Thảo luận nghiên cứu cơ hội thị trường quế quốc tế

LCĐT - Sáng 13/10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh phối hợp với Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) tổ chức hội thảo trực tuyến chia sẻ, thảo luận về báo cáo nghiên cứu thị trường quế quốc tế (ngành hàng quế).

Tham gia hội thảo có đại diện một số sở, ban, ngành có liên quan; các chuyên gia, nhóm tư vấn; các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ nhóm sản xuất quế; đại diện Great, SNV và tổ thường trực dự án tại Lào Cai…

Theo báo cáo nghiên cứu, nguồn cung cấp quế của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng ở mức đáng kể trong những năm tới, phần lớn do thu hoạch từ diện tích rừng trồng mới từ năm 2016 (hơn 40.000 ha), trong đó vụ thu hoạch đầu tiên dự kiến sau 5 năm trồng. Điều này sẽ đặt ra thách thức cho các nhà xuất khẩu Việt Nam để đưa nguồn cung dư thừa từ 5.000 đến 10.000 tấn sản phẩm mới này vào thị trường đang hoạt động hoặc các thị trường mới.

Quang cảnh hội thảo.
Quang cảnh hội thảo.

Do việc mở rộng tại các thị trường truyền thống như Ấn Độ và Trung Đông bị hạn chế, nên các nhà xuất khẩu nên hướng tới các thị trường khác. Nguồn cung cấp quế hiện tại của Việt Nam xuất sang EU (7,2%) và Hoa Kỳ (19,1%) vẫn ở mức thấp. Do đó, ngành quế nên tiếp tục tìm hướng thâm nhập một cách bài bản, có hệ thống vào các thị trường này trong tương lai gần.

Ngành hàng quế cần nâng cấp nguyên liệu quế thành các sản phẩm (vẫn là nguyên liệu) có giá trị cao hơn, tăng cường thâm nhập thị trường châu Âu và Hoa Kỳ. Theo các chuyên gia, không khuyến khích phát triển các sản phẩm mới có giá trị cao hơn (tinh dầu; mỹ phẩm; thực phẩm và đồ uống; sản phẩm liên quan đến sức khỏe) trong giai đoạn này. Năng lực chế biến và nghiên cứu của ngành vẫn còn quá thấp, cần có sự chuẩn bị về cơ sở hạ tầng chế biến, hiểu biết thị trường đầu ra cuối cùng và hơn cả là năng lực đổi mới sáng tạo.

Thảo luận nghiên cứu cơ hội thị trường quế quốc tế ảnh 2
Đại diện hợp tác xã trong ngành hàng quế chia sẻ kinh nghiệm tìm kiếm thị trường.

Lào Cai, Yên Bái và các tỉnh sản xuất quế khác cần đề ra chiến lược phát triển ngành của tỉnh và lồng ghép vào chiến lược quốc gia tổng thể, bước cơ bản đó là phối hợp các tỉnh trong khâu lập kế hoạch sản xuất. Hỗ trợ phát triển nhân rộng các khu vực được chứng nhận hữu cơ để đáp ứng các yêu cầu đầu vào tối thiểu cho các thị trường có giá trị cao. Nếu không có một chiến lược rõ ràng, ngành này sẽ phát triển thành một chuỗi giá trị với khối lượng hàng hóa sản xuất hàng loạt ở chất lượng từ trung bình đến thấp, điều này càng làm giảm tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp.

Tại hội thảo, các đại biểu cùng phân tích, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm về tìm kiếm thị trường ngành hàng quế; đánh giá cơ hội và thách thức, tiềm năng và cơ hội tiếp cận, hợp tác sản xuất và kết nối thị trường trong giai đoạn tiếp theo.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Tăng cường quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Nhằm kịp thời cảnh báo sớm diễn biến chất lượng môi trường nước nuôi thủy sản và ngăn chặn hiệu quả các bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, Chủ tịch UBND tỉnh đã có chỉ đạo về việc tăng cường triển khai, thực hiện công tác quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng, chống dịch bệnh, định hướng trong nuôi thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam hướng tới thu hút đầu tư nước ngoài chất lượng cao

Việt Nam hướng tới thu hút đầu tư nước ngoài chất lượng cao

Bộ Tài chính nhấn mạnh việc Việt Nam đang chuẩn bị kỹ lưỡng để đón làn sóng đầu tư mới với chiến lược và giải pháp cụ thể. Đặc biệt, việc đón sóng này càng có cơ sở để thực hiện hiệu quả hơn với sự khởi sắc và bứt phá mạnh mẽ của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong quý I/2025.

fb yt zl tw