Tháo gỡ khó khăn để giải ngân vốn các chương trình MTQG nhanh nhất, hiệu quả nhất

Đó là chỉ đạo của đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tại Hội nghị đánh giá tiến độ giải ngân vốn sự nghiệp các chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) năm 2022 và năm 2023; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện và thanh toán, quyết toán vốn sự nghiệp các chương trình MTQG.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tham dự hội nghị có các thành viên Tổ công tác về giải ngân vốn sự nghiệp các chương trình MTQG tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021 - 2025; lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương của tỉnh.

CTMT1.jpg
Quang cảnh hội nghị.

Theo báo cáo của Sở Tài chính, tổng kinh phí sự nghiệp ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện các chương trình MTQG năm 2022 trên địa bàn tỉnh là 292,4 tỷ đồng (Chương trình giảm nghèo là 84,4 tỷ đồng; Chương trình dân tộc miền núi là 181,8 tỷ đồng; Chương trình nông thôn mới là 26,1 tỷ đồng). Trong đó, 275,8 tỷ đồng đã giao cho UBND cấp huyện, các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh thực hiện. Tuy nhiên đến ngày 5/4/2023, tổng kinh phí sự nghiệp đã giải ngân, quyết toán của 3 chương trình MTQG mới đạt 121,2/275,8 tỷ đồng, bằng 44% số kinh phí giao.

Năm 2023, tổng kinh phí sự nghiệp ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện các chương trình MTQG năm 2023 trên địa bàn tỉnh Lào Cai là 999,1 tỷ đồng gồm: 170,2 tỷ đồng kinh phí năm 2022 chuyển nguồn sang năm 2023 và 828,9 tỷ đồng kinh phí cấp mới. Đến nay đã giao 924,9 tỷ đồng cho UBND cấp huyện, các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh thực hiện. Kết quả giải ngân vốn năm 2023 đến thời điểm hiện tại được 2,2/999,1 tỷ đồng, đạt 0,2%.

Đánh giá tại hội nghị cho thấy, việc giải ngân vốn các chương trình MTQG đạt tỷ lệ thấp do: Hệ thống các thông tư, văn bản hướng dẫn thực hiện các chương trình MTQG do các bộ, ngành Trung ương ban hành còn cồng kềnh, nhiều nội dung chưa rõ ràng, thống nhất nên rất khó khăn cho địa phương trong việc nghiên cứu, tổ chức triển khai thực hiện. Nhiều đề xuất, kiến nghị để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giải ngân vốn của cơ sở chưa được tháo gỡ, hướng dẫn cụ thể.

CTMT2.jpg
Đại diện các ngành, địa phương phát biểu ý kiến.

Tại hội nghị, đại diện các cơ quan, đơn vị, địa phương đã tập trung thảo luận, làm rõ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải ngân vốn các chương trình MTQG, đồng thời kiến nghị, đề xuất các giải pháp tháo gỡ để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn.

CTMT3.jpg
Đồng chí Hoàng Quốc Khánh phát biểu tại Hội nghị.

Kết luận hội nghị, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh nhấn mạnh: Năm nay, vốn sự nghiệp dành cho các chương trình MTQG rất lớn, nhiệm vụ rất nặng nề, tiến độ phân khai, đặc biệt là tiến độ giải ngân rất chậm, vì vậy các cấp, ngành, địa phương cần quan tâm tháo gỡ khó khăn, triển khai một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị các huyện, thị xã, thành phố lưu ý, tích cực tăng cường công tác quản lý, triển khai giải ngân vốn. Tập trung phân khai 100% vốn 3 chương trình MTQG trong tháng 4/2023, đồng thời rà soát lại tất cả các đối tượng thụ hưởng, khối lượng công việc, khó khăn vướng mắc… trong quá trình triển khai thực hiện, giải ngân vốn để báo cáo, đề xuất với các cơ quan thường trực tìm giải pháp tháo gỡ…

Đối với cơ quan thường trực cấp tỉnh, tiếp tục căn cứ chức năng, nhiệm vụ, chủ động liên hệ với các bộ, ngành Trung ương để tháo gỡ khó khăn cho các địa phương, đơn vị liên quan; chủ động tổng hợp các nội dung, tài liệu liên quan đến đề xuất điều chỉnh định mức chi đối với các dự án thành phần sử dụng vốn 3 chương trình MTQG; chủ động rà soát, nắm bắt khó khăn của cơ sở để đề xuất giải pháp xử lý...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Quốc hội nhất trí giám sát tối cao kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở xã hội trong năm 2024

Quốc hội nhất trí giám sát tối cao kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở xã hội trong năm 2024

Năm 2024, Quốc hội sẽ giám sát tối cao chuyên đề về việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia, cùng chuyên đề về kinh doanh bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.

Chủ tịch Quốc hội: Phiên chất vấn, trả lời chất vấn rõ trách nhiệm, rõ giải pháp

Chủ tịch Quốc hội: Phiên chất vấn, trả lời chất vấn rõ trách nhiệm, rõ giải pháp

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, phiên chất vấn, trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV đã kết thúc tốt đẹp theo tinh thần rõ trách nhiệm, rõ giải pháp; nhưng có thành công tốt đẹp hay không còn phụ thuộc vào kết quả thực hiện các cam kết, lời hứa của Chính phủ, các thành viên Chính phủ.

Quốc hội tiếp tục chất vấn lĩnh vực GTVT và thảo luận cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh

Quốc hội tiếp tục chất vấn lĩnh vực GTVT và thảo luận cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh

Sáng 8/6, Quốc hội tiếp tục chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ tư thuộc lĩnh vực giao thông - vận tải. Trong phiên thảo luận ở hội trường buổi chiều, Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.

Quyết liệt khắc phục tồn tại, hạn chế trong phát triển khoa học công nghệ

Quyết liệt khắc phục tồn tại, hạn chế trong phát triển khoa học công nghệ

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị, qua phiên chất vấn về lĩnh vực khoa học và công nghệ tại Kỳ họp thứ 5, Chính phủ, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ và các Bộ trưởng có liên quan tiếp thu tối đa ý kiến góp ý của đại biểu Quốc hội, chỉ đạo quyết liệt thực hiện các giải pháp nhằm khắc phục tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực này.

Bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy

Bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy

Hội thảo là dịp để các tướng lĩnh, sĩ quan cấp cao, nhà khoa học, nhà nghiên cứu trao đổi, thảo luận, thống nhất nhận thức về tính cấp bách trong việc tham mưu với Đảng đề ra và xác định chính xác tầm nhìn mới, tư duy mới, nhận thức mới về bảo vệ Tổ quốc trong nghị quyết mới trình Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII.

fb yt zl tw