Sáng gương nữ điều dưỡng tận tâm

Sinh ra và lớn lên ở huyện Bảo Yên, tốt nghiệp Trường Trung học Y tế Lào Cai năm 2005, chị Phùng Thị Quy trở về công tác tại quê hương. Bằng tình yêu nghề, chị luôn phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, hoàn thành tốt nhiệm vụ của một điều dưỡng.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
27B96D64-9650-40B1-9957-0A56DFF159DF.jpeg

Sau quá trình học tập, năm 2012, chị Quy nhận bằng cử nhân chuyên ngành điều dưỡng. Nhiều năm chị được tín nhiệm giữ cương vị Điều dưỡng trưởng ở các khoa và hiện nay là Điều dưỡng trưởng Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Yên.

BD61ABA3-85A7-407E-9188-BE937EF68E88.jpeg

Một ngày làm việc của Điều dưỡng trưởng Phùng Thị Quy luôn tất bật với công tác quản lý chuyên môn, nhân lực khối điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên trong bệnh viện và 2 phòng khám đa khoa khu vực. Chị Quy là người trực tiếp lên kế hoạch, quy trình, quy định cho khối điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên và kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác chuyên môn, kỹ năng giao tiếp giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp, giữa nhân viên y tế với người bệnh và người nhà bệnh nhân; điều phối nhân lực cho các khoa, phòng khi cần thiết.

896392B8-6710-4693-84D0-00A861DB77AE.jpeg

Để thực hiện tốt công tác tổ chức chăm sóc người bệnh tại các khoa, chị phối hợp với các khoa, phòng, đi từng khoa gặp từng điều dưỡng trao đổi về chuyên môn. Chị tham mưu cho Ban Giám đốc Bệnh viện tổ chức tập huấn và nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất nghề nghiệp cho đội ngũ điều dưỡng, kỹ thuật viên. Chị luôn động viên đồng nghiệp thực hiện tốt y đức, nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ, tạo sự hài lòng cho người bệnh. Nhờ sự sâu sát trong quản lý chuyên môn của chị Quy, đội ngũ điều dưỡng viên của Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Yên không chỉ vững tay nghề mà còn coi trọng tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho người bệnh, góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị.

Điều dưỡng trưởng Phùng Thị Quy chia sẻ với chúng tôi rằng, nghề điều dưỡng cũng giống như “làm dâu trăm họ”, người bệnh đau đớn, mệt mỏi càng thêm khó tính. Để có thể gắn bó với nghề phải có sự cảm thông, chia sẻ sâu sắc với người bệnh, chăm sóc người bệnh trong quá trình điều trị như với chính người thân của mình.

83E4C226-B67C-4192-A27D-BA67B12F2A6A.jpeg

Người bệnh điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Yên đều ấn tượng với nữ điều dưỡng trưởng nhanh nhẹn, làm việc như con thoi mà vẫn luôn cởi mở, tận tình, sẵn sàng giải thích những băn khoăn, thắc mắc giúp người bệnh yên tâm, tin tưởng điều trị.

Phụ trách hoạt động công tác xã hội, Điều dưỡng trưởng Phùng Thị Quy luôn bao quát hoạt động tại các khoa, phòng, kịp thời hỗ trợ những bệnh nhân nặng, bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Thời gian vừa qua có nhiều trường hợp cần truyền máu cấp cứu, chị đã kêu gọi hiến máu cứu người và được người dân hưởng ứng.

Tôi bị xuất huyết tiêu hóa, lại thuộc nhóm máu hiếm, may có điều dưỡng Quy nhiệt tình liên hệ, giúp đỡ mà nhanh chóng có người hiến máu, giúp tôi vượt qua “cửa tử”.

Bệnh nhân Nguyễn Đức Tiệp, 63 tuổi, ở xã Việt Tiến (Bảo Yên) tâm sự.

Có điều dưỡng Quy kêu gọi nên con tôi được truyền máu, lại còn được các nhà hảo tâm giúp đỡ gần 20 triệu đồng nên có kinh phí điều trị cho con.

Mẹ bệnh nhi Vàng Thị Sung ở xã Minh Tân (Bảo Yên) xúc động khi nói về người mình hàm ơn.

Chị Quy còn kết nối với các nhà hảo tâm tổ chức nhiều chương trình thiện nguyện hỗ trợ bệnh nhân nghèo như phát cháo, cắt tóc miễn phí, có tủ quần áo từ thiện và thăm, tặng chăn ấm cho người bệnh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đã nhiều năm nay, vào thứ 3, thứ 5 hằng tuần, chị Quy và Tổ công tác xã hội của bệnh viện cùng những nhà hảo tâm tổ chức phát cháo cho bệnh nhân.

Chị Quy cho biết: "Những suất cháo hay chiếc bánh mì tuy giá trị nhỏ nhưng là món quà đối với người bệnh trong lúc khó khăn, mang đến cho họ nguồn động viên để vượt qua bệnh tật. Tôi rất cảm ơn những nhà hảo tâm đã tin tưởng, ủng hộ, giúp chúng tôi có thể duy trì các hoạt động hỗ trợ bệnh nhân".

24E227B0-016A-48FB-B7F9-0B68846622F8.jpeg

Là điều dưỡng trưởng trẻ tuổi, chị Quy luôn cầu thị, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp. Chị cũng đọc nhiều sách, báo để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và dành thời gian tìm hiểu mô hình hoạt động của các đơn vị y tế khác nhằm hoàn thiện hơn nữa quy chuẩn công tác điều dưỡng của đơn vị. Với những cống hiến của mình, Điều dưỡng trưởng Phùng Thị Quy luôn nhận được sự ủng hộ của đồng nghiệp và sự tin tưởng, quý mến của người bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Ghi nhận 2 ca dương tính với ho gà

Lào Cai: Ghi nhận 2 ca dương tính với ho gà

Theo báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Lào Cai, trong tháng 5, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 2 bệnh nhi mắc ho gà. Cả 2 ca bệnh nhập viện trong tình trạng nguy kịch, phải thở máy, điều trị kháng sinh liều cao.

Nét đẹp người điều dưỡng

Ngày Quốc tế điều dưỡng 12/5: Nét đẹp người điều dưỡng

Tại các đơn vị y tế, đội ngũ điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên có vai trò rất quan trọng. Họ không chỉ thực hiện y lệnh của bác sĩ mà còn trực tiếp chăm sóc toàn diện cho người bệnh. Tận mắt chứng kiến một ngày làm việc của các điều dưỡng viên, tôi mới thấy hết những tâm huyết của đội ngũ này. 

Nối nghiệp lương y

Nối nghiệp lương y

Bác sỹ Đỗ Xuân Hoàng, Phó Trưởng Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh, quê ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Xuất thân trong gia đình có truyền thống là lương y, mùi hương của thuốc nam, thuốc bắc đã trở nên quen thuộc từ những năm tháng tuổi thơ, thấm vào lòng, hun đúc trong anh tình yêu với từng vị thuốc, bài thuốc y học cổ truyền.

Đầu tư vào công tác điều dưỡng để mang lại lợi ích kinh tế-xã hội

Đầu tư vào công tác điều dưỡng để mang lại lợi ích kinh tế-xã hội

Những người làm công tác điều dưỡng ngày càng đóng vai trò quan trọng nhưng vẫn chưa được xã hội nhìn nhận đầy đủ về sứ mệnh nghề nghiệp cũng như vai trò trong cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Hưởng ứng Ngày Quốc tế Ðiều dưỡng (12/5) năm 2024, Hội đồng Ðiều dưỡng Thế giới đưa ra thông điệp hành động: "Ðiều dưỡng của chúng ta. Tương lai của chúng ta. Hiệu quả kinh tế của chăm sóc điều dưỡng".

Triển khai nhiều hoạt động nhằm ngăn ngừa và xử lý các vụ ngộ độc thực phẩm

Triển khai nhiều hoạt động nhằm ngăn ngừa và xử lý các vụ ngộ độc thực phẩm

Vừa qua, trên cả nước xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm đông người mắc, đặc biệt là vụ ngộ độc xảy ra tại quán cơm gà, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa vào ngày 11/3/2024 làm 369 người mắc; vụ ngộ độc bánh mỳ tại thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai ngày 30/4/2024 với trên 500 người mắc phải nhập viện điều trị, trong đó, nhiều trường hợp nặng, gây tâm lý hoang mang, lo ngại trong Nhân dân.

Vaccine AstraZeneca gây đông máu: Người dân không nên hoang mang đi làm xét nghiệm đông máu

Vaccine AstraZeneca gây đông máu: Người dân không nên hoang mang đi làm xét nghiệm đông máu

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Quang Thái nhấn mạnh, người dân không phải lo ngại gì về tình trạng giảm tiểu cầu huyết khối (cục máu đông) nếu đã trải qua 21 ngày sau tiêm vaccine AstraZeneca. Nếu người dân quá hoang mang đi xét nghiệm, có thể gặp tình trạng cục máu đông do bệnh lý khác dẫn đến sự lo ngại không cần thiết.

Đẩy mạnh tuyên truyền phòng nguy cơ mắc thiếu máu huyết tán

Đẩy mạnh tuyên truyền phòng nguy cơ mắc thiếu máu huyết tán

Thiếu máu huyết tán (còn gọi là Thalassemia, tan máu bẩm sinh) là căn bệnh di truyền lặn nguy hiểm gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và chất lượng giống nòi. Tại Việt Nam hiện có khoảng 13 triệu người mang gen bệnh tan máu bẩm sinh, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm từ 20% - 40%.

Nâng cao nhận thức về bệnh hen suyễn

Nâng cao nhận thức về bệnh hen suyễn

Ngày hen toàn cầu năm 2024 được tổ chức vào ngày 7/5. Tổ chức Toàn cầu phòng, chống hen phế quản đã chọn chủ đề “Trao quyền giáo dục về bệnh hen suyễn” nhằm nhấn mạnh sự cần thiết của việc nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống bệnh hen suyễn và những gánh nặng của bệnh.

fb yt zl tw