Tăng thuế để giảm tiếp cận với rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có đường của người dân

Hội thảo “Sự cần thiết phải tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các mặt hàng có hại cho sức khỏe.

Phát biểu tại hội thảo, bà Đinh Thị Thu Thủy, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế), cho biết, một số mặt hàng như: Rượu bia, thuốc lá, đồ uống có đường là sản phẩm có hại. Trong dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đã đưa các mặt hàng này vào, đây là tín hiệu đáng mừng trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Dự kiến tháng 10, dự thảo sẽ được đưa ra lấy ý kiến Quốc hội. "Luật này là sự đấu tranh mâu thuẫn lợi ích rất lớn giữa các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước bảo vệ chăm sóc sức khỏe, tăng thu cho ngân sách. Vì thế, luật được sự quan tâm của người dân, các cơ quan, doanh nghiệp", Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế nói.

Bà Đinh Thị Thu Thủy, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) phát biểu tại hội thảo.
Bà Đinh Thị Thu Thủy, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) phát biểu tại hội thảo.

Chia sẻ tại hội thảo, bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm, đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam nhấn mạnh, việc tiêu thụ rượu, bia ở Việt Nam có xu hướng tăng nhanh trong nhiều năm. Bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm đưa ra dẫn chứng, năm 2010, một người Việt tiêu thụ trung bình 6,6 lít cồn nguyên chất, đến năm 2019 con số này tăng thành 9,3 lít; tăng gần gấp đôi so với mức trung bình của toàn cầu. Mức tiêu thụ rượu bia như vậy ở Việt Nam là quá nhiều. "Điều này còn thể hiện qua sản lượng bia tăng quá nhanh, tăng dựng đứng. Cụ thể, năm 2000, sản lượng bia tại Việt Nam là 779 triệu lít thì đến năm 2019 con số này đã tăng lên gần 4,5 tỷ lít, từ đó kéo theo nhiều bệnh. Gánh nặng bệnh tật do rượu bia ở Việt Nam tăng nhanh trong khi tại các nước Đông Nam Á đi ngang. Ước tính sử dụng rượu bia gây ra 46.000 ca tử vong trong năm 2021", chuyên gia của WHO nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, sau một thời gian giảm, xu hướng tiêu dùng thuốc lá tại nước ta cũng bắt đầu gia tăng. Cụ thể, theo bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm, năm 2010 tỷ lệ người trưởng thành hút thuốc lá tại nước ta là 47%, đến năm 2015 là 45%, năm 2021 là 41%, tuy nhiên ước tính hiện nay, tỷ lệ này bắt đầu đi lên nếu chúng ta không có biện pháp can thiệp về thuế. Theo đó, con số này có thể tăng lên 43% vào năm 2030, điều này thể hiện qua sản lượng sản xuất và tiêu dùng tăng lên.

Các biện pháp kiểm soát (như in cảnh báo bằng hình ảnh, truyền thông, tăng thuế, môi trường không thuốc lá…) đã phát huy tác dụng ở một mức nhất định nhưng chưa đủ. Đến nay các biện pháp này tương đối bão hòa, cảnh báo quen thuộc, không có gì đột phá ngoài thuế thuốc lá.

Bà Hoàng Thị Thu Hương, Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết, Bộ Y tế đề xuất bổ sung thuế tuyệt đối cùng với thuế theo tỷ lệ để chuyển sang phương pháp tính thuế hỗn hợp và tổng mức thuế phải đủ lớn để tác động thay đổi tiêu dùng. Đồng thời, tăng thuế theo một lộ trình đều đặn để giá thuốc lá theo kịp mức tăng thu nhập và dần hướng tới mức thuế tối ưu chiếm 70-75% giá bán lẻ như khuyến cáo của WHO.

Theo qdnd.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Cây đàn tính (tính tẩu) là một phần văn hóa sinh động, đậm đà bản sắc của cộng đồng người Tày các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, những thay đổi trong đời sống hiện đại, sự chuyển dịch trong lòng văn hóa truyền thống khiến ngày càng ít người biết, lưu giữ nghề làm đàn tính hoặc làm đàn có chất lượng, làm đàn đẹp, âm sắc tốt.

Đề xuất người dân thi giấy phép lái xe có thể tự học lý thuyết ở nhà

Đề xuất người dân thi giấy phép lái xe có thể tự học lý thuyết ở nhà

Bộ Giao thông vận tải đang lấy ý kiến đối với dự thảo Thông tư quy định về đào tạo, sát hạch, cấp, thu hồi giấy phép lái xe; cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế; kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ. Trong đó, đề xuất từ năm 2025 người dân thi giấy phép lái (GPLX) có thể tự học lý thuyết ở nhà.

Việt Nam đẩy mạnh hợp tác quốc tế cải thiện dịch vụ y tế cho lao động di cư

Việt Nam đẩy mạnh hợp tác quốc tế cải thiện dịch vụ y tế cho lao động di cư

Ngày 18/9, tại Hà Nội, Bộ Y tế và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) ký Biên bản ghi nhớ tăng cường hợp tác, nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người di cư, đồng thời hỗ trợ người di cư tiếp cận các hệ thống, chính sách y tế quốc gia. Biên bản ghi nhớ đánh dấu gần 40 năm (1980-2024) quan hệ hợp tác giữa Tổ chức Di cư Quốc tế và Bộ Y tế.

Các đơn vị, doanh nghiệp giúp đỡ người dân vùng thiên tai

Các đơn vị, doanh nghiệp giúp đỡ người dân vùng thiên tai

Những ngày này, các địa phương trong tỉnh bị thiệt hại do mưa lũ, sạt lở đất tiếp tục nhận được sự sẻ chia, hỗ trợ từ nhiều cơ quan, đơn vị, người có lòng hảo tâm trong cả nước nhằm giúp người dân vùng thiên tai vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.

Cấp điện Làng Nủ: Chuyện bây giờ mới kể

Cấp điện Làng Nủ: Chuyện bây giờ mới kể

Trời vẫn mưa, nước lũ vẫn cuồn cuộn nhưng cán bộ, công nhân Điện lực Bảo Yên (Công ty Điện lực Lào Cai) vẫn không quản ngại hiểm nguy, chạy đua với thời gian để cấp điện trở lại cho Làng Nủ trong thời gian sớm nhất có thể, phục vụ công tác tìm kiếm người mất tích trong trận lũ quét kinh hoàng.

[Ảnh] Tiếp tục tìm kiếm người mất tích tại Nậm Tông

[Ảnh] Tiếp tục tìm kiếm người mất tích tại Nậm Tông

Hôm nay đã bước sang ngày thứ 10 xảy ra sạt lở đất tại xóm Bản Cái (thôn Nậm Tông), hiện trường khu vực tìm kiếm nắng gắt từ sớm, hơi nước bốc lên mạnh, các lực lượng chức năng tổ chức làm hai hướng hy vọng sớm tìm thấy nạn nhân xấu số.

Nâng cao tính chủ động đảm bảo an toàn vệ sinh lao động

Nâng cao tính chủ động đảm bảo an toàn vệ sinh lao động

Từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh đã xảy ra 16 vụ tai nạn lao động, trong đó có 7 vụ làm tử vong 9 người. Các vụ tai nạn lao động xảy ra phần lớn là do sự chủ quan của người sử dụng lao động và người lao động. Trước thực trạng đó, các cấp, các ngành chức năng trong tỉnh đang vào cuộc quyết liệt nhằm nâng cao ý thức và tính chủ động về đảm bảo an toàn lao động.

fbytzltw