Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Si Ma Cai gia tăng sản phẩm OCOP

Si Ma Cai gia tăng sản phẩm OCOP

Năm 2023, huyện Si Ma Cai đã triển khai hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Hiện huyện có 8 sản phẩm được công nhận đạt OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Hợp tác xã Thương mại và Dịch vụ Hải Châm (xã Bản Mế) có 2 sản phẩm là chuối hột sấy và cuống quế sấy được công nhận OCOP. Những năm qua, diện tích cây quế và chuối hột trên địa bàn xã không ngừng tăng, hình thành vùng nguyên liệu với 220 ha. Khai thác tiềm năng này, từ tháng 8/2023, hợp tác xã đã triển khai thu mua nông, lâm sản cho bà con, đồng thời đầu tư dây chuyền công nghệ sấy, đóng gói sản phẩm.

2.jpg

Ông Lùng Văn Hải, Giám đốc Hợp tác xã Thương mại và Dịch vụ Hải Châm cho biết: Chúng tôi rất phấn khởi khi cuối năm nhận thông tin các sản phẩm được công nhận đạt OCOP 3 sao cấp tỉnh. Năm đầu tiên chưa bán được nhiều, chủ yếu tiêu thụ trong tỉnh nhưng bước đầu được thị trường đón nhận, đánh giá tích cực, đặc biệt là cuống quế sấy. Đây là sản phẩm mới, chưa có cơ sở nào trong tỉnh sản xuất.

3.jpg

Ngoài 2 sản phẩm kể trên, năm vừa qua, huyện còn phát triển được một số sản phẩm OCOP như lạc đỏ, thịt lợn đen hun khói (Nàn Sín); đậu tương xanh sấy khô và rang muối (Thào Chư Phìn). Ông Thào Seo Lử, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện cho biết: Đây là năm thành công bởi trên địa bàn huyện có thêm nhiều sản phẩm OCOP. Trước đó, mặc dù huyện đã tích cực triển khai nhưng chỉ có 4 sản phẩm OCOP, trong đó 1 sản phẩm không được công nhận lại.

4.jpg

Để có kết quả trên, ngay từ đầu năm, UBND huyện Si Ma Cai đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn tích cực hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể xây dựng quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng, bao bì, nhãn mác, hoàn thiện hồ sơ tham gia đánh giá sản phẩm OCOP.

OC Si.jpg

Việc có 8 sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh trong năm 2023 là tín hiệu đáng mừng nhưng cũng đặt ra không ít thách thức để duy trì bền vững trên thị trường. Ông Nguyễn Trung Kiên, Phó Chủ tịch UBND huyện Si Ma Cai cho biết: UBND huyện sẽ tăng cường chỉ đạo các đơn vị, địa phương nâng cao giá trị các sản phẩm OCOP đã được công nhận; đẩy mạnh liên kết, quảng bá tiêu thụ sản phẩm. Các địa phương tham mưu, đề xuất quy hoạch vùng nguyên liệu, đồng thời nghiên cứu tiếp tục phát triển nhiều sản phẩm đặc hữu của địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảo hộ sở hữu trí tuệ sản phẩm OCOP cần "luồng xanh"

Bảo hộ sở hữu trí tuệ sản phẩm OCOP cần "luồng xanh"

Bảo hộ sở hữu trí tuệ (SHTT) là công cụ đắc lực bảo vệ thương hiệu sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm OCOP. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn sự chênh lệch rất lớn giữa số lượng đơn đầu vào và đơn đầu ra dẫn đến tình trạng đơn bị chậm xử lý.

Từ loại quả bình dân thành sản phẩm OCOP

Từ loại quả bình dân thành sản phẩm OCOP

Ông Nguyễn Thế Yên, Cựu chiến binh ở thôn Sơn Mãn, xã Vạn Hòa, thành phố Lào Cai sớm nhận định đúng giá trị của quả chuối. Quyết định đầu tư vùng trồng chuối tiêu hồng sạch, cùng với việc làm chủ công nghệ dấm lạnh quả chuối, gia đình ông Yên đã đưa chuối tiêu hồng từ loại quả bình dân trở thành sản phẩm OCOP 3 sao chất lượng.

Chương trình OCOP và hành trình kiến tạo kinh tế nông thôn

Chương trình OCOP và hành trình kiến tạo kinh tế nông thôn

Sau 5 năm triển khai, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã mang lại nguồn lợi về kinh tế, thu nhập bền vững cho người dân nông thôn; đồng thời góp phần chuyển dịch nền sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, trở thành nguồn nội lực quan trọng trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM).

Năm 2024 - 2025: Phấn đấu mỗi huyện, thị xã, thành phố có 01 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP

Năm 2024 - 2025: Phấn đấu mỗi huyện, thị xã, thành phố có 01 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP

Trong 2 năm 2024 - 2025, tỉnh Lào Cai sẽ triển khai xây dựng, nhân rộng và phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 950/QĐ-BCT ngày 18/4/2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương với mục tiêu mỗi huyện, thị xã, thành phố có 1 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP.

fbytzltw