Sau 3 năm điều tra, Chủ tịch Mường Thanh bị truy tố về tội lừa dối khách hàng

Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành cáo trạng truy tố ông Lê Thanh Thản, Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh. Đây là diễn biến mới nhất vụ án “lừa dối khách hàng, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại dự án CT6 Kiến Hưng, phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội.

Cùng vụ án, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội cũng truy tố 6 cán bộ về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, vì có liên quan đến sai phạm của ông Lê Thanh Thản gồm các bị can Nguyễn Duy Uyển - Chủ tịch UBND phường Kiến Hưng, quận Hà Đông; Vương Đăng Quân - nguyên Phó chánh thanh tra xây dựng quận Hà Đông, Mai Quang Bài - cán bộ Đội quản lý trật tự xây dựng quận Hà Đông, và 3 người khác.

Được biết, hồi tháng 7/2019, Cơ quan điều tra Công an thành phố Hà Nội đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can ông Lê Thanh Thản. Cơ quan cảnh sát điều tra nhiều lần ra kết luận đề nghị truy tố ông Thản và bị viện kiểm sát trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung. Đây là lần đầu tiên viện kiểm sát truy tố, chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội để xét xử Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh Lê Thanh Thản.

Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh Lê Thanh Thản.

Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh Lê Thanh Thản.

Ở tội danh “Lừa dối khách hàng” mà ông Lê Thanh Thản bị điều tra có liên quan đến hoạt động của Công ty cổ phần sản xuất – xuất nhập khẩu Bemes. Đây là công ty mà ông Thản đứng tên làm tổng giám đốc, người đại diện pháp luật, hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng, xây dựng công trình dân dụng, kinh doanh bất động sản.

Năm 2011, UBND Hà Nội ra quyết định cho phép Công ty Bemes chuyển mục đích sử dụng đất đang thuê để thực hiện dự án CT6 Kiến Hưng. Theo kết luận điều tra được ban hành cách đây một năm, từ tháng 10-2010, ông Thản chỉ đạo tổ chức thi công dự án CT6 Kiến Hưng và đến tháng 1-2013 thì bàn giao cho các hộ dân sinh sống.

Khi bán các căn hộ tại dự án cho khách hàng, ông Thản chỉ đạo thành lập Sàn giao dịch bất động sản Mường Thanh. Ông Lê Thanh Thản sử dụng các giấy tờ pháp lý, chứng chỉ của một số cá nhân để thành lập sàn giao dịch. Theo cơ quan điều tra, thực tế, việc ông Lê Thanh Thản thành lập Sàn giao dịch bất động sản Mường Thanh là để hợp thức hóa việc bán các căn hộ tại dự án thông qua sàn giao dịch. Việc kinh doanh, quyết định giá bán các căn hộ tại dự án đều do ông Thản điều hành, quyết định.

Kết luận cho thấy Công trình dự án CT6 Kiến Hưng đã được xây dựng sai phạm nghiêm trọng quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt. Kết quả điều tra xác định có 520 căn hộ người dân đã mua nhưng không được Sở Tài nguyên – môi trường Hà Nội cấp sổ đỏ, 160 căn hộ khách chưa làm thủ tục cấp sổ đỏ và 6 căn hộ chưa được bán.

Kết luận xác định các căn hộ được ông Lê Thanh Thản tổ chức xây dựng bất hợp pháp, không đúng quy hoạch phê duyệt. Các căn hộ đã được bán cho khách hàng về ở nhưng đến nay có 520 khách hàng không được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất.

Đồng thời, vi phạm nghiêm trọng tại dự án CT6 Kiến Hưng đã phá vỡ quy hoạch, ảnh hưởng rất lớn đến hạ tầng, xã hội, nhu cầu trường học, bệnh viện, công tác phòng cháy… khi phải chịu áp lực số lượng người dân tăng đột biến khi sinh sống tại dự án.

Kết luận nêu rõ, quá trình xây dựng, ông Thản trực tiếp chỉ đạo, điều hành. Việc kinh doanh, quyết định giá bán căn hộ tại dự án đều do ông Thản quyết định.

Có 488 khách hàng bỏ ra 534 tỷ đồng mua các căn hộ, khai nhận khi ký hợp đồng mua bán không biết nhà tại dự án sai quy hoạch. Do ông Thản chỉ đạo quảng cáo, đưa thông tin gian dối về tính pháp lý của dự án nhằm bán các căn hộ được tạo lập trái pháp luật, các khách hàng tin tưởng nên đã ký hợp đồng mua bán căn hộ với chủ đầu tư.

Kết luận từ cơ quan điều tra xác định ông Thản đã thu lời bất chính hơn 534 tỷ đồng, gây thiệt hại hơn 56 tỷ đồng cho 488 khách hàng mua phải các căn hộ không được cấp sổ đỏ. Tuy nhiên, sau khi trừ tiền thuế thì xác định ông Thản đã thu lời bất chính hơn 480 tỷ đồng.

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Quyết liệt phòng chống tội phạm trên biên giới

Quyết liệt phòng chống tội phạm trên biên giới

Thực hiện đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (từ ngày 15/5 - 15/6) và đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm về ma tuý trên tuyến biên giới tỉnh Lào Cai hưởng ứng "Tháng hành động phòng, chống ma túy" (từ ngày 1 - 30/6), lực lượng Bộ đội Biên phòng Lào Cai đã tăng cường, quyết liệt triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, ngăn chặn, đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm ở khu vực biên giới.

Lực lượng quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra, tuyên truyền phổ biến pháp luật cho chủ cơ sở kinh doanh mặt hàng mỹ phẩm tại huyện Hoài Đức.

Phòng, chống hàng giả, hàng nhái:Đồng bộ nhiều giải pháp, siết chặt kiểm soát thị trường

Với mục tiêu xác lập môi trường thương mại minh bạch, an toàn, đồng thời duy trì cuộc chiến với hàng giả như một nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, lực lượng quản lý thị trường tiếp tục đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát hoạt động nhập lậu, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, đặc biệt trên không gian thương mại điện tử để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Hệ lụy từ buôn bán động vật hoang dã trái phép

Hệ lụy từ buôn bán động vật hoang dã trái phép

Vấn nạn săn bắt, buôn lậu động vật hoang dã đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với hệ sinh thái tự nhiên, tác động tiêu cực lên mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Bên cạnh một bộ phận nhỏ vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết, phần lớn đối tượng trong lĩnh vực này đều vì lợi nhuận mà nhắm mắt đưa chân, tham gia vào các đường dây buôn bán động vật hoang dã trái phép.

Khởi tố vụ thí sinh dùng camera cúc áo truyền ra ngoài nhờ cứu trợ môn Văn

Khởi tố vụ thí sinh dùng camera cúc áo truyền ra ngoài nhờ cứu trợ môn Văn

Ngày 27/6, Công an tỉnh Lâm Đồng đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước; Chiếm đoạt bí mật nhà nước”, xảy ra sáng 26/6, trong thời gian thi môn Ngữ Văn, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại Hội đồng thi Trường THPT Thăng Long, thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà.

fb yt zl tw