Sẽ nhập thêm 21.000 lít methadone điều trị cho bệnh nhân nghiện

Theo Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), dự kiến đến cuối tháng Chín sẽ nhập thêm 21.000 lít methadone.

Thuốc methadone sử dụng cho bệnh nhân tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện hiện nay tại Việt Nam do Bộ Y tế làm đầu mối nhập khẩu đều do Chương trình Kế hoạch Cứu trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về phòng chống HIV/AIDS (PEPFAR) tại Việt Nam và Dự án Quỹ toàn cầu Phòng, chống HIV/AIDS tài trợ.

Tính đến tháng Tư, Việt Nam đã nhập khẩu 14 đợt với tổng số 183.228 lít thuốc methadone. Trong đó, chương trình PEPFAR hỗ trợ 143.240 lít, Dự án Quỹ toàn cầu Phòng, chống HIV/AIDS hỗ trợ 39.988 lít thuốc.

Trong đó, số thuốc đã sử dụng điều trị cho bệnh nhân là 123.475 lít, còn lại 59.727 lít thuốc methadone đang được bảo quản, lưu giữ tại tổng kho của Công ty Dược phẩm trung ương I (CPC1).

Cục Phòng chống HIV/AIDS khẳng định Bộ Y tế đã có quyết định phê duyệt danh sách 5 doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia sản xuất thuốc methadone phục vụ công tác điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế giai đoạn 2010-2015.

Đây là hoạt động tích cực nhằm thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc tuyển chọn các công ty sản xuất thuốc trong nước tham gia vào công tác đảm bảo cung ứng đủ nguồn thuốc methadone cho việc duy trì và mở rộng điều trị bằng methadone.

Hiện tại, đã có một công ty dược của Việt Nam là Công ty Vidaphar sản xuất thành công methadone.

Cục Quản lý Dược đã cấp số đăng ký để công ty này sản xuất. Dự án Phòng chống HIV/AIDS khu vực châu Á tại Việt Nam (HAARP) đã mua 2.400 lít thuốc methadone do Công ty Vidaphar sản xuất để điều trị cho bệnh nhân vào quý II năm 2014.

Giá thuốc methadone Việt Nam sản xuất là 700.000 đồng/lít. Các chương trình, dự án và các địa phương có đủ căn cứ pháp lý để tổ chức đầu thầu mua thuốc methadone sản xuất trong nước theo quy định của Luật Dược và Luật Đấu thầu.

Thời gian tới, để hoạt động điều trị mehtadone đạt hiệu quả, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS Nguyễn Hoàng Long đề xuất ngân sách Nhà nước phải là nguồn tài chính chủ yếu để triển khai điều trị liệu pháp duy trì bằng methadone.

Cần phải tăng kinh phí cho Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS hoặc xây dựng thành một Đề án riêng về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone để đảm bảo đủ ngân sách duy trì và kéo dài trong những năm tiếp theo.

Kinh phí của Trung ương tối thiểu phải đảm bảo nguồn cung ứng thuốc điều trị cho các tỉnh không có hoặc hạn chế các nguồn thu (ưu tiên các tỉnh miền núi) và đào tạo nhân lực.

Bên cạnh đó, Việt Nam hoàn thiện cơ chế chính sách để thực hiện xã hội hóa công tác điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone.

Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Y tế và các cơ quan liên quan ban hành khung giá dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ khám, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.

Mặt khác, các cơ quan chức năng cũng đẩy nhanh tiến độ triển khai công tác xã hội hóa điều trị tại địa phương theo các quy định hiện hành; cho phép thu phí một phần (10.000-15.000 đồng/người/ngày) để bù đắp một phần chi phí thường xuyên và trả lương cho cán bộ hợp đồng...

(Theo TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Hai Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi và miễn, hỗ trợ học phí cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đã đánh dấu một bước tiến có ý nghĩa chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục nước ta.

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về công tác chấm thi trong bối cảnh vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, việc bảo đảm quyền lợi cho thí sinh trong khâu chấm thi, độ khó của đề thi Toán, Tiếng Anh,...

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Với 11 tỉnh/thành phố không có sự biến động, mã vùng điện thoại cố định vẫn giữ nguyên. Với 23 tỉnh/thành phố mới được sắp xếp từ 2 tỉnh/thành phố trở lên sẽ áp dụng song song các mã vùng điện thoại cố định, sau đó dự kiến sẽ áp dụng theo mã vùng của tỉnh mới.

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính và đưa vào vận hành mô hình chính quyền hai cấp, đến nay, bộ máy hành chính của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chính quyền cơ sở tại nhiều địa phương không chỉ hoạt động hiệu quả mà còn gần dân, sát cơ sở, giải quyết công việc nhanh gọn, minh bạch, tăng sự hài lòng của người dân.

fb yt zl tw