Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Sáng tạo ở Tả Ngài Chồ

Sáng tạo ở Tả Ngài Chồ

Để nuôi lợn đen hiệu quả và bền vững, những năm qua, cấp ủy đảng, chính quyền xã Tả Ngài Chồ, huyện Mường Khương đã triển khai cách làm sáng tạo, đó là chuyển pha nuôi lợn sinh sản, thiết lập “ngân hàng” giống trong các hộ trên địa bàn.

T 1.jpg

Năm 2021, anh Giàng Seo Quả ở thôn Máo Chóa Sử được chính quyền xã Tả Ngài Chồ hỗ trợ 1 con lợn nái giống. Gia đình anh Quả đã xây dựng chuồng trại nuôi nhốt, tích cực chăm sóc lợn.

Sau 3 năm, từ 1 con nái giống lợn đen ban đầu, gia đình anh Quả đã phát triển quy mô thành đàn, hơn 30 con. Anh đã bán 1 lứa 10 con. Có tiền, anh tiếp tục đầu tư mở rộng chuồng trại, kết hợp vừa nuôi lợn thịt, vừa nuôi lợn đen sinh sản bán con giống.

2_20240512_093440_0001.png

Chúng tôi đến gia đình anh Quả khi anh đang chuẩn bị xuất bán thêm 1 lứa lợn nữa. Anh Quả hồ hởi: Tôi không nghĩ rằng từ 1 con giống hỗ trợ ban đầu mà giờ đây có cả một đàn lợn. Gia đình tôi rất vui khi nhận được sự quan tâm, giúp đỡ để hôm nay đã có được thành quả.

Cách làm của xã Tả Ngài Chồ là trao 1 con lợn nái giống hỗ trợ, đến khi mô hình thực sự ổn định thì hộ đó sẽ trả lại 2 con nái giống để luân chuyển sang cho hộ khác. Như vậy, ngoài việc trả 1 con giống như ban đầu để luân chuyển, gia đình anh Quả sẽ tặng thêm 1 con nữa để giúp thêm 1 hộ khác. Anh đã thực hiện như cam kết ban đầu với xã và anh cũng không quá bận tâm điều này. Nhìn vào thành quả hiện tại, anh cho rằng trong lúc gia đình khó khăn nhất, loay hoay tìm hướng phát triển sản xuất thì được xã giúp đỡ con giống. Vì vậy, việc trả ơn là chuyện hết sức “bình thường”.

Với cách làm “trao 1, nhân 2”, xã đã có 25 lượt hộ nghèo được giúp đỡ lợn giống. Từ con giống hỗ trợ ban đầu, các hộ đã phát triển đàn lợn với tổng quy mô gần 150 con. Cũng như anh Quả, một số hộ trên địa bàn sau khi được xã hỗ trợ lợn nái giống đã tích cực chăm sóc, thành công trong việc tăng đàn và bán sản phẩm, nâng cao thu nhập.

3_20240512_093440_0002.png

Đánh giá hiệu quả, ông Nguyễn Quang Ngọc, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Tả Ngài Chồ khẳng định: Cách làm này không chỉ giúp hộ nghèo có cơ hội vươn lên trong đời sống mà còn tạo khí thế thi đua sản xuất sôi nổi. Người dân tích cực tham gia mô hình và từng bước góp phần phát huy lợi thế, tiềm năng của địa phương về phát triển chăn nuôi lợn bản địa.

T 2.jpg

Mô hình chuyển pha nuôi lợn đen sinh sản do cấp ủy đảng, chính quyền xã Tả Ngài Chồ triển khai từ cuối năm 2021. Ít ai biết rằng, số vốn mua lợn giống ban đầu chỉ có 20 triệu đồng do Thường trực HĐND tỉnh huy động xã hội hóa tặng địa phương.

4_20240512_093440_0003.png

Làm cách nào để duy trì mô hình hiệu quả và thật sự phải bền vững? Câu trả lời được Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Nguyễn Quang Ngọc đưa ra là phát huy vai trò của từng đồng chí trong Thường trực Đảng ủy, HĐND, UBND xã phụ trách nhóm hộ nuôi. Đồng thời, Đảng ủy xã giao việc cho từng tổ chức đoàn thể quản lý hộ có hội viên, đoàn viên được hỗ trợ và thường xuyên báo cáo để lãnh đạo xã nắm chính xác tình hình, diễn biến nuôi.

Đoàn Thanh niên xã Tả Ngài Chồ được giao 2 con giống hỗ trợ 2 hộ đoàn viên. Anh Vàng Seo Chu, sinh năm 1998, cũng ở thôn Máo Chóa Sử mới tách hộ, hoàn cảnh còn nhiều khó khăn. Khi nhận được hỗ trợ, anh rất lo bởi mình còn trẻ, chưa có kỹ thuật chăn nuôi. Nhưng suốt quá trình nuôi, anh Chu không đi một mình bởi Đoàn Thanh niên xã luôn đồng hành với anh.

Hằng tuần, Bí thư Đoàn Thanh niên xã Vàng Thị Khư đều xuống thăm nắm tình hình 2 hộ đoàn viên, nếu lợn có biểu hiện lạ, không xác định được nguyên nhân thì báo ngay cho cán bộ thú y để kịp thời xử lý. Mùa đông vùng cao rét buốt, gia đình anh Chu được đoàn viên, thanh niên giúp đỡ quây chuồng kín, giữ ấm cho vật nuôi. Nhờ vậy, con lợn nái lớn lên khỏe mạnh, anh Chu rất vui mừng: Tôi tin rằng mô hình này sẽ thành công, bản thân tôi cũng sẽ nỗ lực chăm sóc để có được thành công như anh Quả.

Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Nguyễn Quang Ngọc nhớ lại thời điểm tháng 10/2022, khi dịch tả lợn châu Phi xảy ra trên một số địa bàn huyện Mường Khương. Để tránh gây hoang mang, vơi bớt lo lắng của các hộ chăn nuôi, xã đã tuyên truyền, hướng dẫn người dân phòng dịch và hỗ trợ phun khử trùng cho những hộ có nguy cơ lợn bị mắc bệnh và phòng, chống từ xa đối với các hộ giáp ranh các địa phương khác. Khi có thông tin nghi vấn, lãnh đạo xã trực tiếp xuống thăm nắm tình hình, chỉ đạo các bộ chuyên môn kịp thời giúp đỡ người dân.

5_20240512_093440_0004.png

Với phương châm hành động “không để ai bỏ lại phía sau”, sự quyết liệt trong công tác chỉ đạo và luôn sâu sát cơ sở của các đồng chí thường trực cấp ủy đảng, chính quyền đã tạo niềm tin, tiếp thêm động lực cho hộ nghèo tích cực tham gia chăn nuôi. Từ số vốn 20 triệu đồng ban đầu, giờ đây, nhiều hộ trên địa bàn xã đã thu lãi hàng chục triệu đồng. Qua mô hình sáng tạo đã giúp xã Tả Ngài Chồ từng bước đưa việc chăn nuôi lợn đen nhỏ lẻ hướng tới trở thành vùng chăn nuôi quy mô lớn.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 31/3/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

Vùng trồng dứa Mường Khương đang vào vụ thu hoạch quả. Dứa ở đây thường được trồng ở núi cao nên việc thu hoạch, vận chuyển cực kỳ gian khổ và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vào mùa thu hoạch dứa, thường những nam thanh niên sẽ đảm nhận công việc này. Trên lưng gùi hơn 100kg quả dứa, tay chống gậy bám chặt sườn núi dốc dựng đứng, họ không khác gì "người nhện" oằn lưng đem quả thơm xuống núi.

Sức vươn Việt Tiến

Sức vươn Việt Tiến

Đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, Việt Tiến là một trong những xã “về đích” sớm chương trình này, mang lại diện mạo mới, khang trang cho vùng đất trù phú bên dòng sông Chảy, phía Nam của huyện Bảo Yên.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Dự án Cầu đường bộ qua sông Hồng Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc): Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Khu vực biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ lâu đã được xem là một trong những điểm kết nối kinh tế, văn hóa và giao thương quan trọng giữa hai nước. Trong đó, các cây cầu biên giới đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy kinh tế biên mậu, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Việc biến “con đường tơ lụa” trên sông Hồng từ thời cổ đại trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới; kiến tạo tương lai, hợp tác cùng có lợi; mở ra hành lang thương mại mới đòi hỏi các tỉnh, thành phố của Việt Nam và Trung Quốc cần có sự hợp tác chặt chẽ với tinh thần “chung dòng sông cùng ý tưởng”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Chiều 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các Đoàn kiểm tra của Chính phủ kiểm tra, đôn đốc triển khai các dự án đường bộ cao tốc trong cả nước.

Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

Sông Hồng - dòng chảy đỏ nặng phù sa, nơi hun đúc nền văn minh rực rỡ, nơi in dấu những bước chân đầu tiên của người Việt trên hành trình dựng nước và giữ nước. Hàng nghìn năm qua, con sông ấy không chỉ mang lại nguồn sống cho bao thế hệ mà còn kết nối những vùng đất, những nền văn hóa, tạo nên một vùng Bắc Bộ trù phú và giàu bản sắc.

fb yt zl tw