Tết là trở về

Tết đến, xuân về, những công nhân, người lao động là con em đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng cao Lào Cai đang làm việc tại các khu công nghiệp trên cả nước lại trở về quê hương sum vầy bên gia đình. Dẫu cuộc sống còn khó khăn, nhưng điểm tựa quê hương, gia đình giúp họ được sự sẻ chia, yêu thương để cùng hy vọng những điều tốt đẹp hơn trong năm mới.

Chúng tôi gặp Tráng Seo Hà vào chiều 29 tháng Chạp khi anh đưa cậu con trai 3 tuổi đi thăm nhà anh em họ hàng. Vừa trở về trên chuyến xe khách từ Hải Dương về xã Tả Van Chư (Bắc Hà) sáng 29 tháng Chạp, trên khuôn mặt Tráng Seo Hà vẫn hiện rõ vẻ mệt mỏi, nhưng niềm vui của cậu con trai nhỏ tuổi cả năm nay mới được gặp bố khiến anh quên đi tất cả. Khoản lương thưởng của công ty giúp gia đình có một cái tết đầm ấm. Hà bảo, tiền lương hằng tháng mình vẫn gửi về để bố mẹ giữ giúp sau này dựng nhà ra ở riêng.

baolaocai_vq (1).JPG
Tráng Seo Hà và cậu con trai 3 tuổi.

Hà sinh năm 2000, gia đình thuộc diện khó khăn. Sau khi học xong phổ thông, Hà không có điều kiện đi học tiếp mà ở nhà phụ giúp gia đình. Công việc ruộng nương quanh năm vất vả mà tằn tiện lắm cũng chỉ đủ ăn. Nếu cứ mãi tiếp tục như thế thì cuộc sống chỉ quẩn quanh chẳng biết khi nào mới thoát khỏi cái nghèo. Mọi thứ càng trở nên khó khăn hơn khi Hà lập gia đình và có thêm một thành viên mới.

Vậy là vợ chồng trẻ quyết định gửi con ở nhà cho ông bà nội để đi tìm việc làm. May mắn có người thân giới thiệu, hai vợ chồng được nhận vào việc cho một doanh nghiệp chuyên sản xuất bao bì tại tỉnh Hải Dương với tiền công gần 10 triệu đồng/tháng. Thuê một phòng trọ nhỏ làm chỗ nghỉ ngơi, mọi chi phí ăn ở đều phải dùng đến tiền nên hai vợ chồng chỉ chi tiêu những gì thật sự cần thiết, còn lại dành dụm gửi về cho ông bà chăm lo cho con ăn học và phòng khi có việc.

Xa nhà nên những ngày giáp tết, đến nhà máy làm việc mà trong đầu, hình ảnh đứa con nhỏ cứ len vào trong suy nghĩ khiến vợ chồng Hà chỉ muốn thu xếp công việc để về ngay. Hà chia sẻ: Công ty có nhiều đơn hàng, công nhân nhiều việc làm thì có thêm thu nhập nên chúng em cũng cố gắng vất vả chút cũng không sao, chỉ mong cuộc sống sau này tốt hơn.

baolaocai_vq (6).JPG
Vùng cao Tả Van Chư có thêm nhiều căn nhà mới từ bàn tay của những lao động đi làm xa nhà.

Mới một năm không về thăm nhà mà thấy quê hương đã có nhiều đổi thay, tuyến đường từ Lùng Phình vào Tả Van Chư đang được nâng cấp, mở rộng, dọc đường đi có thêm nhiều căn nhà mới xây, Hà mường tượng một ngày không xa gia đình mình cũng có một căn nhà như thế.

Cùng tâm trạng, anh Ly A Thăng ở thôn Cán Chư Sử, xã Cán Cấu (Si Ma Cai) không khỏi ngỡ ngàng khi ngày áp tết, không khí ở thôn vùng cao này lại chộn rộn đến thế, bà con đi chợ Cán Cấu sắm tết đông vui như hội. Ly A Thăng làm việc ở một công ty sản xuất mì ăn liền thuộc Khu Công nghiệp Tiên Sơn (Bắc Ninh).

Anh cho biết: Thấy nhiều người trong xã đi làm công nhân nên mình cũng lên mạng tìm những công ty tuyển lao động và xin phỏng vấn. Hơn một năm làm việc, đến nay, Thăng đã trở thành công nhân lành nghề và được nhận mức lương 8 triệu đồng/tháng. Dịp tết năm nay, công ty thưởng cho người lao động thêm một tháng lương giúp anh có điều kiện về quê sắm tết.

baolaocai_vq (2).JPG
Ly A Thăng tranh thủ sắm tểt cho bố mẹ.

Giao thông ngày càng thuận tiện, khoảng cách từ Si Ma Cai đến nơi làm việc cũng không phải quá xa, nhưng cả năm vợ chồng Thăng chỉ về một lần vì muốn dành nhiều thời gian cho công việc. Guồng quay của nhà máy khiến có lúc anh quên đi thời gian đang trôi nhưng khi tết đến, xuân về, trên phố người người đi sắm tết, anh chỉ muốn nhanh chóng được về với gia đình.

27 tháng Chạp, trên chuyến xe doanh nghiệp hỗ trợ những công nhân khó khăn về quê đón tết, Ly A Thăng không giấu được xúc động, gọi điện về báo với bố mẹ "con đang trên đường về" mà đôi mắt đỏ hoe. Thăng bảo, em được nghỉ tết 1 tuần, mùng 5 lại xuống công ty làm việc. Họ quan tâm, chăm lo cho người lao động nên mình cũng yên tâm làm việc, hy vọng năm sau công ty có nhiều đơn hàng để thu nhập tăng.

baolaocai_vq (3).JPG
Thường trực UBND xã Cán Cấu động viên lao động đi làm xa trở về quê đón tết.

Giống như Tráng Seo Hà và Ly A Thăng, ở vùng cao Lào Cai có hàng nghìn người lao động đang làm việc ở xa, nguồn thu nhập họ gửi về quê nhà đang góp phần xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

Ông Tráng Hồng Phong, Phó Chủ tịch UBND xã Cán Cấu (Si Ma Cai) cho biết: Trên địa bàn xã có hơn 500 lao động đi làm xa nhà, có người đi làm thời vụ trong tỉnh, nhưng cũng rất nhiều người đi làm công nhân ở các khu công nghiệp, chủ yếu ở các tỉnh, thành phía Bắc. Với một xã còn nhiều khó khăn như Cán Cấu, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trong khi đất sản xuất ít, tiềm năng, lợi thế không nhiều thì người dân đi làm việc tại các khu công nghiệp góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống của bà con. Chúng tôi mong tới đây sẽ có nhiều doanh nghiệp đến đầu tư tại Lào Cai để bà con có thể tìm được việc làm ở gần, có điều kiện chăm sóc con cái, gia đình tốt hơn.

baolaocai_vq (5).JPG
Mỗi năm, có hàng nghìn lao động ở vùng cao Lào Cai đi làm việc tại các tỉnh, thành trong cả nước.

Phó Chủ tịch UBND xã Tả Van Chư (Bắc Hà) Giàng Seo Sáng cho biết thêm: Trước đây, trên địa bàn xã có nhiều người sang bên kia biên giới làm thuê, tuy có thu nhập khá nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hai năm gần đây, người lao động trên địa bàn có xu hướng tìm việc làm ở các khu công nghiệp trong nước, có gia đình cả hai vợ chồng đi làm công nhân, sau một thời gian đã xây được nhà mới. Ngày tết, nhiều công nhân, người lao động xa trở về quê hương nên cấp ủy đảng, chính quyền địa phương cũng tổ chức nhiều hoạt động vui xuân, đón tết mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào vùng cao nơi đây để bà con đón một mùa xuân mới đầm ấm, vui tươi, thêm yêu và gắn bó với bản làng mình.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chấm dứt dạy thêm, học thêm trở thành mệnh lệnh: Phụ huynh vẫn tranh cãi gay gắt

Chấm dứt dạy thêm, học thêm trở thành mệnh lệnh: Phụ huynh vẫn tranh cãi gay gắt

Sau gần 2 tháng thực hiện Thông tư 29 về tăng cường quản lý dạy thêm học thêm, Bộ GD&ĐT khẳng định, chấm dứt dạy thêm học thêm tràn lan không còn là dự lệnh mà trở thành mệnh lệnh của toàn ngành. Trong khi thực tế, phụ huynh vẫn còn những ý kiến tranh cãi gay gắt trên các diễn đàn. 

Thẩm định công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh

Thẩm định công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh

Ngày 2/4, hai đoàn công tác của Bộ Y tế do đồng chí Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý khám - chữa bệnh; đồng chí Đinh Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Bà mẹ và Trẻ em làm trưởng đoàn đã tiến hành thẩm định cấp điều chỉnh giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và thẩm định công nhận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Lào Cai.

Động đất tại Myanmar: Cứu hộ quân đội Việt Nam quyết tìm kiếm toàn bộ nạn nhân ở Oattara Thiri

Động đất tại Myanmar: Cứu hộ quân đội Việt Nam quyết tìm kiếm toàn bộ nạn nhân ở Oattara Thiri

Hiện tại, điều kiện thời tiết đang rất bất lợi cho hoạt động cứu hộ, tuy nhiên đoàn vẫn quyết tâm trong chiều và tối nay sẽ đưa toàn bộ nạn nhân mắc kẹt tại bệnh viện Oattara Thiri về với thân nhân của mình. Tính đến sáng 2/4, tổng số nạn nhân được tìm thấy đã nâng lên thành 7 người.

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Nghị quyết số 30/NQ-CP của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế đã cho phép các cơ sở y tế được sử dụng các trang thiết bị y tế đã được cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ (bao gồm các trang thiết bị y tế liên doanh, liên kết đã hết thời hạn hợp đồng) nhưng chưa hoàn thành thủ tục xác lập sở hữu toàn dân để khám bệnh, chữa bệnh.

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Chiều 1/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông". Hội thảo được tổ chức trực tiếp tại Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh kết hợp trực tuyến tới các cơ sở giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh thông qua nền tảng Zoom.

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ của ngành giáo dục, việc triển khai học bạ điện tử đã mang lại những hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong công tác giảng dạy và quản lý trường học. Tại tỉnh Lào Cai, nhiều trường học đã áp dụng hình thức học bạ số, giúp giảm tải áp lực cho giáo viên, nâng cao tính chính xác, minh bạch trong đánh giá học sinh và cải thiện hiệu quả quản lý dữ liệu.

fb yt zl tw