nhiều địa phương chưa đáp ứng điều kiện theo quy định về diện tích tự nhiên, dân số và các chỉ tiêu kinh tế - xã hội để tổ chức đơn vị cấp tỉnh. Vì vậy, chủ trương nghiên cứu sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh là điều cần thiết để tập trung nguồn lực cho sự phát triển của các địa phương.

fb yt zl tw