Tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội

Ngành y tế tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử và nền tảng mạng xã hội nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trái phép, mỹ phẩm nghi ngờ giả...

Cơ quan chức năng kiểm tra các sản phẩm mỹ phẩm trên thị trường. Ảnh minh họa: TTXVN
Cơ quan chức năng kiểm tra các sản phẩm mỹ phẩm trên thị trường. Ảnh minh họa: TTXVN

Nhằm tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới, thời gian qua, Bộ Y tế đã liên tiếp ban hành một số văn bản chỉ đạo. Mới đây nhất là Công văn số 3005/BYT-QLD ngày 17/5/2025 về việc triển khai Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Công văn số 2965/BYT-QLD ngày 16/5/2025 về việc tăng cường thanh tra, kiểm tra hậu mại, chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng hóa là mỹ phẩm. Trước đó là Công văn số 1149/QLD-MP ngày 23/4/2025 của Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế về việc tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm để bảo đảm an toàn và quyền lợi của người tiêu dùng, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra hậu mại mỹ phẩm.

Để tiếp tục tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục tăng cường triển khai thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý mỹ phẩm đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn. Tập trung kiểm tra, thanh tra việc thực hiện thông báo thu hồi mỹ phẩm theo quy định, sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm không đúng tại địa chỉ đã công bố, doanh nghiệp thay đổi địa chỉ kinh doanh mà không báo cáo với cơ quan quản lý.

Thường xuyên và chủ động phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo 389 địa phương, Chi cục Quản lý thị trường và các ngành chức năng liên quan trên địa bàn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra mỹ phẩm lưu thông trên thị trường.

Trong đó, tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử và nền tảng mạng xã hội TikTok, Zalo, Facebook, YouTube... nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trái phép, mỹ phẩm nghi ngờ giả, mỹ phẩm lưu thông chưa được cấp số tiếp nhận phiếu công bố, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc; quảng cáo mỹ phẩm có tính năng, công dụng vượt quá tính năng và bản chất vốn có của sản phẩm, không phù hợp với tính năng, công dụng sản phẩm đã công bố hoặc gây hiểu lầm sản phẩm đó là thuốc.

Xử lý, xử phạt nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm theo quy định; thu hồi và tiêu hủy toàn bộ các loại mỹ phẩm nghi ngờ giả, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, mỹ phẩm không đạt chất lượng, không an toàn cho người tiêu dùng; chuyển hồ sơ tới cơ quan điều tra để xử lý hình sự theo quy định trong trường hợp có dấu hiệu tội phạm (giá trị hàng hóa lớn, gây hậu quả nghiêm trọng, sai phạm có tổ chức, tái phạm…).

Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh buôn bán, chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường, cơ sở nhập khẩu, Cục Quản lý Dược yêu cầu thực hiện đúng các quy định về quản lý mỹ phẩm, cụ thể: Nghiêm túc nghiên cứu quy định tại Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/1/2011 của Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm để kê khai và cập nhật thay đổi đối với các thông tin công bố theo quy định trên phiếu công bố bảo đảm tính chính xác và trung thực, lưu giữ đầy đủ Hồ sơ thông tin sản phẩm (Product Information File - PIF) tại địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường và xuất trình cho cơ quan kiểm tra, thanh tra khi được yêu cầu.

Không được sản xuất, gia công mỹ phẩm tại các cơ sở sản xuất mỹ phẩm trong nước chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm; sản xuất mỹ phẩm công thức có thành phần theo đúng hồ sơ công bố và theo đúng quy định.

Chỉ được phép đưa mỹ phẩm ra lưu thông khi đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính an toàn, chất lượng và hiệu quả sản phẩm.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khởi tố, tạm giam chủ kênh TikTok "Gia đình Hải Sen" bán hàng giả

Khởi tố, tạm giam chủ kênh TikTok "Gia đình Hải Sen" bán hàng giả

Công an tỉnh Ninh Bình điều tra, làm rõ, trong thời gian từ năm 2024 đến nay, Công ty TNHH Hải Bé đã bán qua các kênh mạng xã hội TikTok shop, Facebook, Shopee “Gia đình Hải Sen”, “Hải Sen” với hơn 800.000 sản phẩm, trong đó riêng mặt hàng “Siro ăn ngon Hải Bé” bán với số lượng trên 100.000 hộp sản phẩm.

Bắt giam "Tùng Moscow" vì tội buôn lậu

Bắt giam "Tùng Moscow" vì tội buôn lậu

Ngày 12/6, nguồn tin của phóng viên cho hay, Công an tỉnh Thanh Hóa vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Khánh Tùng (SN 1973), trú tại TP Vinh, Nghệ An để điều tra tội buôn lậu.

Sửa đổi Luật Báo chí đáp ứng yêu cầu tuyên truyền trong kỷ nguyên mới

Sửa đổi Luật Báo chí đáp ứng yêu cầu tuyên truyền trong kỷ nguyên mới

Tại cuộc họp Hội đồng thẩm định Hồ sơ dự án Luật Báo chí (sửa đổi) tại Bộ Tư pháp mới đây, các ý kiến bày tỏ tán thành cao với sự cần thiết sửa đổi nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về báo chí; mở rộng không gian hoạt động của báo chí, đáp ứng yêu cầu thông tin, tuyên truyền trong kỷ nguyên mới.

fb yt zl tw