Thí sinh Malaysia giành giải Nhất cuộc thi “Tiếng hát ASEAN+3” năm 2019

Thí sinh Malaysia Rosario Ninih Chamini Bianis đã vượt qua 21 thí sinh để giành giải cao nhất cuộc thi “Tiếng hát ASEAN+3” năm 2019.
Tối 28/7, tại Hạ Long, Quảng Ninh đã diễn ra Chung kết cuộc thi "Tiếng hát ASEAN+3” năm 2019. Cuộc thi năm nay có 22 thí sinh đến từ 10 quốc gia trong khu vực ASEAN. Sau đêm Bán kết diễn ra vào tối 27/7, Ban giám khảo đã chọn ra được 10 thí sinh xuất sắc nhất lọt vào Chung kết xếp hạng.
Đến dự đêm Chung kết cuộc thi "Tiếng hát ASEAN+3" năm 2019 có ông Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; ông Lê Hoài Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao; ông Vũ Hải Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội; ông Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; bà Vũ Thị Mai, Thứ trưởng Bộ Tài chính; ông Bùi Thế Đức, Phó Chủ tịch chuyên trách, Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học - Nghệ thuật Trung ương.
Về phía VOV có ông Nguyễn Thế Kỷ, Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc VOV; các Phó Tổng Giám đốc: Trần Minh Hùng, Ngô Minh Hiển và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc VOV.
Về phía tỉnh Quảng Ninh có ông Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh; ông Nguyễn Văn Thắng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh; ông Nguyễn Xuân Ký, Phó Bí thư Thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Đặng Huy Hậu, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh.
Về phía ngoại giao đoàn, có ngài Pengiran Haji Sahari Pengiran Haji Salleh, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Brunei tại Việt Nam; ngài Ibnu Hadi, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Indonesia tại Việt Nam; ngài Prak Nguon Hong Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Campuchia tại Việt Nam; ngài Paul Vincent L.Uy, Đại biện lâm thời, Đại sứ quán Philippines tại Việt Nam; ông Phosy Keomanivong, Tổng Giám đốc Đài Phát thanh Quốc gia Lào; ông Sophal Som, Phó TGĐ Đài Phát thanh Quốc gia Campuchia; bà Dwi Hernuningsih, Uỷ viên Hội đồng giám sát Đài Phát thanh quốc gia Indonesia và ông Koichi Okumura - Trưởng Ban Chương trình, Hiệp hội Phát thanh Truyền hình châu Á – Thái Bình Dương (ABU) và Đại diện của Hiệp hội Phát thanh truyền hình Châu Á-Thái Bình Dương (ABU), Tập đoàn truyền thông KansaiTV Nhật Bản (Kansai Telecasting Corporation).
Phát biểu tại đêm Chung kết, thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đánh giá cao sáng kiến của Đài Tiếng nói Việt Nam trong việc tổ chức một Cuộc thi ca nhạc ở tầm khu vực như thế này. Chính phủ ủng hộ các hoạt động nhằm tăng cường quan hệ giữa Việt Nam với các nước. Với vai trò là một cơ quan truyền thông lớn của Chính phủ, bên cạnh công tác truyền thông thì việc tổ chức những sự kiện văn hóa nghệ thuật như Cuộc thi "Tiếng hát ASEAN+3” đã góp phần quan trọng khẳng định thương hiệu và vị trí của Đài Tiếng nói Việt Nam trong lòng bạn bè quốc tế.
"Như chúng ta đều biết, văn hóa - xã hội là một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN. Các nước ASEAN ngày càng chú trọng gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của khu vực, qua đó, khẳng định bản sắc ASEAN, thúc đẩy trao đổi văn hóa, giao lưu nhân dân, đề cao nguyên tắc thống nhất trong đa dạng, tăng cường sự hiểu biết và chia sẻ giữa người dân trong khối về văn hóa, lịch sử, tôn giáo và văn minh. Với đặc trưng của mình, âm nhạc luôn là nhịp cầu ngắn nhất, tốt nhất để kết nối tâm hồn, kết nối tình cảm các nền văn hóa.
Chúng tôi luôn mong muốn được đón chào các bạn đến với những cuộc thi âm nhạc, liên hoan nghệ thuật tổ chức tại Việt Nam, đất nước hiền hòa và mến khách, đất nước luôn trân trọng những giá trị văn hóa đặc sắc của các quốc gia bạn bè. Sự hội tụ, tỏa sáng của các bạn - những đại sứ văn hóa tại Việt Nam đêm nay mang đến một thông điệp mạnh mẽ về tình đoàn kết, khát vọng hòa bình, hợp tác và phát triển của các quốc gia ASEAN.
Thông điệp ấy, khát vọng ấy ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh chính trị hiện nay. Một thế giới bình an, hạnh phúc không thể thiếu những giai điệu đẹp. Chúng ta hãy cùng nhau xây dựng thế giới hữu nghị, hòa bình, phát triển, tiến bộ.
Tôi cũng mong rằng, bên cạnh nỗ lực của Đài Tiếng nói Việt Nam, các cơ quan truyền thông lớn của chúng ta sẽ thường xuyên tổ chức những sự kiện văn hóa ý nghĩa như thế này, để tôn vinh các giá trị tinh thần đặc sắc của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, để có thêm cơ hội cho những nghệ sỹ, ca sỹ tài năng tỏa sáng và giao lưu, để cho chúng ta được sống trong bầu không khí nồng ấm của tình đoàn kết và hữu nghị", Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình nhấn mạnh.
Phát biểu tại đêm Chung kết, ông Nguyễn Thế Kỷ, Tổng Giám đốc Đài TNVN - Trưởng Ban Chỉ đạo Cuộc thi Tiếng hát ASEAN+3 lần thứ 2 - năm 2019 cho biết: "Cuộc thi "Tiếng hát ASEAN+3” do Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức định kỳ 2 năm 1 lần. Đây là một sân chơi, một cơ hội để các nghệ sĩ, ca sĩ gặp gỡ, thể hiện tài năng và tình cảm của mình với các đồng nghiệp. Bên cạnh đó, chủ đề chính, quan trọng của cuộc thi là cùng xây đắp hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Chúng tôi mong tất cả các bạn nghệ sĩ sẽ đem tinh thần của cuộc thi theo về đất nước mình, đi theo mình trong sự nghiệp hoạt động nghệ thuật.
Mong muốn và quyết tâm để "Biển Đông bình yên sóng vỗ”, để chúng ta cùng xây đắp hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển là chủ đề chính, quan trọng của cuộc thi này.
Cuộc thi chung kết đêm nay sẽ chọn ra được những giọng vàng xứng đáng. Chúng tôi mong tất cả các bạn nghệ sỹ sẽ đem tinh thần của cuộc thi theo về đất nước mình, đi theo mình trong sự nghiệp hoạt động nghệ thuật".
Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Kỷ đã bày tỏ lòng biết ơn tới Chính phủ, các ban, bộ, ngành và cảm ơn Lãnh đạo và nhân dân tỉnh Quảng Ninh về sự hỗ trợ tuyệt vời cho cuộc thi; cảm ơn Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Đại sứ quán và các đài phát thanh, truyền hình khu vực ASEAN và 3 nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã ủng hộ và giới thiệu các nghệ sỹ xuất sắc tham dự cuộc thi; cảm ơn Ban Tổ chức, Ban Giám khảo đã làm việc đầy tâm huyết và trách nhiệm.
Trong phần thi chung kết, 10 thí sinh đã lần lượt trình diễn các ca khúc tự chọn mang nội dung ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, con người, cuộc sống, tình yêu lứa đôi. Các thí sinh trong đêm Chung kết là: Aicelle Anne Coronel Santos (Philippines), Trần Hồng Nhung (Việt Nam), Rosario Ninih Chamini Bianis (Malaysia), Olivia Christina (Indonesia), Eint Chit (Myanmar), Sateanpong Klantang (Thái Lan), Mohd Naqib Hafizuddin Bun Zulfikri (Brunei), Ng Zhen Long Desmond (Singapore), Soukthavy Southammavong (Lào), Y Marineth (Campuchia).
Tại cuộc thi này, Việt Nam có 3 đại diện là Mai Thương, Trần Hồng Nhung (Nhà hát VOV) và Phạm Hưng Thịnh (ca sĩ tự do) thì chỉ có Hồng Nhung lọt vào đêm Chung kết. Cô thể hiện ca khúc "Never enough” và khiến Ban giám khảo ấn tượng bởi cách hát thiên về opera. 
Các thí sinh đến từ Lào, Thái Lan, Campuchia, Philippines, Indonesia… chọn những ca khúc mang màu sắc của quốc gia mình để thể hiện bên cạnh những ca khúc tiếng Anh nổi tiếng. Trong đó có thí sinh đến từ Brunei và Myanmar thể hiện ca khúc do chính mình sáng tác.
Dù có sự giới hạn về ngôn ngữ nhưng các thí sinh, khán giả và BGK có mặt tại Cung Quy hoạch, Hội chợ - Triển lãm tỉnh Quảng Ninh đều cảm thấy say đắm trước những giai điệu đẹp đó.
Trên ghế giám khảo là những nhạc sĩ-ca sĩ có chuyên môn và sự am hiểu về dòng nhạc Pop. Trong đó, Trưởng Ban giám khảo cuộc thi là nhạc sĩ - NSND Trọng Đài, Nguyên Giám đốc Hệ Âm nhạc - Thông tin - Giải trí VOV3, Đài Tiếng nói Việt Nam. 4 giám khảo thành viên là giảng viên âm nhạc Thái Lan Parichat Euprasert, nhà soạn nhạc – nghệ sĩ trống đến từ Indonesia Bemby Gusti, ca sĩ Philippines Alfred Allan D. Samonte và ca sĩ - NSƯT Thanh Lam.
Đánh giá về các thí sinh trong đêm Chung kết, NSND Trọng Đài cho biết: "Cuộc thi năm nay có chất lượng nghệ thuật cao hơn năm trước với số lượng thí sinh tăng vọt. 10 thí sinh lọt vào vòng Chung kết đều là những gương mặt trẻ xuất sắc. Để giúp các bạn có thể đi dài hơn trên con đường sự nghiệp, chúng tôi đã có những góp ý rất thẳng thắn để các bạn có thể tiến bộ hơn trong tương lai”.
Sau từng vòng thi, BGK làm việc độc lập và chấm điểm cho thí sinh. Kết quả, thí sinh Rosario Ninih Chamini Bianis đến từ Malaysia đã giành giải Nhất. Đây là kết quả không quá bất ngờ bởi Rosario luôn được đánh giá cao ngay từ vòng thi đâu tiên bởi giọng hát nội lực và phong cách trình diễn cuốn hút. Chia sẻ sau khi nhận giải, Rosario cho biết: "Tôi rất vui khi giành được chiến thắng. Đây là giải thưởng rất bất ngờ với tôi. Nếu có cơ hội, tôi sẽ trở lại Việt Nam để hoạt động nghệ thuật".
BTC còn trao một số giải phụ. Giải phong cách biểu diễn thuộc về thí sinh Naqib Hafizuddin Bun Zulfikri (Brunei); Giải Thí sinh triển vọng: thí sinh Ng Zhen Long Desmond (Singapore); Giải Thí sinh thân thiện: Sateanpong Klantang (Thái Lan); Giải Thí sinh biểu diễn ấn tượng trong đêm chung kết: Soukthavy Southammavong (Lào); Giải thưởng do khán giả bình chọn: thí sinh Y Marineth (Campuchia).
Ngoài phần trình diễn của các thí sinh, đêm nhạc còn có sự góp mặt của các khách mời đến từ Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Các cô gái Hàn Quốc Ju Eun Young và Im Chang Sook mang đến giai điệu sôi động "Ring marks”.
Ca sĩ Yohei Hamabata - đến từ Nhật Bản biểu diễn ca khúc tự sáng tác "Curtain call” với nội dung về một sự khỏi đầu mới với ánh sáng hy vọng. Đây cũng chính là ca khúc sẽ được sử dụng trong chương trình truyền hình thực tế "Phiêu lưu cùng Gulliver mùa 2" do Đài Tiếng nói Việt Nam hợp tác với Tập đoàn Truyền thông Kansai TV - Nhật Bản thực hiện.
Ca sĩ Tô Tinh đến từ Trung Quốc cũng thể hiện ca khúc tự sáng tác "You’re welcome”. Ngoài ra, các ca sĩ đến từ Việt Nam cũng mang đến các ca khúc ca ngợi vẻ đẹp của quê hương như "Tôi yêu” (ca sĩ Việt Tú), "Chiếc khăn Piêu” (ca sĩ Việt Hoàn), "Sen” (ca sĩ Hoàng Hồng Ngọc)…
(Theo VOV)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Từ ngày 15- 17/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã tổ chức đợt khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa.

Phụ nữ dân tộc Mông với nghề dệt lanh truyền thống

Phụ nữ dân tộc Mông với nghề dệt lanh truyền thống

Giữa lòng Cao nguyên đá hùng vĩ có một câu chuyện về văn hóa bản địa và hành trình vươn lên mạnh mẽ của những người phụ nữ dân tộc Mông. Từ sợi lanh truyền thống, họ đã và đang bền bỉ dệt nên sự bình đẳng, nâng tầm vị thế của mình trong cộng đồng.

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Sáng 17/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Tham dự hội nghị tại điểm cầu Lào Cai có lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trưởng các phòng chuyên môn và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở. 

Thư viện cộng đồng góp phần lan tỏa văn hóa đọc

Thư viện cộng đồng góp phần lan tỏa văn hóa đọc

Trong những ngày hè oi ả, tại tổ dân phố số 7, phường Cam Đường (tỉnh Lào Cai), một thư viện cộng đồng nhỏ đang dần trở thành điểm hẹn quen thuộc của người dân, đặc biệt là các em nhỏ, góp phần lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Sáng 16/7, tại cơ sở 2 Thư viện tỉnh Lào Cai (phường Cam Đường), đã diễn ra hoạt động “Vẽ tranh theo sách” mùa hè năm 2025 với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”. Chương trình thu hút gần 50 em học sinh đến từ các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn tham gia.

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Xã Lương Thịnh hôm nay đang khoác lên mình tấm áo mới của sự ấm no, trù phù, cùng với đó là nét đẹp truyền thống được đồng bào dân tộc Dao nơi đây giữ gìn như báu vật. Đặc biệt, ở thôn Vực Tròn và thôn Khe Lụa, chữ nôm Dao, những bài cúng, nghi lễ linh thiêng vẫn được truyền nối qua nhiều thế hệ. 

Người thổi hồn văn hóa Mông

Người thổi hồn văn hóa Mông

Tại xã Sín Chéng, có một người đang ngày ngày gìn giữ nghề làm đàn môi - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mông. Đó là ông Giàng A Thống, người đã gắn bó với loại nhạc cụ mộc mạc mà sâu lắng, từng được ví như “tiếng lòng” của trai gái Mông trong những đêm hội tình xuân.

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 dự kiến kéo dài 5 ngày từ ngày 14 đến 18-11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, cùng nhiều hoạt động bên lề từ tháng 9 đến tháng 11 trên toàn địa bàn thành phố. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì.

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

Trải qua bao thăng trầm thời gian, những giá trị, tinh hoa văn hóa của các tộc người luôn được gìn giữ, trao truyền ngay trong mỗi nếp nhà, từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần quan trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

fb yt zl tw