Thắp sáng đường quê

LCĐT - Thắp sáng đường quê” là tên gọi mà người dân đặt cho những công trình lắp đặt hệ thống cột, đèn điện chiếu sáng trên tuyến đường giao thông nông thôn, nhất là các tuyến đường liên thôn, liên gia. Có đèn đường, những tuyến đường nơi thôn quê, làng, bản sáng bừng trong đêm tối, phục vụ việc đi lại, sinh hoạt của người dân.Thắp sáng đường quê ảnh 1

Công trình “Thắp sáng đường quê” tại xã Xuân Quang (Bảo Thắng).

Tuyến đường liên thôn Làng Quang - Làng Pẳn (xã Quang Kim, huyện Bát Xát) dài 1 km, được đổ bê tông rộng rãi, sạch đẹp, vắt qua cánh đồng lúa mênh mông của thôn. Hai bên đường, người dân trồng nhiều cây cau cảnh, thẳng tắp, vươn lá xanh mướt. Dưới tán cau, những khóm hoa mười giờ, dạ yến thảo khoe sắc, đưa hương, rung rinh trong nắng thu dịu nhẹ. Được xem là tuyến đường liên thôn đẹp nhất xã, nhưng vẫn chưa được lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng, khiến việc tham gia giao thông của người dân vào buổi tối gặp khó khăn, bất tiện. Vì lẽ đó, đầu năm 2019, người dân 2 thôn Làng Quang, Làng Pẳn đã họp bàn, thống nhất lắp đặt hệ thống đèn, cột điện trên tuyến đường này.

Để có kinh phí thực hiện công trình, người dân 2 thôn tự nguyện đóng góp ngày công, tiền cùng với việc vận động xã hội hóa từ một số cá nhân, tổ chức trên địa bàn. Sau khi tham khảo các công trình “Thắp sáng đường quê” ở một số địa phương khác, người dân lựa chọn thiết kế, chủng loại nguyên, vật liệu, thiết bị thi công công trình. Để tiết kiệm chi phí, người dân mua sắt, nhôm về cắt, hàn làm cột, chao đèn và mua đèn led năng lượng mặt trời về tự lắp đặt. Cả tuyến có 30 cột đèn, bố trí dọc hai bên đường, mỗi cột được lắp đặt 1 cụm đèn gồm 3 bóng đèn led 120 Kw. Sau hơn 2 ngày thi công, các cột đèn đã được lắp đặt xong, đảm bảo chất lượng, an toàn và mỹ quan. Đặc biệt, các cột đèn được lắp đặt bộ cảm biến, có thể tự động bật khi trời tối, tắt khi trời sáng. Bóng đèn được thắp sáng từ nguồn năng lượng mặt trời nên không tốn chi phí phát sinh khi vận hành. Buổi tối hôm khánh thành công trình “Thắp sáng đường quê”, người dân 2 thôn Làng Quang, Làng Pẳn và một số thôn, xóm lân cận đã tề tựu đông đủ, cùng chia sẻ niềm vui trong ánh điện rực sáng từ những cột đèn đường. Bà Lê Thị Vượng, thôn Làng Quang tâm sự: Từ ngày có đèn đường, người dân tham gia giao thông thuận lợi hơn. Cũng nhờ đèn chiếu sáng, người dân có thể tranh thủ thời gian để trồng cấy, thu hoạch lúa, ngô cho kịp tiến độ mùa vụ.

Lâu nay, qua đọc báo, xem truyền hình, người dân các thôn Páo Tủng, Lũng Pâu, Séo Tủng (xã Tung Chung Phố) được biết đến nhiều công trình đèn điện thắp sáng đường liên thôn, liên gia ở khắp nơi. Có đèn chiếu sáng, người tham gia giao thông vào buổi tối di chuyển dễ dàng, hạn chế va chạm hoặc tai nạn giao thông. Vậy nên, bà con trong thôn cũng mơ ước sẽ lắp đặt được hệ thống đèn điện chiếu sáng dọc tuyến đường liên thôn. Đặc biệt, thôn Séo Tủng là thôn biên giới, có đèn đường chiếu sáng sẽ giúp việc đảm bảo an ninh, trật tự địa bàn tốt hơn. Qua khảo sát thực tế, đầu năm nay, nhóm từ thiện “Thiện nguyện xanh” cùng một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã quyết định đầu tư kinh phí để lắp đặt 40 cột, đèn trên tuyến đường liên thôn, giúp ước mơ của các hộ trở thành hiện thực. Biết thông tin, người dân 3 thôn hồ hởi, phấn khởi, nhiệt tình đóng góp ý kiến và chung tay, góp sức cùng nhóm từ thiện thiết kế, thi công công trình. Khi các cột, bóng đèn được chuyển đến địa điểm thi công, 3 thôn cử người đào hố, chôn cột điện, hỗ trợ bộ phận chuyên môn lắp đặt đèn đúng thiết kế. Suốt quá trình chuẩn bị, thi công công trình, ai ai cũng háo hức, mong chờ ngày hoàn thành công trình, tự tay bật đèn điện chiếu sáng tuyến đường. Sau vài ngày thi công khẩn trương, 40 cột, đèn năng lượng mặt trời đã được lắp đặt xong. Đại diện chính quyền địa phương, nhóm từ thiện và trưởng 3 thôn là những người đầu tiên bật điều khiển kích hoạt hệ thống đèn chiếu sáng tuyến đường đi vào hoạt động trong tiếng vỗ tay không ngớt của người dân. Để công trình hoạt động thường xuyên, hiệu quả, các thôn cử đại diện quản lý các cột đèn. Anh Má Seo Sùng (thôn Séo Tủng) bảo: Vào buổi tối, đèn đường sáng tỏ, người dân nhìn rõ hơn để đi lại cho đúng, không va chạm với người, phương tiện khác. Tối cuối tuần, lũ trẻ trong thôn rủ nhau ra ven đường chơi, trò chuyện không ngớt…

Từ chương trình xây dựng nông thôn mới, hàng trăm, hàng nghìn tuyến đường liên thôn, liên gia trên địa bàn tỉnh đã được đổ bê tông sạch, đẹp và được tô điểm thêm hương sắc bởi nhiều loại hoa, cây cảnh ven đường. Cũng tại những tuyến đường này, với sự chung tay đóng góp của người dân và nguồn huy động xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân, nhiều công trình “Thắp sáng đường quê” đã được khởi công, hoàn thành và đưa vào sử dụng. Dù chưa có thống kê đầy đủ, chính xác về những công trình hiện có trên địa bàn, nhưng không khó để thấy những cột đèn chiếu sáng đường liên thôn, liên gia tại khắp thôn, bản vùng cao hoặc làng quê vùng thấp. Các công trình đều được lắp đặt cột đèn kiên cố và sử dụng đèn led thường hoặc đèn led năng lượng mặt trời để đảm bảo chất lượng chiếu sáng, tiết kiệm chi phí vận hành. Nhờ đèn đường chiếu sáng, các thôn, bản lung linh hơn trong đêm tối, người dân di chuyển dễ dàng, tiếng cười, nói của trẻ thơ vang vọng, ngập tràn trong ánh sáng đường quê. Ấy vậy nên nhiều người dân vẫn đùa vui rằng, khoảng cách giữa phố thị và thôn quê chẳng mấy mà được thu hẹp dần, bắt đầu từ những công trình nhỏ “Thắp sáng đường quê” như thế.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không phân bón hóa học, mô hình trồng rau hữu cơ do Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bát Xát triển khai bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực. Từ mô hình điểm với cây rau bí, huyện đang từng bước mở rộng sang nhiều loại rau màu khác, hình thành vùng sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn.

Triển vọng phát triển kinh tế từ cây chè dây

Triển vọng phát triển kinh tế từ cây chè dây

Từng là cây mọc tự nhiên trong rừng, nay chè dây đã được người dân xã Nậm Pung (Bát Xát) đưa về trồng tại vườn nhà, bước đầu mang lại thu nhập ổn định. Nhờ sự hỗ trợ giống, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm từ doanh nghiệp, cây chè dây đang mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho xã vùng cao này.

Chung tay thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn

Chung tay thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn

Thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới, nhiều địa phương đã huy động sự tham gia tích cực của người dân, qua đó từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống và giúp các địa phương giữ vững tiêu chí môi trường.

Cuộc cách mạng nông nghiệp ở Trạm Tấu

Cuộc cách mạng nông nghiệp ở Trạm Tấu

Nằm trong số 74 huyện nghèo của cả nước, Trạm Tấu từ lâu đã quen với những định danh như "vùng cao đặc biệt khó khăn". Thế nhưng, một cuộc cách mạng thầm lặng đang diễn ra trên những sườn núi, không phải bằng những dự án hoành tráng, mà bắt nguồn từ chính mảnh đất, từ việc đánh thức giá trị của những cây trồng bản địa.

Biến đất cằn thành vườn cây bạc tỷ

Biến đất cằn thành vườn cây bạc tỷ

Trên những mảnh nương, đồi trồng ngô, lúa bạc màu một thời, anh Lý Phụ Chìu ở thôn Tả Chải, xã Tả Phìn (thị xã Sa Pa) đã tìm ra hướng đi mới, phủ xanh đất cằn bằng mô hình trồng cây cảnh đem lại hiệu quả cao. Không chỉ là người tiên phong, anh còn truyền cảm hứng thay đổi tư duy phát triển kinh tế ở thôn.

Góp sức dân mở đường về đích nông thôn mới

Góp sức dân mở đường về đích nông thôn mới

Không chờ đợi nguồn lực từ cấp trên, nhiều hộ dân ở huyện Bảo Yên đã chủ động hiến đất, góp tiền, góp công làm đường giao thông nông thôn. Những tuyến đường bê tông sạch đẹp không chỉ làm thay đổi diện mạo nông thôn, mà còn mở ra cơ hội phát triển kinh tế bền vững.

Sắc màu no ấm ở thung lũng bản Sinh

Sắc màu no ấm ở thung lũng bản Sinh

Bản Sinh như một thung lũng thu nhỏ nằm cách trung tâm xã Lùng Vai, huyện Mường Khương khoảng 3 km. Nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chăm chỉ lao động, đồng bào các dân tộc ở bản Sinh có được cuộc sống no ấm, hạnh phúc.

190 học viên tham gia tập huấn nâng cao nghiệp vụ xây dựng nông thôn mới

190 học viên tham gia tập huấn nâng cao nghiệp vụ xây dựng nông thôn mới

Nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tham gia triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Văn phòng Điều phối các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Lào Cai phối hợp với Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ nông thôn mới năm 2025.

Xuân Thượng: Hành trình vượt nghèo và những đổi thay bền vững

Xuân Thượng: Hành trình vượt nghèo và những đổi thay bền vững

Từng là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo khá cao nhưng với quyết tâm và sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, xã Xuân Thượng (huyện Bảo Yên) đã có những bước chuyển mình ngoạn mục. Từ con số 214 hộ nghèo vào năm 2021, chiếm hơn 21% tổng số hộ, đến nay xã chỉ còn 34 hộ nghèo, tương đương 3,36%. Tỷ lệ giảm nghèo bình quân đạt 17,77% mỗi năm là kết quả ấn tượng, minh chứng rõ nét cho sự bền bỉ và kiên trì trong công tác giảm nghèo tại địa phương.

fb yt zl tw