Thành phố Lào Cai tạo đồng thuận trong giải tỏa bãi bồi sông Hồng

Để thực hiện các nhiệm vụ về chỉnh trang, chuẩn bị các điều kiện phục vụ Lễ hội văn hóa sông Hồng dự kiến tổ chức tại thành phố Lào Cai vào tháng 10/2024, UBND thành phố Lào Cai đang tập trung chỉ đạo các xã, phường dọc sông Hồng trên địa bàn tuyên truyền, vận động Nhân dân tháo dỡ công trình, thu hoạch hoa màu, cây trồng trên bãi bồi sông Hồng. Quá trình thực hiện, cơ bản các hộ dân đều đồng tình với chủ trương của thành phố, tuy nhiên vẫn còn có những ý kiến trái chiều.

Xử lý các trường hợp xâm canh

Trước đó, UBND thành phố Lào Cai đã có Văn bản số 844/UBND-KT ngày 20/5/2024 về việc xử lý các trường hợp xâm canh, trồng cây dọc hai bên bãi nổi sông Hồng.

baolaocai_bb (1).JPG
Toàn cảnh các bãi bồi ven sông khu vực phường Kim Tân và phường Lào Cai.

Sau khi có chỉ đạo, UBND các xã, phường đã chủ động vào cuộc, thực hiện thống kê, vận động 219 hộ dân tháo dỡ các công trình trái phép, thu hoạch và di chuyển vật nuôi, cây trồng xâm canh trên diện tích bãi bồi dọc hai bên sông Hồng. Tuy nhiên, do số lượng hộ dân lớn, diện tích xâm canh rộng, một số hộ dân chưa đồng thuận nên việc triển khai còn chậm.

Tháo dỡ công trình, thu hoạch hoa màu trên bãi bồi sông Hồng.

Ngày 7/6/2024, UBND thành phố tiếp tục ban hành văn bản số 1026/UBND-KT, trong đó chỉ đạo UBND các xã, phường: Lào Cai, Cốc Lếu, Kim Tân, Bắc Cường, Nam Cường, Vạn Hòa, Bình Minh, Xuân Tăng chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và triển khai kế hoạch chi tiết về việc tổ chức ra quân, huy động lực lượng hỗ trợ các hộ dân tháo dỡ các công trình xây dựng, lắp đặt trái phép, thu hoạch và di chuyển vật nuôi, cây trồng xâm canh trên diện tích bãi bồi dọc hai bên sông Hồng; chủ động tổ chức phát dọn đối với các vị trí không có công trình hoặc cây trồng xâm canh; hoàn thành việc tháo dỡ công trình, thu hoạch và di chuyển các cây trồng, vật nuôi trước ngày 10/7/2024; phối hợp với phòng Tài nguyên và Môi trường thống kê, đo đạc diện tích bãi bồi trên địa bàn để quản lý theo quy định, không để tái lấn chiếm.

Sau khi có văn bản này, nhiều xã, phường dọc sông Hồng đã ra quân theo đúng tinh thần chỉ đạo.

baolaocai_bb (7).JPG
Phường Kim Tân tiến hành tháo dỡ cầu thang do người dân tự dựng để lên xuống bãi bồi.

Tại phường Kim Tân, dọc bờ kè từ cầu Phố Mới đến đường Đinh Lễ dài khoảng 1km, theo rà soát của phường, người dân đã dựng nhiều cầu thang sắt trái phép vào bờ kè làm lối lên, xuống bãi bồi để canh tác. Trên cơ sở chỉ đạo của thành phố, phường đã 3 lần thông báo đến người dân các tổ 32, 34, 36 có công trình xâm lấn bờ kè chủ động tháo dỡ.

Phó Chủ tịch UBND phường - Vũ Thành Giang cho biết: Hết thời hạn thông báo vẫn không có hộ gia đình nào tháo dỡ, vì vậy phường đã tổ chức ra quân lập biên bản xử lý, thu hồi, gửi thông báo, mời các hộ đến UBND phường để xử lý.

baolaocai_bb (4).JPG
Phường Bắc Cường tổ chức lực lượng hỗ trợ người dân tháo dỡ lều lán.

Tại phường Bắc Cường, theo thống kê trên địa bàn, hiện có 22 hộ dựng lều lán và trồng hoa màu trên bãi bồi, sau khi có chỉ đạo của thành phố, phường đã ban hành thông báo về việc tháo dỡ, di chuyển tài sản, vật kiến trúc, cây cối hoa màu thuộc quỹ đất ngoài kè, bãi bồi ven sông Hồng trên địa bàn phường. Tuy nhiên, qua kiểm tra vẫn còn một số hộ gia đình chưa chấp hành. Vì vậy, từ đầu tháng 7, phường đã tổ chức ra quân tháo dỡ dứt điểm, di chuyển các công trình, hoa màu, cây trồng trên bãi bồi.

Phường Lào Cai là địa phương có diện tích bãi bồi rộng nhất so với các phường ở phía Bắc thành phố, vì vậy đây cũng là phường có số lượng lớn hộ gia đình, cá nhân trồng hoa màu, cây ăn quả, dựng lán chăn nuôi trên bãi bồi. Theo thống kê của địa phương, diện tích bãi bồi trên địa bàn phường khoảng 20 ha với khoảng 166 hộ gia đình, cá nhân đang canh tác (trồng hoa màu, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm).

baolaocai_bb (9).JPG
Cán bộ phường Lào Cai hỗ trợ người dân tháo dỡ chuồng nuôi gia cầm.

Ông Ngô Vũ Hải, Phó Chủ tịch UBND phường cho biết, khi có chỉ đạo của UBND thành phố, phường đã tổ chức hội nghị đối thoại với các hộ dân và ban hành thông báo để các hộ tự giác chấp hành tháo dỡ công trình và thu hoạch hoa màu, cây trồng. Khó khăn là do diện tích cây trồng trên bãi bồi lớn, người dân thực hiện canh tác từ lâu nên vẫn còn nhiều ý kiến chưa đồng thuận. Sau khi ban hành thông báo lần hai, từ ngày 9/7 đến nay, UBND phường đã huy động các lực lượng hỗ trợ người dân tháo dỡ lều lán và thu hoạch cây trồng.

Nhiều nỗi băn khoăn

Quá trình thực hiện giải tỏa, cơ bản các hộ dân đồng tình với chủ trương của thành phố, tuy nhiên vẫn còn có những ý kiến trái chiều. Với tinh thần cầu thị, lắng nghe, chiều 18/7, UBND thành phố Lào Cai đã tổ chức cuộc đối thoại với 28 hộ dân của phường Lào Cai, phường Cốc Lếu, xã Vạn Hòa có công trình, tài sản, hoa màu, vật nuôi trên diện tích đất bãi bồi sau bờ kè sông Hồng. Đây cũng là các hộ dân còn nhiều băn khoăn với chủ trương của thành phố.

baolaocai_bb (10).JPG
Quang cảnh cuộc đối thoại giữa lãnh đạo các phòng, ban của thành phố và các hộ dân có công trình, hoa màu canh tác trên bãi bồi sông Hồng.

Đồng tình với chủ trương phát triển của thành phố nhưng ông Đào Văn Tuấn, phường Lào Cai cho biết bản thân và gia đình rất băn khoăn với các văn bản của thành phố về việc tháo dỡ các công trình, thu hoạch, di chuyển vật nuôi, cây trồng trên diện tích bãi bồi dọc hai bên bờ sông Hồng chưa căn cứ vào quy định pháp luật về công tác giải phóng mặt bằng. Ông Tuấn cho rằng để đảm bảo quyền lợi của người dân, thành phố cần có thông báo thu hồi đất, làm đúng trình tự rà soát, kiểm đếm đất, tài sản như khi giải phóng mặt bằng các dự án.

Toàn cảnh bãi bồi ven sông Hồng thuộc địa bàn phường Lào Cai nhìn từ trên cao.

Ông Đinh Văn Phúc, phường Lào Cai thì bày tỏ: Từ ngày có bờ kè, có bãi bồi, gia đình đã bắt đầu khai phá. 28 hộ đứng đơn khiếu nại cũng là những người có nhiều diện tích đất nhất, bản thân gia đình có khoảng 2 mẫu đất bãi bồi hiện đang canh tác nhiều loại hoa màu, cây trồng, đây là nguồn sống của gia đình. Thực tế gia đình ông không có thu nhập khác mới phải bám trụ bãi bồi sông Hồng này. Ông Phúc mong muốn nếu Nhà nước lấy lại đất mà không có chút bồi thường nào hoặc hỗ trợ cây trồng, hoa màu trên đất thì rất thiệt thòi cho bà con.

Cùng tâm trạng, ông Bùi Hồng Hải, phường Lào Cai chia sẻ, để có được mảnh vườn như hôm nay, người dân phải tranh thủ mùa nước cạn xuống bờ sông vần từng gốc đá, đánh từng gốc lau, dọn dẹp ngày này, tháng khác mới thành bãi đất trồng rau. Vì vậy, rất mong muốn Nhà nước hỗ trợ hoa màu, công sức đã bỏ ra. Bày tỏ niềm tin chính quyền và các cơ quan liên quan của thành phố khi tổ chức đối thoại với bà con theo tinh thần cầu thị, ông Hải cho rằng một phần dẫn đến bức xúc của người dân là do thiếu thông tin về việc tổ chức Lễ hội sông Hồng khiến bà con hiểu nhầm là chính quyền thu hồi đất để cho doanh nghiệp nào đó đến đầu tư.

Một điều nữa khiến người dân bức xúc theo ông Trần Văn Hải, phường Phố Mới đó là đất bãi bồi ven sông, bà con canh tác từ lâu, quá trình canh tác, làm cầu thang lên, xuống không thấy cán bộ địa phương nhắc nhở, nay lại nói vi phạm, xâm canh.

Còn bà Vũ Thị Minh Hiền, tổ 28 Cốc Lếu thì mong muốn sau khi tổ chức Lễ hội sông Hồng, chính quyền địa phương hướng dẫn thủ tục cho bà và người dân có nhu cầu canh tác trên bãi bồi được thuê đất và giao đất theo quy định bởi thực tế đất bãi bồi bỏ hoang rất lãng phí.

Sẽ tạo điều kiện để người dân sử dụng đất bãi bồi đúng quy định pháp luật

Tại cuộc đối thoại, ông Lê Việt Hà, Phó Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố dẫn một số thông tin quy định của pháp luật về sử dụng đất bãi bồi ven sông, ven biển. Trong đó nhấn mạnh diện tích đất này thuộc địa phận xã, phường nào thì xã, phường đó quản lý. Chính quyền có thể giao đất, cho thuê đất phù hợp theo quy định. Khi Nhà nước thu hồi phục vụ phát triển kinh tế - xã hội sẽ không bồi thường mà chỉ hỗ trợ tài sản trên đất nhưng phải đúng quy định pháp luật.

baolaocai_bb (2).JPG
Đại diện các phòng chức năng của thành phố khẳng định đất bãi bồi sông Hồng chưa giao cho tổ chức, cá nhân nào sử dụng.

Ông Hà cho rằng từ trước đến nay, công tác quản lý đất bãi bồi trên địa bàn thành phố có một số bất cập nên mới dẫn đến tình trạng như hiện nay. Vì vậy, sau đợt giải tỏa công trình, hoa màu, cây trồng phục vụ Lễ hội sông Hồng lần này, Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ tham mưu cho UBND thành phố tiến hành quản lý chặt chẽ hơn.

Ông Trần Văn Tú, Chủ tịch UBND phường Lào Cai khẳng định từ trước đến nay, phường Lào Cai cũng như các xã, phường dọc sông Hồng của thành phố chưa phê duyệt thủ tục nào về việc giao đất hay cho thuê đất bãi bồi cho tổ chức, cá nhân.

Ông Tú bày tỏ mong muốn Nhân dân đồng thuận với chủ trương chung của thành phố, đồng thời thông tin sau khi tổ chức lễ hội, nếu bà con có nguyện vọng sử dụng đất bãi bồi trồng các cây ngắn ngày thì phường sẽ có hướng dẫn cụ thể để sử dụng đất canh tác đảm bảo mỹ quan đô thị và theo đúng quy định.

baolaocai_bb (5).JPG
Việc giải tỏa các công trình, hoa màu trên bãi bồi nhằm tạo cảnh quan sạch đẹp phục vụ tổ chức Lễ hội sông Hồng.

Ông Phạm Tuấn Cường, Trưởng phòng Kinh tế thành phố Lào Cai cho biết Lễ hội sông Hồng được tổ chức trên địa bàn thành phố tới đây là sự kiện quan trọng, lần đầu tiên được tổ chức, khẳng định vị thế, vai trò của tỉnh Lào Cai trong khu vực và cả nước. Để tổ chức lễ hội, UBND tỉnh giao UBND thành phố tuyên truyền, vận động các hộ dân tháo dỡ các công trình, tài sản, thu hoạch hoa màu, vật nuôi trên diện tích bãi bồi sau bờ kè sông Hồng nhằm tạo không gian sáng, sạch, đẹp cho thành phố. Vì vậy rất mong bà con đồng thuận với chủ trương chung và ủng hộ chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng thực thi nhiệm vụ.

Ông Cường cũng nhấn mạnh thành phố chỉ tiến hành giải tỏa công trình, hoa màu chứ không thu hồi đất bởi thực tế toàn bộ diện tích đất bãi bồi này chưa giao cho tổ chức, cá nhân nào sử dụng. Với băn khoăn của người dân về việc Nhà nước có thu hồi cho doanh nghiệp làm dự án không, ông Cường khẳng định trước đây có một doanh nhiệp đề xuất đầu tư, tuy nhiên chưa được đồng ý chủ trương, chưa được cơ quan chức năng chấp thuận.

Kết thúc cuộc đối thoại, người dân đều đồng tình với tinh thần trả lời thẳng thắn, cởi mở của đại diện các phòng, ban, đồng thời mong muốn khi thành phố triển khai các chương trình, dự án sẽ thông tin đầy đủ, kịp thời đến bà con để tránh những bức xúc không đáng có.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sức vươn Việt Tiến

Sức vươn Việt Tiến

Đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, Việt Tiến là một trong những xã “về đích” sớm chương trình này, mang lại diện mạo mới, khang trang cho vùng đất trù phú bên dòng sông Chảy, phía Nam của huyện Bảo Yên.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Dự án Cầu đường bộ qua sông Hồng Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc): Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Khu vực biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ lâu đã được xem là một trong những điểm kết nối kinh tế, văn hóa và giao thương quan trọng giữa hai nước. Trong đó, các cây cầu biên giới đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy kinh tế biên mậu, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Việc biến “con đường tơ lụa” trên sông Hồng từ thời cổ đại trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới; kiến tạo tương lai, hợp tác cùng có lợi; mở ra hành lang thương mại mới đòi hỏi các tỉnh, thành phố của Việt Nam và Trung Quốc cần có sự hợp tác chặt chẽ với tinh thần “chung dòng sông cùng ý tưởng”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Chiều 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các Đoàn kiểm tra của Chính phủ kiểm tra, đôn đốc triển khai các dự án đường bộ cao tốc trong cả nước.

Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

Sông Hồng - dòng chảy đỏ nặng phù sa, nơi hun đúc nền văn minh rực rỡ, nơi in dấu những bước chân đầu tiên của người Việt trên hành trình dựng nước và giữ nước. Hàng nghìn năm qua, con sông ấy không chỉ mang lại nguồn sống cho bao thế hệ mà còn kết nối những vùng đất, những nền văn hóa, tạo nên một vùng Bắc Bộ trù phú và giàu bản sắc.

Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

Dọc theo đôi bờ sông Hồng trên hành trình chảy qua 9 tỉnh của Việt Nam, những đô thị mới dần hình thành, mang theo những khát vọng phát triển, hòa quyện giữa sự hoang sơ và hơi thở hiện đại. Từ miền thượng nguồn nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt tại tỉnh Lào Cai, chúng tôi đã rong ruổi theo dòng sông qua các tỉnh để về Thái Bình. 

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 2: Những thương cảng trên sông Hồng

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 2: Những thương cảng trên sông Hồng

Sông Hồng - con sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của nền văn minh người Việt, không chỉ là huyết mạch giao thông quan trọng mà còn từng chứng kiến sự hưng thịnh của nhiều thương cảng sầm uất. Những bến cảng trên sông Hồng đã góp phần thúc đẩy giao thương, kết nối kinh tế và làm nên diện mạo của các đô thị ven sông từ hàng trăm năm trước.

[Ảnh] Thắp đèn tăng ca xây nhà buổi tối

[Ảnh] Thắp đèn tăng ca xây nhà buổi tối

Huyện Mường Khương đăng ký thời điểm từ tháng 7/2024 đến hết tháng 6/2025 sẽ hỗ trợ Nhân dân xóa 4.244 nhà tạm, nhà dột nát. Tính đến thời điểm này huyện Mường Khương đã hỗ trợ các hộ xây dựng mới và sửa chữa 2.604 ngôi nhà, đa số đã hoàn thành, hiện còn 1.604 nhà chưa khởi công.

fb yt zl tw