Tết Đoan Ngọ - mong mùa bội thu

Tết Đoan Ngọ là lễ truyền thống quan trọng của nhiều dân tộc trong tỉnh, người dân quen gọi là tết diệt sâu bọ. Vào ngày này, nhiều hộ làm bánh gio, dâng hương tổ tiên, ăn các loại trái cây có vị chua và cơm rượu nếp... Cách đón tết Đoan Ngọ ở nhiều nơi có thể có chút khác nhau nhưng đều chung ý ‎niệm loại bỏ điều xấu, mong sức khỏe bình an, diệt sâu bọ và cầu mong mùa màng bội thu.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chị Vương Ngọc Thư sinh ra và lớn lên ở Mường Khương, sau đó lập nghiệp, sinh sống tại phường Bắc Cường (thành phố Lào Cai). Sinh ra ở vùng quê nghèo khó, từ tấm bé, chị Thư đã phụ giúp cha mẹ những công việc sinh hoạt thường ngày hoặc việc đồng áng quen thuộc của nhà nông. Thế nên, từ ngày nhỏ chị đã được học cách gói nhiều loại bánh cũng như chế biến các món ăn truyền thống. Trong trí nhớ của chị Thư, ngoài những lễ phụ (có thể đón hoặc không) người dân trong làng mỗi năm có 3 ngày lễ lớn là tết Nguyên đán, Rằm tháng Bảy và tết Đoan Ngọ - diệt sâu bọ.

10.jpg

Rời xa bản làng đã hơn 10 năm nhưng vẫn theo thói quen cũ, dịp tết nào chị Thư cũng tự tay gói những chiếc bánh truyền thống để dâng cúng tổ tiên. Là người dân tộc Nùng nên dịp đầu năm chị Thư gói bánh gù (bánh chưng đen), Rằm tháng Bảy làm bánh gù và bánh rợm và dịp Tết Đoan Ngọ sẽ làm bánh gio. Trong cái nắng tháng Năm nóng như rang, bà con vào vụ thu hoạch lúa, thóc phơi ngoài sân, rơm rạ phơi ngoài đồng, ngoài bãi, chị Thư chạy xe từ thành phố Lào Cai vào Bát Xát để xin... 2 bao rơm. Rơm đem về chị mang lên tầng 3 phơi cho thật vàng rồi đốt lấy tro. Chị Thư tâm sự: Mình phải vào Bát Xát xin rơm là vì trong đó bà con cấy lúa Séng cù, rơm phơi khô, đốt lên rất thơm. Phần tro sau khi đốt sẽ ngâm, tách lấy nước để ngâm gạo làm bánh gio. Đây cũng là một trong những bí quyết để có món bánh ngon, màu vàng, trong và dẻo vào ngày tết diệt sâu bọ.

9.jpg

Để chuẩn bị cho ngày tết quan trọng này, chị Thư cũng tranh thủ chạy xe đến vùng ven thành phố hái lá chít về gói bánh. Theo chị Thư thì lá chít để gói bánh phải là lá bánh tẻ, đem về luộc chín rồi dùng gói bánh sẽ có mùi thơm đặc trưng. Ngoài cách làm bánh bằng gạo nếp ngâm với nước tro bếp, nhiều gia đình còn làm bánh bằng gạo nếp trộn với than của cây núc nác giã nhuyễn, thảo quả rang và muối... Bánh làm cách nào cũng phải dùng đến tro bếp (hoặc than) vì theo quan niệm có thể xua đuổi những điều xấu, không may mắn...

Bánh gio là món bánh phổ biến của nhiều dân tộc, có nơi gọi là bánh chít, bánh 3 sừng hoặc bánh sừng trâu. Quan niệm về món ăn, cách gói, chế biến có thể khác nhau nhưng bánh gio là món ăn truyền thống trong ngày tết diệt sâu bọ.

Ngoài bánh gio, tùy theo phong tục từng nơi mà mâm lễ cúng tổ tiên sẽ có thêm thịt gà, thịt vịt, chân giò, cơm rượu và hoa quả (thường có vị chua). Nhiều người tin rằng trong ngày này có thể diệt được các loại sâu bọ ký sinh trong cơ thể bằng một số món ăn, nhất là bằng cơm rượu và các loại quả chua. Tháng Năm cũng là lúc Lào Cai vào mùa mận chín nên các loại mận cũng là loại quả thường thấy nhất trong dịp lễ này.

12.jpg

Năm nào cũng thế, ngoài chuẩn bị mâm cơm thắp hương dâng cúng tổ tiên, bà Tung Thị Hoa, thôn Na Hạ, xã Lùng Vai (Mường Khương) đều đi chợ từ sáng sớm, mua 1 - 2 cân mận hoặc 1 chùm vải về cho các cháu... diệt sâu bọ. Để tăng “hiệu quả” diệt trừ, bà Hoa hướng dẫn các cháu ăn vài quả mận chua ngay sau khi thức dậy. Bà vẫn luôn giữ niềm tin như thế bởi từ ngày nhỏ bà đã được nghe người lớn truyền tai nhau rằng buổi sáng sớm ngày tết Đoan Ngọ, khi cơ thể chưa dùng bữa mà ăn quả chua, ăn cơm rượu nếp cái, nếp cẩm sẽ giúp đào thải các loại sâu bọ, côn trùng ký sinh có thể gây hại cho con người. Việc dâng hương tổ tiên, ăn quả chua diệt sâu bọ trên cơ thể là để mong một năm khỏe mạnh, cây cối được mùa, tốt tươi.

“Các con, các cháu lớn dần, mỗi dịp tháng Năm đều nghe có đứa cằn nhằn ăn đồ chua buổi sáng sẽ không tốt, dễ đau bụng nhưng ai cũng cười tươi, nhăn mặt thưởng thức bữa sáng đặc biệt nhất trong năm này. Có thể các con nói đúng nhưng truyền thống mà, ai cũng cố gìn giữ vì thành nếp rồi. Một năm chỉ diệt sâu bọ 1 lần chứ mấy” - bà Hoa tươi cười lý giải.

11.jpg

Với những người làm nông như bà Hoa, tết diệt sâu bọ là tết đặc biệt gắn liền với mùa màng và thời tiết. Cái nắng tháng Năm giục những mảnh ruộng chín vàng, nông dân vào mùa thu hoạch. Thế nhưng tháng Năm bắt đầu nắng nóng, chuyển mưa nhiều và cũng là giai đoạn dịch bệnh dễ phát sinh cho cả các loại cây trồng lẫn con người. Tết Đoan Ngọ là dịp để người dân bày tỏ mong cầu một năm sản xuất thắng lợi, mùa màng bội thu, con người mạnh khỏe, bình an. Sau này, mặc dù nhiều gia đình đã “ly nông, ly hương” nhưng phong tục đó vẫn được giữ gìn, trở thành một ngày tết truyền thống của nhiều dân tộc. Tại Lào Cai, tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ, tết chính của các dân tộc như Kinh, Tày, Nùng, Giáy, Phù Lá, Mường, Thái, Pa Dí, Bố Y... Mỗi dân tộc có một định nghĩa, quan niệm hoặc truyền thuyết khác nhau về ngày lễ này nhưng hầu hết liên quan đến tập quán sản xuất nông nghiệp và coi ngày này là ngày lễ diệt trừ sâu bọ, mong mùa màng bội thu và gia đình luôn gặp may mắn, dồi dào sức khỏe.

Trình bày: Lê Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV có lượng tác phẩm tham dự lớn nhất

Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV có lượng tác phẩm tham dự lớn nhất

Liên hoan Truyền hình toàn quân lần thứ XIV năm 2024 được tổ chức từ ngày 1 đến 3/8/2024, tại Thái Nguyên. Đây là lần đầu tiên Liên hoan truyền hình toàn quân được tổ chức tại tỉnh Thái Nguyên - Thủ đô “Gió ngàn”, “Thủ đô kháng chiến” với nhiều dấu ấn và di tích lịch sử, văn hóa, quân sự gắn với lịch sử dân tộc và truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ra mắt sách ''Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)''

Ra mắt sách ''Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)''

"Đôi bờ giới tuyến (1954 - 1967)" tái hiện các diễn biến nổi bật tại đôi bờ Hiền Lương - Vĩ tuyến 17 từ lúc đất nước bị chia cắt tạm thời (từ tháng 7/1954) đến lúc giải phóng hoàn toàn, chính thức xóa bỏ đường ranh giới chia cắt đất nước (năm 1967).

Chèo Việt Nam - từ di sản làng quê đến sân khấu hiện đại

Chèo Việt Nam - từ di sản làng quê đến sân khấu hiện đại

Hình thành và phát triển vào khoảng thế kỷ X, chèo là loại hình nghệ thuật dân gian phổ biến tại vùng Bắc Bộ. Nội dung các vở chèo được được người nghệ nhân sáng tạo từ những câu chuyện dân gian, truyền thuyết và các bài học đạo đức. Loại hình sân khấu giàu tính dân tộc này là một phương tiện quan trọng góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới.

Tọa đàm 'Màu ký ức' tri ân các nhà báo liệt sĩ

Tọa đàm 'Màu ký ức' tri ân các nhà báo liệt sĩ

Sáng 19/7, tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam (Cầu Giấy, Hà Nội), Liên chi hội nhà báo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Chương trình giao lưu, Tọa đàm tri ân các nhà báo liệt sĩ với chủ đề “Màu ký ức”.

[Ảnh] Lễ hội Khô Già Già - những trầm tích tín ngưỡng, văn hóa của người Hà Nhì

[Ảnh] Lễ hội Khô Già Già - những trầm tích tín ngưỡng, văn hóa của người Hà Nhì

Từ ngày 16 - 18/7, tức ngày Ngọ đầu tiên (ngày con ngựa) của tháng 6 âm lịch, những gia đình người Hà Nhì trong các thôn, bản ở các xã Y Tý, A Lù, Nậm Pung, Trịnh Tường (huyện Bát Xát) lại rộn ràng chuẩn bị các lễ vật thực hiện nghi lễ cúng thần trong Lễ hội Khô Già Già. Đây là lễ hội đặc sắc của người Hà Nhì mang giá trị lâu đời về tín ngưỡng và văn hóa.

Chương trình nghệ thuật "Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình": Kể những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương

Chương trình nghệ thuật "Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình": Kể những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương

Chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt “Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình” do Báo Nhân Dân phối hợp với tỉnh Quảng Trị tổ chức tối 19/7 tại Khu Di tích Đôi bờ Hiền Lương, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị sẽ đưa khán giả đến với những câu chuyện về những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương, nơi vĩ tuyến 17 chỉ có thể chia cắt được về mặt địa lý, nhưng lại là sợi dây nối liền tình yêu nước, tình yêu quê hương của những con người vùng “đất thép”.

fb yt zl tw