Sống cùng nghệ sỹ những ngày cuối năm

Những ngày cuối năm, ai cũng muốn trở về nhà sắm sửa, chuẩn bị Tết, sum họp với gia đình để cùng bước qua năm cũ, đón chào năm mới. Thế nhưng, với ca sỹ, diễn viên của Đoàn Nghệ thuật Dân tộc tỉnh thì đây lại là thời điểm bận rộn, tất bật với công việc nhất.

anhnt-14-5306.jpg
anhnt-8-68.jpg
Các nghệ sỹ, diễn viên Đoàn Nghệ thuật Dân tộc tỉnh vẫn miệt mài tập luyện cho chương trình nghệ thuật đêm giao thừa Ất Tỵ 2025.

Chiều 27 Tết, trên sân khấu của Đoàn Nghệ thuật Dân tộc tỉnh, gần 50 thành viên của ê-kíp vẫn đang miệt mài tập luyện, kết nối bài múa hát, sửa lại động tác cho mượt mà, nhuần nhuyễn để biểu diễn trong đêm nghệ thuật cuối cùng của năm.

Mỗi ngày, phòng tập luyện của Đoàn Nghệ thuật Dân tộc tỉnh đều đặn đỏ đèn cả sáng, chiều, tối, có lúc các nghệ sỹ còn say mê tập qua giờ nghỉ, quên cả ăn trưa. Nhạc sỹ Lương Công Nghệ, Phó Trưởng Đoàn Nghệ thuật Dân tộc tỉnh cho biết: "Những ngày cuối năm, Đoàn Nghệ thuật Dân tộc tỉnh được giao đảm nhận biểu diễn nhiều chương trình, sự kiện nên đây là quãng thời gian các nghệ sỹ cần đẩy mạnh tập luyện. Chương trình nghệ thuật biểu diễn đêm giao thừa là chương trình đặc biệt, do đó để chuẩn bị tốt nhất cho đêm diễn, cả ê-kíp đã tập luyện song song với các chương trình khác từ cách đây 2 tháng. Chúng tôi hy vọng sẽ mang đến cho khán giả món ăn tinh thần hấp dẫn nhất khi Xuân về".

anhnt-13-9047.jpg
Chuẩn bị sẵn sàng và đầy đủ đạo cụ.
screenshot-2025-01-27-113457-5746.jpg
Ê-kíp thực hiện chương trình nghệ thuật đêm giao thừa vẫn miệt mài những ngày giáp Tết.

Trong đêm giao thừa, các nghệ sỹ sẽ mang đến cho khán giả chương trình nghệ thuật đặc biệt chào Xuân mới với 12 tiết mục hấp dẫn, ấn tượng. Chương trình nghệ thuật sẽ bắt đầu từ 17 giờ 30 phút và dự kiến kết thúc lúc 22 giờ. Sau khi chương trình kết thúc, ê-kíp sẽ bắt đầu thu dọn sân khấu và thường trở về nhà khi gần tới khoảnh khắc đón giao thừa.

anhnt-9-4439.jpg
Ca sỹ Hồng Mến đã có 13 năm biểu diễn trong chương trình đêm giao thừa tại Đoàn Nghệ thuật Dân tộc tỉnh.

13 năm công tác tại Đoàn Nghệ thuật Dân tộc tỉnh, cũng từng đó năm ca sỹ Hồng Mến không có mặt ở nhà trong tối cuối cùng của năm cũ, chỉ sum họp cùng gia đình trong khoảnh khắc chuẩn bị bước sang năm mới. Ca sỹ Hồng Mến chia sẻ: "Với phụ nữ, những ngày cuối năm ai cũng muốn cùng gia đình chuẩn bị, sắm sửa cho Tết, thế nhưng đặc thù công việc của tôi là như vậy. Cuối năm là lúc bận rộn nhất, tôi gần như không hỗ trợ gia đình được việc nhà. May mắn là gia đình rất ủng hộ, chia sẻ với công việc của tôi nên Tết luôn đầm ấm, trọn vẹn. Tôi cũng rất tự hào khi được biểu diễn tại một đêm nghệ thuật đặc biệt, được sống với đam mê, cống hiến cho nghệ thuật và khán giả. Đây cũng là động lực để tôi cùng các nghệ sỹ, diễn viên của đoàn cố gắng tập luyện tốt hơn nữa".

Không giống như Hồng Mến có gia đình ở thành phố Lào Cai, một số nghệ sỹ đến từ các tỉnh như Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình… nên sau buổi biểu diễn, họ sẽ trở về khu tập thể của Đoàn Nghệ thuật Dân tộc tỉnh đón giao thừa xa quê cùng anh em nghệ sỹ và sáng sớm mùng 1 Tết mới bắt xe trở về bên gia đình.

Đây là năm thứ 2 diễn viên trẻ Bạch Công Nam xa gia đình trong đêm giao thừa. Anh Nam chia sẻ: "Tôi rất vui và tự hào khi được cống hiến cho khán giả trong đêm nghệ thuật đặc biệt. Xa gia đình vào thời khắc quan trọng trong năm nên cũng đôi lúc tủi thân, thế nhưng đây là công việc bản thân đam mê và là vinh dự khi một diễn viên trẻ được biểu diễn cho khán giả thưởng thức nên thôi thúc tôi nỗ lực, cố gắng nhiều hơn nữa".

anhnt-15-1026.jpg
anhnt-5-8075.jpg
Sẽ có nhiều tiết mục đặc sắc được biểu diễn đêm giao thừa Ất Tỵ 2025.

Dự kiến chiều 29 Tết các nghệ sỹ sẽ chạy sân khấu để chương trình nghệ thuật đêm giao thừa diễn ra thuận lợi nhất. Bất kể thời tiết ngày càng rét đậm, mỗi nghệ sỹ, diễn viên vẫn "cháy" hết mình trên sân khấu, gác lại những nỗi niềm riêng, cống hiến cho khán giả món ăn tinh thần hấp dẫn nhất đêm cuối năm.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sứ mệnh cao cả nhất của văn nghệ sĩ cách mạng là kiến tạo nhân cách văn hóa, xây dựng con người XHCN

Sứ mệnh cao cả nhất của văn nghệ sĩ cách mạng là kiến tạo nhân cách văn hóa, xây dựng con người XHCN

Tổng Bí thư cho rằng, đất nước ta đang đứng trước cánh cửa lịch sử để bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển, giàu mạnh, vươn mình. Đảng, Nhà nước, nhân dân trông chờ và tin tưởng vào sự chuyển mình, vươn lên mạnh mẽ, đóng góp tích cực của đội ngũ văn nghệ sĩ trong giai đoạn cách mạng mới.

"Giấc mơ Chí Phèo" - giấc mơ nhạc kịch Việt

"Giấc mơ Chí Phèo" - giấc mơ nhạc kịch Việt

Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long cùng với một ê kíp ‘xịn xò’ nhạc sĩ Dương Cầm, đạo diễn Phùng Tiến Minh, biên kịch Đinh Tiến Dũng và chỉ đạo nghệ thuật NSND Tấn Minh vừa trình làng vở nhạc kịch made in Việt Nam “Giấc mơ Chí Phèo”. Ngay lần công diễn đầu tiên tại Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc đợt 1, vở diễn đã dành cơn mưa giải thưởng và hứa hẹn sẽ gây sốt tại Hà Nội trong thời gian tới.

Hơn 800 tác phẩm dự thi cuộc thi mỹ thuật “Chúng em vẽ bức tranh quê hương” lần thứ 2

Hơn 800 tác phẩm dự thi cuộc thi mỹ thuật “Chúng em vẽ bức tranh quê hương” lần thứ 2

Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Lào Cai tổ chức cuộc thi chuyên đề mỹ thuật có chủ đề “Chúng em vẽ bức tranh quê hương” năm 2024 với 3 bộ giải dành cho 3 lứa tuổi: mẫu giáo, tiểu học và trung học. Đây là cuộc thi mỹ thuật dành cho học sinh lần thứ hai được Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh tổ chức.

Lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Nét đẹp người chiến sĩ QĐND Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Nét đẹp người chiến sĩ QĐND Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Hội Văn học - Nghệ thuật vừa có thông báo lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Nét đẹp người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”. Theo đó, thời gian nhận tác phẩm sẽ kết thúc vào ngày 25/11/2024.

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Lịch sử dân tộc Việt Nam hào hùng trong chương trình “Cùng nhau giữ nước”

Lịch sử dân tộc Việt Nam hào hùng trong chương trình “Cùng nhau giữ nước”

Tối 18/11, tại Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, UBND TP Hà Nội, giao Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội và các cơ quan, đơn vị tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”.

Đưa văn học thiếu nhi ra biển lớn

Đưa văn học thiếu nhi ra biển lớn

Suốt một thời gian dài, văn học thiếu nhi có phần bị xao nhãng, thậm chí bỏ trống. Tuy nhiên gần đây, với nhiều giải thưởng và nhất là văn học thiếu nhi của Việt Nam được dịch ra tiếng nước ngoài cho thấy con đường ra biển lớn đã rộng mở.

fb yt zl tw