Tết ăn cá và rửa mặt của người Thái Tây Bắc

YBĐT - Đồng bào Thái vùng Mường Lò - Văn Chấn, Nghĩa Lộ có tục lệ trong ngày Tết phải dùng đến cá, là món lễ vật dâng lên tổ tiên, thần linh. Ngay từ ngày 29 tết, bà con kéo nhau ra suối, dùng các loại dụng cụ để bắt cá, cá to, cá bé bắt được đều đem về làm cỗ, chế biến thành 3 nhóm khác nhau như món cá độn cơm (khảu pái pa), cá mọc (pá mọc), cá nướng (pá pỉng).

Cá độn cơm là sau khi nướng xong cạo sạch hết vảy, gỡ xương cho vào chõ xôi đồ lên, sau khi đã chín cho xôi nếp vào trộn đều với cá.
Món cá mọc, cá được bọc vào trong bột gạo nếp có từ 3 đến 5, 7, 9 con cá làm nhân, cho vào chõ xôi xôi lên.

Món cá nướng cũng vậy, kẹp tre kẹp 3 đến 5, 7 hoặc 9 con vào từng cặp cho lên bếp than hồng, nướng chín đến đâu lại tẩm một chút mỡ lên bề mặt cá cho cá khô và dậy mùi thơm rất hấp dẫn. Sau khi đã làm xong các món cá này, họ bày lên mâm, con cá đầu mâm được để vào giữa, các món khác để xung quanh, người chủ nhà ăn mặc chỉnh tề, chắp tay cúng. Xong lễ, mâm cỗ được hạ xuống, mọi người quây quần bên nhau cùng ăn uống vui vẻ, nhưng trước khi ăn, họ phải có lời chúc tụng lẫn nhau đại ý:

“Năm mới đến chúc nhau thêm tuổi mới,
"Chúc cho con cháu đầy nhà
Chúc cho ngô lúa đầy bồ
Chúc cho trâu bò đầy gầm sàn

Chúc cho bản làng ấm no - hạnh phúc”.

Ở Mường Lò, người Thái còn có tục rửa mặt vào sáng mồng Một tết để trút bỏ những xúi rủi của năm cũ, đón nhận cái may mắn của năm mới. Sáng sớm ngày mồng Một tết, khi thức dậy, già, trẻ, gái, trai cùng nhau ra các con suối, tay cầm một cành lá (lộc); đến suối, mỗi người hớp một hụm nước suối xúc miệng rồi rửa mặt. Làm xong các động tác này, họ nhúng cành lá mang theo xuống nước và vẩy lên khắp người, trong lúc rửa mặt cũng như lúc vẩy nước suối lên người ai cũng nhẩm đọc những câu ca quen thuộc như:

"Ta đến kéo cái xấu trong người ta ra
Đổ cái xấu trong người ta cho sạch
Gái tơ nói điều xấu ta bỏ đi
Ông tạo bỏ thuốc độc vào cho ta, ta phủi đi".

Làm xong lễ rửa mặt, mọi người mới trở về nhà, chuẩn bị đón cái tết vui vẻ, đầm ấm.

Đặng Phương Lan

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người thổi hồn văn hóa Mông

Người thổi hồn văn hóa Mông

Tại xã Sín Chéng, có một người đang ngày ngày gìn giữ nghề làm đàn môi - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mông. Đó là ông Giàng A Thống, người đã gắn bó với loại nhạc cụ mộc mạc mà sâu lắng, từng được ví như “tiếng lòng” của trai gái Mông trong những đêm hội tình xuân.

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 dự kiến kéo dài 5 ngày từ ngày 14 đến 18-11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, cùng nhiều hoạt động bên lề từ tháng 9 đến tháng 11 trên toàn địa bàn thành phố. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì.

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

Trải qua bao thăng trầm thời gian, những giá trị, tinh hoa văn hóa của các tộc người luôn được gìn giữ, trao truyền ngay trong mỗi nếp nhà, từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần quan trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Cung đàn tròn người Pa Dí

Cung đàn tròn người Pa Dí

“Mường Khương xanh rất xanh…/Biên giới ơi yêu lắm một cung đàn/Một cung đàn tròn dân tôi người pa dí/Một cung đàn tròn như ánh trăng rằm/Một cung đàn tròn như mặt trời nắng mai rực rỡ”… đó là những câu thơ trong bài thơ “Đất nước tôi xanh một cung đàn tròn” của nhà thơ Pờ Sảo Mìn.

fb yt zl tw