Tăng cường quản lý, sử dụng thuốc, chế phẩm trong chăn nuôi, thú y

Theo ghi nhận, hiện nay việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi đang dẫn tới nhiều tác động tiêu cực như tồn dư kháng sinh trong thực phẩm; kháng sinh tồn dư thải ra môi trường làm ô nhiễm đất, nước… Trước thực tế đó, các ngành chức năng đang quyết liệt vào cuộc tăng cường các biện pháp để kiểm tra, quản lý, sử dụng thuốc, chế phẩm trong chăn nuôi, thú y.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ty1.jpg
Người chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn tự tiêm, chữa bệnh cho gia cầm.

Thực trạng sử dụng thuốc thú y

Xã Quang Kim là vùng chăn nuôi lớn của huyện Bát Xát với 170 hộ chăn nuôi trâu, bò với tổng đàn hơn 520 con; 350 hộ chăn nuôi lợn với số lượng 1.800 con; 900 hộ chăn nuôi gia cầm các loại với tổng đàn hơn 29.000 con và 229 hộ nuôi thủy sản.

Theo ghi nhận thực tế tại xã Quang Kim, chủ yếu là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Việc sử dụng thuốc thú y để tiêm phòng và chữa bệnh cho vật nuôi đều do người dân tự thao tác và sử dụng thuốc.

Ông Lèng Văn Hủ (thôn Làng San, xã Quang Kim) cho biết gia đình chăn nuôi số lượng ít nên tự mua thuốc về tiêm phòng cho vật nuôi. Mỗi khi vật nuôi có bệnh thì ông đến các cơ sở bán thuốc thú y trên địa bàn để được tư vấn và mua thuốc về tự tiêm hoặc cho vật nuôi uống. Khi nào có dịch bệnh lớn thì gia đình mới phối hợp với cán bộ thú y xã để được hướng dẫn và được tập huấn tiêm cho vật nuôi.

Là hộ chăn nuôi lớn với quy mô trang trại gần 3.000 con gà tại thôn Khe Mụ, xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng, gia đình ông Nguyễn Văn Hùng lại lựa chọn giải pháp phối hợp với lực lượng thú y và công ty cung cấp con giống để đảm bảo việc tiêm phòng và phòng trừ dịch bệnh cho đàn gia cầm nuôi.

Ông Hùng cho biết từ khi phối hợp với thú y và công ty giống, gia đình không còn phải lo tới việc tìm hiểu thuốc, ước lượng liều lượng thuốc rồi tự tiêm phòng, chữa bệnh cho đàn gia cầm bởi đã có cán bộ chuyên môn thú ý thường xuyên làm việc này.

Huyện Bảo Thắng là vùng chăn nuôi lớn nhất trong tỉnh với 202 trang trại, 19.129 hộ chăn nuôi theo hình thức gia trại. Để phục vụ thuốc thú y cho việc tiêm phòng và chữa bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, trên địa bàn huyện đã có 43 cơ sở kinh doanh thuốc thú y các loại.

Theo ghi nhận tại huyện Bảo Thắng, hiện nay người chăn nuôi nhỏ lẻ đang tự mua thuốc thú y về để tiêm và chữa bệnh cho vật nuôi. Với hình thức tự chữa bệnh này, người chăn nuôi phải tìm hiểu về loại bệnh, loại thuốc để chữa bệnh hoặc cần có sự tư vấn từ cơ sở bán thuốc, sau đó mua thuốc về chữa và tiêm cho vật nuôi. Nguy cơ từ hình thức tự chữa bệnh là người chăn nuôi không có kiến thức về thú y nên việc sử dụng thuốc và liều lượng thuốc không thể kiểm soát được, do đó có thể gây ra việc tồn dư kháng sinh trong vật nuôi khi bán làm thực phẩm. Ngoài ra, sau khi sử dụng thuốc, vỏ bao bì hoặc thuốc kháng sinh còn thừa thường không được xử lý mà xả ra môi trường gây ô nhiễm đất, nước…

ty2.JPG
Nhiều người vẫn tự mua thuốc về chữa bệnh cho vật nuôi.

Hình thức khác trong sử dụng thuốc thú y là các mô hình trang trại, gia trại phối hợp với công ty, cửa hàng kinh doanh dịch vụ thuốc thú y và có cán bộ chuyên môn thú y trực tiếp tham gia vào chăn nuôi từ khâu tiêm phòng, chữa bệnh. Với hình thức này sẽ có nhật trình ghi chép cụ thể về loại bệnh, cách chữa bệnh, loại thuốc kháng sinh được sử dụng và liều lượng được sử dụng… Việc sử dụng thuốc và liều lượng thuốc được khống chế theo tiêu chuẩn, đồng thời có xử lý bao bì, thuốc thừa sau sử dụng, do đó sẽ đảm bảo an toàn với môi trường.

Giải pháp quản lý, sử dụng thuốc, chế phẩm trong chăn nuôi, thú y

Theo đánh giá của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) thì lượng kháng sinh sử dụng trong chăn nuôi hiện nay rất lớn (hơn 80.000 tấn/năm) và có xu hướng tăng nhanh trong những năm tới. Việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi đang dẫn tới nhiều tác động tiêu cực như: Tồn dư kháng sinh trong thực phẩm; người sử dụng sản phẩm gia súc, gia cầm có tồn dư kháng sinh dẫn đến nhờn thuốc, kháng kháng sinh; kháng sinh tồn dư thải ra môi trường làm ô nhiễm đất, nguồn nước…

ty4.JPG
ty3.JPG
Cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra việc buôn bán, sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi.

Tại Lào Cai, lĩnh vực chăn nuôi theo xu hướng sản xuất hàng hóa để phục vụ thị trường, do đó việc sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi đang đặt ra nhiều vấn đề.

Hiện toàn tỉnh có 68 cơ sở kinh doanh thuốc thú y được cấp phép hoạt động. Một trong những giải pháp mà cơ quan chức năng trong tỉnh đang thực hiện là tuyên truyền người kinh doanh, người dân nâng cao nhận thức trong việc buôn bán, sử dụng các loại thuốc kháng sinh trong chữa bệnh cho vật nuôi.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng tích cực kiểm tra, kiểm soát các loại thuốc thú y được bán và sử dụng trên địa bàn. Từ ngày 16/5 đến nay, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã thành lập đoàn kiểm tra và phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, Phòng Kinh tế thị xã, thành phố kiểm tra các cửa hàng buôn bán thuốc thú y. Theo đánh giá, tại thời điểm kiểm tra các cửa hàng không phát hiện sản phẩm thuốc thú y có trong Danh mục thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất (được cấp giấy chứng nhận lưu hành tại Việt Nam) theo Phụ lục XI Thông tư 13/2022/TT-BNNPTNT. Về cơ bản, các cửa hàng đều bán các loại thuốc đang được phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định.

Ngày 19/5/2023, UBND tỉnh cũng đã có Văn bản số 2296 về việc tăng cường các biện pháp để kiểm tra, quản lý, sử dụng thuốc, chế phẩm trong chăn nuôi, thú y, thủy sản. Theo đó, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động chăn nuôi thú y, đồng thời chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra để phát hiện các tổ chức, cá nhân kinh doanh, vận chuyển, sử dụng thuốc (nhất là kháng sinh dùng trong chăn nuôi), vắc-xin, hóa chất, chế phẩm thú y không rõ nguồn gốc, không đảm bảo quy cách, chất lượng, sử dụng không đúng liều lượng. Trong quá trình kiểm tra phát hiện sai phạm thì xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật hiện hành. UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn bằng nhiều hình thức đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người chăn nuôi, người giết mổ và người tiêu dùng để không sử dụng kháng sinh quá liều lượng; thuốc không được phép lưu hành tại Việt Nam… Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về buôn bán, vận chuyển, sử dụng thuốc, vắc-xin, hóa chất, vật tư thú y bằng nhiều hình thức, đa phương tiện để truyền tải, phát huy hiệu quả cao nhất cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này biết.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sớm xóa bỏ chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước với thế giới

Sớm xóa bỏ chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước với thế giới

Để ổn định thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thời gian qua đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án can thiệp. Đáng chú ý, đối với thị trường vàng miếng, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ khẩn trương thực hiện tăng cung để xử lý tình trạng chênh lệch cao giữa giá trong nước so với giá thế giới.

Bảo hộ sở hữu trí tuệ sản phẩm OCOP cần "luồng xanh"

Bảo hộ sở hữu trí tuệ sản phẩm OCOP cần "luồng xanh"

Bảo hộ sở hữu trí tuệ (SHTT) là công cụ đắc lực bảo vệ thương hiệu sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm OCOP. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn sự chênh lệch rất lớn giữa số lượng đơn đầu vào và đơn đầu ra dẫn đến tình trạng đơn bị chậm xử lý.

Cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu gạo

Cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu gạo

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam hiện ở mức 578 USD/tấn. Trong khi đó, gạo cùng chủng loại của Thái Lan đã giảm sâu trong tuần qua, xuống mức thấp hơn so với Việt Nam, đạt 575 USD/tấn, còn gạo của Pakistan là 587 USD/tấn. Thị trường gạo thế giới vẫn đang tiếp tục ghi nhận nhiều biến động từ cả phía các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu gạo.

Tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng dệt may xuất khẩu

Tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng dệt may xuất khẩu

Mặc dù Việt Nam đứng trong top 3 quốc gia xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới nhưng ngành dệt may nước ta đang đối diện rất nhiều khó khăn khi nhu cầu tiêu dùng sụt giảm, lượng tồn kho cao, sức cạnh tranh diễn ra ngày càng quyết liệt...

fb yt zl tw